Di sản văn hóa là gì? Ý nghĩa di sản văn hóa? – Trường Tiểu học Thủ Lệ
Di sản văn hóa là gì? Ý nghĩa của di sản văn hóa? Tất cả những sản phẩm có giá trị về tinh thần, văn hóa và cả những công trình kiến trúc nổi tiếng đều thuộc về di sản văn hóa. Trường Tiểu học Thủ Lệ xin chia sẻ với quý bạn đọc trong bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Di sản văn hóa là gì? Ý nghĩa di sản văn hóa?
2. Di sản văn hóa là gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, chắc hẳn ta thường hay thấy những di tích cổ đã có từ xa xưa, hay những phong tục tập quán mang nét đặc trưng riêng, những địa điểm nổi tiếng thu hút rất nhiều khách du lịch qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách vở, báo đài hoặc ngay tại nơi chúng ta đang sinh sống.
Những thứ từ khi chúng ta sinh ra đã tồn tại trước đó từ lâu đời mà bao thế hệ đã đồng hành và tiếp nối cho tương lai. Đó gọi là di sản văn hóa.
3. Khái niệm di sản văn hóa?
Di sản văn hóa là những vật thể và phi vật thể có giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học được truyền từ đời này qua đời khác. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).
Di sản văn hóa được quy định tại Điều 1 Luật di sản văn hóa số 10/VBHN-VPQH như sau:
Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Ý nghĩa di sản văn hóa?
Di sản văn hóa quốc gia thuộc sở hữu và quản lý của Nhà nước, Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Theo Điều 6 Luật di sản văn hóa số 10/VBHN-VPQH quy định:
Mọi di sản văn hóa ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu nhà nước.
Di sản văn hóa là tài sản của quốc gia dân tộc, mang ý nghĩa sâu sắc về truyền thống của dân tộc, công lao to lớn của các thế hệ cha ông ta, cần được giữ gìn và phát huy những di sản mang đậm bản sắc dân tộc để các thế hệ sau luôn biết ơn và trân trọng những giá trị ấy.
Di sản văn hóa quốc gia cũng là một phần của di sản văn hóa thế giới, góp phần làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa của nhân loại.
5. Di sản văn hóa bao gồm mấy loại?
Di sản văn hóa được chia thành 3 loại bao gồm:
- Di sản văn hóa vật thể: Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, di vật. Ví dụ: Thành Nhà Hồ, Trống đồng Đông Sơn, 82 bia Văn Miếu Quốc Tử Giám,…
- Di sản văn hóa phi vật thể: tiếng nói, chữ viết, các loại nghệ thuật trình diễn dân gian. Ví dụ: Nhã nhạc cung đình Huế, dân ca quan họ, ca trù, hát xoan Phú Thọ,…
- Di sản văn hóa hỗn hợp: là di sản thế giới kép, đáp ứng đủ cả hai yếu tố nổi bật về văn hóa và thiên nhiên. Ví dụ: quần thể di thắng Tràng An – Ninh Bình
Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Di sản văn hóa là gì? Ý nghĩa di sản văn hóa? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.
Xem thêm:
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Giáo dục