Di sản văn hóa là gì? Các đặc trưng, phân loại và ý nghĩa?
Di sản văn hóa là gì? Các đặc trưng của di sản văn hóa? Phân loại các loại di sản? Bảo vệ di sản văn hóa có ý nghĩa gì?
Di sản thể hiện với giá trị và tính chất của một tài sản trong đó, đã được kế thừa và truyền lại cho thế hệ về sau. Với di sản văn hóa, các giá trị này mang đến đối với nét đẹp trong văn hóa dân tộc, là các đặc trưng và ý nghĩa đối với các thế hệ, qua các đời con cháu. Và từ đó cũng thực hiện trách nhiệm trong bảo vệ, gìn giữ đối với các giá trị lâu đời, giá trị dân tộc đó. Các di sản văn hóa sẽ được nhà nước thống nhất quản lý, mang đến các quyền lợi cũng như nghĩa vụ tiếp cận đối với mọi người khi có nhu cầu. Các đặc điểm và ý nghĩa thể hiện của di sản văn hóa sẽ làm nổi bật giá trị mang lại.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Di sản văn hóa là gì?
Di sản văn hóa là di sản có giá trị, được truyền qua các đời. Mang đến ý nghĩa được thể hiện, bên cạnh các vai trò bảo vệ và giữ gìn. Là hình thức tồn tại của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội. Và biểu hiện với các phong tục, nét đẹp truyền thống hay các sự vật, hiện tượng hữu hình.
Được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Trong hoạt động quản lý chung của nhà nước. Và hướng đến khai thác, tiếp cận các giá trị ý nghĩa và hiệu quả nhất.
Di sản văn hóa bao gồm:
– Tài sản văn hóa tồn tại hữu hình. Như các tòa nhà, cảnh quan, di tích. Phục vụ nhu cầu tham quan, mang đến giá trị biểu tượng. Hay các tác phẩm sách, tác phẩm nghệ thuật và các hiện vật. Có giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời. Và di sản tự nhiên. Bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học.
– Di sản văn hóa phi vật thể. Như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức. Thể hiện trong các đặc trưng đối với truyền thống, văn hóa dân tộc. Từ đó tạo ra các nét riêng biệt độc đáo. Giúp tự hào với các bạn bè quốc tế.
Xem thêm: Quy định về di sản thờ cúng? Di sản dùng cho việc thờ cúng có được chia không?
2. Các đặc trưng của di sản văn hóa:
Di sản văn hóa kiến tạo phát triển
Hệ thống di sản văn hóa trải khắp đất nước. Với các lịch sử trong hình thành với tính chất, ý nghĩa khác nhau. Chính là nguồn lực to lớn cho công cuộc xây dựng đất nước thông qua phát triển du lịch. Làm nên các nét đẹp đặc trưng cho mỗi vùng miền. Và con người có thể khám phá, tìm hiểu. Đẻ qua đó thêm hiểu, thêm yêu về văn hóa cũng như con người Việt nam.
Góp phần tạo nên nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng cho du lịch Việt Nam. Với sự liên kết trong các khía cạnh khác nhau. Như cùng thể hiện nét đẹp cổ kính, cùng mang đến địa điểm du lịch nổi tiếng,… Từ đó kết nối và đa dạng hóa các tuyến du lịch xuyên vùng và quốc tế. Từ những nét liên kết mang đến giá trị đối với công hưởng vào các phát triển của nền kinh tế. Cũng như làm giàu thêm giá trị, đặc điểm phát triển xã hội, chính trị,…
Các di sản văn hóa góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước con người Việt Nam. Mang đến các nét đẹp riêng từ mộc mạc, yên bình. Đến các công trình kiến trúc với giá trị còn mãi theo thời gian. Tất cả làm nên các đặc điểm của Việt nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Di sản văn hóa trở thành một nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển.
Văn hóa là di sản quý báu của toàn dân tộc. Văn hóa cũng là đặc trưng cần phải bảo tồn và giữ vững. Tạo ra các nét riêng biệt đối với truyền thống lâu đời của một quốc gia. Việc hòa nhập trong thị trường nhưng không bị hòa tan.
Được các thế hệ người Việt Nam giữ gìn, phát huy giá trị từ đời này sang đời khác. Đó là các trách nhiệm đến từ ý thức. Nhưng cũng là các quy định, nghĩa vụ được nhà nước xác định cho mỗi công dân.
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay. Việc tiến tới các tác động và tiến sâu vào thị trường các quốc gia được thực hiện. Các giá trị văn hóa Việt Nam đã được lan tỏa, bạn bè thế giới ghi nhận. Cũng như có các ý nghĩa liên kết thiêng liêng. Trở thành một phần trong kho tàng văn hóa nhân loại. Tạo nên bức tranh với các đặc trưng riêng của mỗi quốc gia.
Các giá trị văn hóa đã trở thành một nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển. Như yếu tố phát triển với các ngành dịch vụ. Kể đến như du lịch. Kéo theo một loại các tác động với nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ ăn uống,… Từ đó mà mang đến tiếp cận cũng như các cải thiện đối với nền kinh tế.
Trong tổ chức quản lý:
Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hóa thuộc sở hữu toàn dân. Đảm bảo trong hiệu quả theo dõi. Cũng như kịp thời xử lý với các hành vi tác động xấu. Đảm bảo trong hiệu quả sở hữu, sử dụng và khai thác hiệu quả. Hướng đến bảo vệ và giữ nguyên, thúc đẩy các giá trị văn hóa dân tộc.
Công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu trong quy định pháp luật. Đảm bảo hiệu quả trong trách nhiệm bảo vệ. Cũng như khai thác cho các giá trị và lợi ích của nền kinh tế. Như các hình thức:
– Sở hữu tập thể.
– Sở hữu chung của cộng đồng.
– Sở hữu tư nhân.
– Ngoài ra, còn có các hình thức sở hữu khác về di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.
Đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:
Với các giá trị cao hơn, hướng đến đặc trưng, bản sắc của dân tộc.
– Di vật là hiện vật được lưu truyền lại. Có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
– Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại. Có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học. Để đảm bảo giá trị cổ, phải có thời gian hình thành từ một trăm năm tuổi trở lên.
– Bảo vật quốc gia là vật với ý nghĩa lớn nhất. Là các hiện vật được lưu truyền lại. Có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học. Từ đó cũng mang đến các biểu tượng, sự đặc trưng. Nhắc đến quốc gia, không thể quên nhắc đến các bảo vật này.
Xem thêm: Di sản thế giới hỗn hợp là gì? Di sản văn hóa hỗn hợp Việt Nam?
3. Phân loại các loại di sản:
Hiện nay có thể chia di sản văn hóa thành hai loại. Đó là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Cụ thể:
4.1. Di sản văn hóa vật thể:
Di sản văn hóa vật thể xác định với các vật chất hữu hình. Trong đó, đảm bảo mang đến giá trị văn hóa và là đặc trưng, nét đẹp của văn hóa Việt nam. Được dùng để chỉ các sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Qua đó, cũng phản ánh với các nhu cầu tham quan, chiêm ngưỡng. Gồm:
+ Di tích lịch sử – văn hóa. Với các câu chuyện với ý nghĩa lịch sử. Như gắn với thời kỳ dựng nước và giữ nước. Gắn với các chiến công lịch sử làm thay đổi vận mệnh đất nước,…
+ Danh lam thắng cảnh. Là các cảnh đẹp với các giá trị lịch sử, văn hóa. Được các tổ chức có thẩm quyền trong nước và quốc tế công nhận. Và mang đến các đặc trưng riêng biệt với các cảnh đẹp thông thường khác.
+ Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Lâu đời, có giá trị, là tài sản có giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước.
4.2. Di sản văn hóa phi vật thể:
Di sản văn hóa phi vật thể đa dạng hơn với các hình thức tồn tại.
Là các sản phẩm mang tính chất tinh thần, không tồn tại dưới dạng vật chất. Gắn liền với cộng đồng hoặc cá nhân vật thể và không gian văn hóa liên quan. Tạo nên các nét đẹp và thường được nhắc lại, ghi nhớ trong các dịp quan trọng, thiêng liêng.
Những di sản này đều có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học nhất định. Cũng như mang đến các cảm xúc, sự trân quý. Bằng các hình thức như truyền miệng, truyền nghề, trình diễn,.… Từ đó phác họa và thể hiện đối với chất liệu và phương thức của di sản. Mang đến hiểu biết đối với các tiếp nhận thông tin, tham gia tìm hiểu. Những sản phẩm này đã và đang không ngừng được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cũng như được gìn giữ với các giá trị nguyên bản qua nhiều đời.
Các di sản văn hóa phi vật thể có thể kể đến như:
+ Tiếng nói, chữ viết.
+ Ngữ văn dân gian.
+ Nghệ thuật trình diễn dân gian.
+ Tập quan xã hội và tín ngưỡng.
+ Lễ hội truyền thống.
+ Nghề thủ công truyền thống.
+ Tri thức dân gian.
Xem thêm: Ví dụ về tranh chấp di sản thờ cúng
4. Bảo vệ di sản văn hóa có ý nghĩa gì?
Bảo vệ di sản văn hóa mang đến ý nghĩa dân tộc. Không phải là câu chuyện của riêng một cá nhân hay một tổ chức. Được thực hiện với ý nghĩa và xây dựng trong hoạt động quản lý nhà nước. Đây còn là nghĩa vụ của tất cả mọi người trong một cộng đồng dân tộc. Phải đảm bảo thực hiện, với nền tảng tuyên truyền, vận động và nhận thức về các giá trị đó.
Vào thời kỳ hội nhập, nhịp sống thay đổi không ngừng. Các thích nghi để phù hợp, hiện đại có thể được thực hiện phổ biến. Thì việc bảo vệ các di sản được xem là điều vô cùng cần thiết. Bởi các giá trị cần được giữ nguyên vẹn, không bị mai một hay biến tướng. Vấn đề này có tác động và ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển Đất nước.
Cụ thể với các ý nghĩa:
– Lưu giữ được công sức và nét đẹp văn hóa truyền thống của các thế hệ trước.
– Tạo “tiền đề” để các thế hệ sau tái tạo và phát triển. Trên tinh thần và sự quyết tâm lưu giữ đối với các giá trị văn hóa dân tộc. Nhằm cập nhật nền văn hóa tiên tiến nhưng vẫn không bị mất đi bản sắc dân tộc.
– Góp phần làm phong phú nền văn hóa dân tộc nói riêng. Tham gia và thể hiện vào di sản văn hóa thế giới nói chung.
– Phát huy giá trị di sản nhằm tạo cơ hội phát triển du lịch. Cũng như mở rộng và khai thác với các ngành nghề, lĩnh vực liên quan khác.
– Xây dựng hình ảnh, dấu ấn riêng biệt của mỗi một quốc gia khác nhau. Tạo nên ấn tượng, nền tảng văn hóa, lịch sử riêng với bạn bè Thế giới.