Di sản văn hóa vật thể bao gồm những loại di sản nào?

Di sản văn hóa vật thể bao gồm những gì đối với một đất nước di sản văn hóa vật thể có tác dụng gì? Chúng ta có cần phải bảo tồn và gìn giữ những di sản văn hóa vật thể trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về những điều này.

Di sản văn hóa vật thể và những điều cần biết

Để có thể trả lời cho câu hỏi là di sản văn hóa vật thể bao gồm những loại di sản nào thì chúng ta cần phải tìm hiểu về khái niệm của di sản văn hóa vật thể. Theo như khoảng 2 điều 4 trong Luật di sản văn hóa năm 2001 đã có quy định rằng: “Di sản văn hóa vật thể được coi là những tài sản vật chất hữu hình có giá trị lịch sử khoa học và văn hóa bao gồm các di tích lịch sử – văn hóa danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia.”

Qua điều luật trên chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng những di sản văn hóa vật thể là những di tích lịch sử, văn hóa như chùa, đền các tòa nhà kiến trúc hay những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An. 

Di sản văn hóa vật thể bao gồm những yếu tố nào?

Những di sản văn hóa vật thể đều mang giá trị về mặt lịch sử văn hóa cũng như khoa học của một quốc gia. Khác với di sản văn hóa phi vật thể thì các di sản văn hóa vật thể là những công trình kiến trúc hay là những sản phẩm có tồn tại thực thể trong đời sống hàng ngày mà chúng ta có thể sờ được nắm được nhìn được và chạm vào được nó. 

Di sản văn hóa vật thể gồm các yếu tố cụ thể nào?Di sản văn hóa vật thể gồm các yếu tố cụ thể nào?

Đây được coi nhận tài sản quốc gia có giá trị vô giá về mặt lịch sử của một dân tộc mà chúng ta cần phải bảo tồn và giữ gìn. Nhiều yếu tố về mặt lịch sử phát triển, ý nghĩa mang lại và một số khía cạnh về mặt kiến trúc, nền văn hóa được tổng hợp để đánh giá và công nhận là di sản văn hóa vật thể. 

Quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa vật thể

Với nhận thức di sản văn hóa vật thể là một trong  những tài sản quý báu vô giá của mỗi quốc gia thì Nhà nước Việt Nam đã có những điều luật về việc bảo vệ và gìn giữ những di sản văn hóa vật thể. Cụ thể những hành vi sau đây được coi là vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa vật thể.

Chính sách bảo tồn và gìn giữ di sản văn hoá vật thể

Nhà nước là bảo vệ đầy đủ quyền lợi và lợi ích của các di sản văn hóa vật thể. Ngược lại chủ sở hữu những di sản đó phải có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Các hành vi nghiêm cấm

  • Các hành vi làm thay đổi các yếu tố cấu thành nên

    di sản văn hóa vật thể bao gồm

    đưa thêm, di dời hoặc thay đổi vị trí các hiện vật có trong các di tích lịch sử. 

  • Ngoài ra những hành vi có tác động xấu đến di sản văn hóa vật thể mà chưa có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như bộ văn hóa bộ thể thao du lịch bộ tuyên truyền đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

  • Có các hành động làm thay đổi cảnh quan của di sản văn hóa như chặt cây đào bới hay đập phá và những hành vi làm tổn hại đến di tích sẽ bị nghiêm phạt theo đúng quy định của pháp luật.

  • Ngoài ra những hành vi tuyên truyền sai lệch Không đúng sự thật về các di sản văn hóa vật thể đều được coi là vi phạm pháp luật về việc bảo vệ và gìn giữ các di sản văn hóa vật thể.

  • Ngoài ra các vi khác như chiếm đoạt di sản văn hoá làm cửa riêng,  các hành động như mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài đều là hành vi trái pháp luật.

Di sản văn hóa vật thể bao gồm những gì ở Việt Nam?

Hiện nay ở nước ta có rất nhiều những di sản văn hóa vật thể được nhà nước công nhận vậy đó là những di sản văn hóa vật thể nào.

Di tích Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là một trong những di sản văn hóa vật thể có ý nghĩa và giá trị lớn về mặt lịch sử của đất nước ta. Là công trình được xây dựng vào thế kỷ 11 dưới triều nhà lý ở Việt Nam. Đây đã trở thành một cột mốc đánh dấu cho nền độc lập Việt Nam.

Hoàng Thành Thăng LongHoàng Thành Thăng Long

Hoàn thành được xây dựng trên một phế tích pháo đài cũ của Trung Quốc vào thế kỷ 7. Trong suốt 13 thế kỷ, nơi đây đã trở thành trung tâm chính trị và quyền lực nhất của Đại Việt. 

Hiện nay tuy không còn là nơi trung tâm chính trị nhưng hoàng thành Thăng Long vẫn là một nơi phản ánh rõ nét nhất nét đẹp văn hóa của Việt Nam nói riêng và của toàn Đông Nam Á nói chung. Bởi nó nằm ở vị trí cực kỳ đắc địa khi là cửa ngõ thông thương giữa Trung Hoa cổ đại và vương quốc Chăm Pa.

Di sản văn hóa vật thể bao gồm phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của khu vực Đông Nam Á vào khoảng thế kỉ XV đến thế kỷ 19. Hiện nay phố cổ Hội An vẫn còn lưu giữ lại tất cả những kiến trúc cổ đại thời xưa.

Mọi công trình hay đường xá ở phố cổ Hội An đều phản ánh được những nét văn hóa đặc trưng của nơi đây. Đó là một nét đẹp văn hóa có sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa bản địa cũng như văn hóa ngoại địa tạo nên một vẻ đẹp mới lạ và độc đáo cho di sản này.

Quần thể danh thắng Tràng An

Nhắc đến danh thắng Tràng An chúng ta phải nhắc đến một quần thể thắng cảnh đồ sộ và hùng vĩ. Bởi đây là một thắng cảnh được kết hợp bởi những núi đá vôi địa hình cacxtơ xen lẫn với những thung lũng và vách đá dựng thẳng đứng.

Điểm nổi bật của danh thắng này chính là vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ và tráng lệ. Theo nhiều cuộc khảo sát cho rằng những gì tích khảo cổ được tìm thấy ở Tràng An là minh chứng cho sự xuất hiện của loài người cách đây 3000 năm.

Quần thể di tích Cố đô Huế

Đây chính là kinh thành của Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn – là triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta. Huế không chỉ được coi là trung tâm chính trị mà nó còn là trung tâm văn hóa lớn nhất dưới thời nhà Nguyễn.

Cố đô HuếCố đô Huế

Tất cả kiến trúc cung đình đồ sộ nguy nga của nhà Nguyễn cùng những nét đẹp nên thơ trữ tình của dòng sông Hương đã tạo cho quần thể di tích Cố đô Huế một nét đẹp cực kỳ nên thơ nhạc trữ tình.

Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng

Đây là một khu rừng nguyên sinh có diện tích lên tối 126.236 ha. Ngoài ra nó còn là một khu rừng có chung tử biên giới với khu bảo tồn thiên nhiên hin Namno của Lào.

Tại khu vườn quốc gia này vẫn được bảo tồn các cao nguyên đá vôi cũng như rừng nhiệt đới. Không những thế tại nơi đây vẫn còn tồn tại nhiều hang động sông ngầm chưa được khám phá cùng với hàng loạt những sinh vật quý hiếm nằm trong sách đỏ.

Vịnh Hạ Long

Đây là một trong 7 di sản văn hóa vật thể thế giới được UNESCO công nhận. Vịnh Hạ Long là một trong những quần thể được tạo thành từ hơn 1600 các đảo lớn nhỏ tạo nên một phong cảnh thiên nhiên cực kỳ hùng vĩ và tráng lệ giữa biển cả.

Vịnh Hạ LongVịnh Hạ Long

Hết mọi núi đá vôi ở vịnh Hạ Long cũng như các hòn đảo tại đây đều được hình thành một cách tự nhiên và không có sự can thiệp của con người. Ngoài vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây còn nổi tiếng với những loại hải sản đặc sắc và thơm ngon.

Vì sao phải gìn giữ bảo tồn các di sản văn hóa vật thể

Lý do đầu tiên chúng ta phải nhắc tới đó chính là di sản văn hóa vật thể là những tài sản vô giá là sức mạnh tinh thần cũng như niềm tự hào dân tộc của mỗi đất nước. 

Do vậy việc bảo tồn và gìn giữ các di sản văn hóa vật thể là một trong những việc quan trọng góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Như vậy thì đất nước mới có thể phát triển toàn diện và nhanh chóng.

Những di sản văn hóa không chỉ là những cảnh đẹp tuyệt vời mặt tạo hóa đã ban tặng cho đất nước ta. Mà nó còn là những tài sản văn hóa thể hiện được truyền thống công sức kinh nghiệm sống của bao đời thế hệ ông cha ta qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. 

Đồng thời việc bảo vệ các di sản văn hóa cũng là một cơ sở quan trọng giúp tạo điều kiện cho các thế hệ sau phát huy và phát triển. 

Nếu các di sản văn hóa vật thể được bảo tồn và gìn giữ sẽ nền tảng quan trọng trong văn hóa Việt Nam phát triển theo hướng tiên tiến và đậm đà bản bạn sắp văn hóa dân tộc. Đồng thời góp phần làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa của toàn thế giới.

Tại sao cần bảo tồn các di sản văn hóa vật thểTại sao cần bảo tồn các di sản văn hóa vật thể

Ý nghĩa việc bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa vật thể

Đối với một đất nước, mỗi một di sản văn hóa vật thể là một công trình kiến trúc được tích lũy và gìn giữ qua hàng nghìn năm lịch sử. Nó thể hiện được nét đẹp văn hóa của ngàn đời ông cha ta thể hiện được những phong tục tập quán cũng như nét đẹp trí tuệ của những thế hệ đi trước. 

Ngoài ra những di sản văn hóa vật thể bao gồm những nơi lưu giữ những ký ức lịch sử hào hùng trong công cuộc dựng nước và giữ nước của hàng trăm thế hệ. Những di sản này giống như một chiếc gương trình chiếu lại những ký ức hào hùng của truyền thống dân tộc. 

Chúng ta không thể chắc chắn rằng nếu không có những di sản văn hóa lại tồn tại đến tận bây giờ thì quá khứ của đất nước – những niềm tự hào của dân tộc qua hàng nghìn năm lịch sử có còn được lưu giữ đến hiện tại hay không. 

Do vậy việc bảo tồn và gìn giữ những di sản văn hóa vật thể này chính là một cách mà chúng ta thể hiện lòng biết ơn kính trọng cũng như niềm tự hào dân tộc về những nét đẹp văn hóa cũng như lịch sử hào hùng của dân tộc ta.

Kết luận

Vậy chúng tôi giới thiệu đến các bạn về di sản văn hóa vật thể bao gồm những loại di sản nào. Qua bài viết này hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của những di sản văn hóa vật thể đối với sự phát triển của một đất nước. Từ đây chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ và gìn giữ những di sản văn hóa mang giá trị tinh thần to lớn của đất nước.