[Dịch] Phái sinh crypto: Hợp đồng tương lai, swap vĩnh viễn và hợp đồng quyền chọn [P1]

Derivatives in Crypto, ExplainedNguồn: Cointelegraph

Sản phẩm phái sinh là tên gọi chung của loại hình chứng khoán và hợp đồng giao dịch mà giá trị phụ thuộc vào tài sản cơ sở. Trên thị trường phái sinh crypto, phần lớn tài sản cơ sở là Bitcoin (BTC) và các crypto hàng đầu như ETH hay BNB.

Nhìn chung, thị trường phái sinh cung cấp cho nhà đầu tư các công cụ tài chính phức tạp và có mức lợi nhuận/rủi ro cao.

Phái sinh truyền thống

Sản phẩm phái sinh sơ khai nhất đã có mặt trên thị trường tài chính truyền thống từ hàng nghìn năm về trước dưới dạng hợp đồng tương lai. Theo đó, các lái buôn cam kết sẽ giao hàng vào một thời gian nhất định trong tương lai để tránh các rủi ro tại thời điểm đó. Tuy nhiên, thị trường phái sinh hiện đại mới chỉ công nhận chính thức kể từ những năm 70 của thế kỷ trước. Hai đơn vị tiên phong trên thị trường này là Chicago Mercantile Exchange và Chicago Board of Trade thông qua phổ biến hợp đồng tương lai tới tất cả các nhà đầu tư.

Chicago Mercantile Exchange in EXANTE terminal - 2016年11月18日| 新闻| EXANTENguồn: Exante

Ở thời điểm hiện tại, thị trường phái sinh đã phát triển mạnh mẽ hơn và các sản phẩm phái sinh cũng đa dạn hơn hẳn. Một số sản phẩm phái sinh phổ biến nhất có thể kể đến hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn. Tài sản cơ sở của các sản phẩm này cũng đa dạng không kém: từ cổ phiếu, tiền mặt, trái phiếu đến hàng hóa phổ thông. Với số lượng sàn giao dịch khổng lồ như hiện tại, ước tính giá trị thị trường phái sinh có thể lên tới hàng triệu tỷ đô (15 số 0).

Hợp đồng tương lai bitcoin

stock futures: Who can trade in stock futures and what are the pros and  cons - The Economic TimesNguồn: The Economic Times

Trên thị trường phái sinh crypto, hợp đồng tương lai Bitcoin chính là sản phẩm phái sinh đầu tiên và có khối lượng giao dịch lớn nhất. Dù đã có mặt trên các sàn giao dịch vừa và nhỏ từ 2012 nhưng phải đến năm 2014, các sàn giao dịch lớn như CME Group Inc và Cboe Global Markets Inc mới chính thức ra mắt các sản phẩm phái sinh BTC do nhu cầu với loại hình sản phẩm này bỗng dưng tăng vọt.

Ơ thời điểm hiện tại, hợp đồng tương lai Bitcoin vẫn là một trong những công cụ phái sinh được giao dịch phổ biến nhất thị trường crypto. Các sàn giao dịch phái sinh hàng đầu như OKEx thậm chí đã ghi nhận khối lượng giao dịch lên tới hàng tỷ đô/ngày.

Vậy, hợp đồng tương lai Bitcoin là gì?

Về bản chất, hợp đồng tương là một thỏa thuận giữa hai hai người dùng để mua và bán một tài sản cơ sở (bất động sản, vàng hoặc BTC) ở một mức giá nhất định (giá kỳ hạn) và tại một thời điểm nhất định trong tương lai.

Cya later suckers - | Make a MemeNguồn: trong ảnh

Mặc dù các sàn giao dịch có thể chỉnh sửa một vài chi tiết trong hợp đồng nhưng bản chất hợp đồng tương lai vẫn luôn là hai bên chấp nhận một mức giá cho một giao dịch trong tương lai.

Để thuận tiện cho nhà đầu tư, khi hợp đồng tương lai đáo hạn, hầu hết các sàn giao dịch sẽ không đòi hỏi chủ sở hữu hợp đồng tương lai giao và nhận lại đúng tài sản đã nêu trong hợp đồng (ví dụ như vàng/ bất động sản). Thay vào đó, họ được khuyến khích thanh toán bằng tiền mặt.

Tuy nhiên, hợp đồng tương lai Bitcoin lại được khuyến khích thanh toán bằng chính BTC vì crypto này có độ thanh khoản (tính dễ giao dịch) và tính di động cao hơn hầu hết các loại tài sản cơ sở khác.

Hợp đồng tương lai Bitcoin hoạt động như thế nào?

Ở đây, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu hợp đồng tương lai BTC trên thị trường tương lai hàng tuần của OKEx. Trên thị trường tương lai hàng tuần, người nắm giữ hợp đồng chính là đang đặt cược vào giá Bitcoin trong tuần sau đó. Bên cạnh sản phẩm này, OKEx cũng cung cấp các hợp đồng tương lai hai tuần, một quý và nửa năm.

Ví dụ trên thị trường tương lai hàng tuần, giá BTC hiện đang ở mức 48,000 USD và anh A tin rằng giá BTC sẽ tăng trong tuần tới, anh có thể mở một vị thế mua theo giá lên (mỗi hợp đồng tương lai đại diện cho 100 đô giá trị BTC) trên OKEx.

Trong trường hợp này, anh A sẽ mở 480 hợp đồng dài (480×100 đô/ hợp đồng = 48.000 đô la).  Theo đó, anh cam kết sẽ mua 1 BTC ở mức giá 48,000 đô trong tuần tới.

Ở hướng ngược lại, anh B tin rằng giá Bitcoin giảm xuống dưới 48,000 USD và muốn bán khống để cắt lỗ. Theo đó, B cam kết sẽ bán 480 hợp đồng ở mức giá 48,000 USD (tương ứng với 1 BTC) vào ngày hợp đồng đáo hạn.

Hợp đồng tương lai của A và B được sàn giao dịch khớp lệnh và trở thành hai bên ký kết: một bên cam kết sẽ mua 1 BTC với giá 48,000 đô và bên còn lại cam kết bán 1 BTC ở mức giá 48,000 đô khi hợp đồng tương lai đáo hạn.

Giá Bitcoin sau khi hợp đồng đáo hạn sẽ xác định xem ai là người lãi và lỗ.

Nếu ở thời điểm đó, giá BTC tăng lên 60,000 đô, A sẽ mua được 1 BTC ở giá 48,000 và hưởng lợi nhuận 12,000 USD trong khi B sẽ lỗ tương ứng 12,000 USD do đã cam kết bán 1BTC cho A ở mức giá 48,000 USD.

Tùy theo việc A và B mở hợp đồng bằng USDT hay BTC mà OKEx sẽ thanh toán hợp đồng cho cả hai bằng USDT hoặc BTC.

Có thể nói hợp đồng tương lai luôn phản ánh đúng kỳ vọng của tất cả nhà đầu tư về thị trường. Dựa vào các chỉ số như tỷ lệ mua/bán BTC ta có thể nắm bắt được tâm lý chung của các nhà đầu tư.  Nếu tỷ lệ này bằng một, lượng hợp đồng mua/bán sẽ ngang bằng nhau (tâm lý thị trường trung lập). Tỷ lệ lớn hơn một (nhiều hợp đồng mua hơn hợp đồng bán) đồng nghĩa với thị trường có xu hướng đi lên, trong khi tỷ lệ nhỏ hơn 1 lại dự báo một thị trường đi xuống.

How to Handle a Bear Market | KiplingerNguồn: Kiplinger

Nhiều người có thể sẽ đặt câu hỏi: tại sao nhà đầu tư lại mua bán BTC thông qua hợp đồng tương lai chứ không giao dịch trực tiếp?

Có hai lý do: một là để quản lý rủi ro, hai là để đầu cơ tài sản cơ sở.

1. Quản lý rủi ro

Như đã nhắc đến phía trên, nông dân đã sử dụng hợp đồng tương lai từ hàng nghìn năm trước nhằm giảm thiểu rủi ro và quản lý dòng tiền. Hợp đồng tương lai đảm bảo rằng nông sản chắc chắn sẽ bán được và nông dân sẽ có quyền tự quyết định giá trị nông sản. Trong thời kỳ thị trường có nhiều biến động, việc cam kết mua và bán trong tương lai là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo giá trị của nông sản.

Chính sự biến động của BTC cũng đòi hỏi nhà đầu tư phải chủ động quản lý rủi ro. Công việc này sẽ cực kỳ quan trọng đối với những cá nhân có nguồn thu nhập chính từ crypto, điển hình như thợ đào hay các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Nhìn chung, doanh thu của thợ đào phụ thuộc khá lớn vào biến động giá Bitcoin và chi phí khai thác. Dù chi phí khai thác sẽ khá ổn định nhưng giá BTC chắc chắn sẽ luôn biến đông, khiến thu nhập của thợ đào cũng cực kỳ bấp bênh.

Bên cạnh đó, cộng đồng thợ đào sẽ luôn cạnh tranh để đào được nhiều hơn, khiến thợ đào buộc phải nâng cấp phần cứng để đáp ứng độ khó khai thác ngày càng tăng. Với thợ đào, cách duy nhất để tồn tại trong môi trường như vậy với mức rủi ro tối thiểu là sử dụng các sản phẩm phái sinh như hợp đồng tương lai.

2. Đầu cơ

Đầu cơ chính là một trong hai lý do thôi thúc nhà đầu tư tìm đến hợp đồng tương lai Bitcoin, nhưng mục đích đầu cơ lại hoàn toàn trái ngược với quản lý rủi ro. Với đầu cơ, nhà đầu tư có thể lợi dụng biến động giá BTC để tối ưu hóa lợi nhuận.

Hợp đồng tương lai Bitcoin bùng nổ trong thời gian gần đây vì chúng cho phép nhà đầu tư tiếp cận với một công cụ phái sinh siêu lợi nhuận: đòn bẩy. Với đòn bẩy, nhà đầu tư có thể mở các vị thế lớn nhiều lần số tiền ký quỹ miễn là họ có thể duy trì được giá trị tài sản ký quỹ. Đòn bẩy không ảnh hưởng gì đến tài sản cơ sở mà chỉ phục vụ cho việc khuếch đại phần thưởng (cũng như rủi ro) khi đầu tư.

Hợp đồng tương lai vĩnh viễn và swap vĩnh viễn

What Are Perpetual Futures Contracts? | Binance AcademyNguồn: Binance Academy

Ngoài các hợp đồng tương lai tiêu chuẩn, thị trường phái sinhc crypto cũng cũng cấp các sản phẩm hợp đồng tương lai vĩnh viễn. Đúng như tên gọi, hợp đồng tương lai vĩnh viễn sẽ không bao giờ đáo hạn.

Vì hợp đồng không bao giờ đáo hạn nên mục đích ucra chúng không nhằm mua bán crypto như hợp đồng tương lai tiêu chuẩn. Với hợp đồng tương lai vĩnh viễn, vị thế giao dịch của nhà đầu tư sẽ luôn mở miễn là tài khoản ký quỹ của họ có đủ BTC để duy trì.

Trái với hợp đồng tương lai tiêu chuẩn, hợp đồng tương lai vĩnh viễn và swap vĩnh viễn sử dụng một cơ chế đáo hạn khác để hợp nhất giá (giá trị hợp đồng với tài sản cơ sở) theo chu kỳ. Để duy trì hợp đồng vinh viễn, nhà đầu tư cần trả khoản phí funding rate (tỷ lệ tài trợ).

Sự có mặt của funding rate sẽ giúp giữ giá của hợp đồng với giá trị tài sản cơ sở trên thị trường spot, bất kể các nhân tố ảnh hưởng đến giá (thị trường, độ biến động, v.v).

Cần lưu ý là bản chất tỷ lệ tài trợ là một khoản phí trực tiếp giữa hai bên giao dịch (bên mua và bên bán) chứ không phải phí cho sàn giao dịch.

Lý do khá đơn ginả: nếu giá trị tài sản cơ sở tỏng hợp đồng tương lai liên tục tăng, bên mua sẽ cần tạo động lực cho bên bán để họ giữ hợp đồng mở vô thời hạn. Động lực đó chính là tỷ lệ tài trợ. Tỷ lệ này được quyết định bởi sàn giao dịch nên sẽ có chênh lệch phí giữa các sàn giao dịch với nhau.

Hợp đồng swap vĩnh viễn hoạt động như thế nào?

Ví dụ, nếu giá trị hợp đồng swap vĩnh viễn thấp hơn giá BTC trên thị trường spot, tỷ lệ tài trợ sẽ là một số âm (để bù cho chênh lệch giá). Tỷ lệ tài trợ âm có nghĩa là nhà đầu tư đang giữ vị thế short sẽ phải trả tỷ lệ tài trợ cho những người nắm giữ vị thế long.

Ngược lại, nếu giá trị hợp đồng vĩnh viễn cao hơn giá BTC trên thị trường spot, tỷ lệ tài trợ sẽ dương, đồng nghĩa với nhà đầu tư giữ vị thế long sẽ phải trả phí tài trợ cho các vị thế short.

Trong cả hai trường hợp, tỷ lệ tài trợ sẽ khuyển khích việc mở các vị thế mới (bất kể long hay short) và kéo giá trị hợp đồng vĩnh viễn về gần với giá BTC trên thị trường spot.

Trên hầu hết các sàn giao dịch, tỷ lệ tài trợ sẽ được thanh toán mỗi 8 giờ miễn là tài khoản của chủ sở hữu hợp đồng vẫn còn đủ để giữ vị thế của mình ở trạng thái mở. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận và thua lỗ lại chỉ được ghi lại vào thời điểm thanh toán hàng ngày và sẽ tự động thanh toán vào tài khoản của chủ sở hữu.

Tương tự như hợp đồng tương lai, dữ liệu tỷ lệ tài trợ sẽ phải ánh đúng xu thế thị trường tại một thời điểm nhất định. Tỷ lệ tài trợ dương báo hiệu một thị trường tăng giá do giá trị hợp đồng swap cao hơn giá trị tài sản cơ sở trên thị trường spot. Ngược lại, tỷ lệ tài trợ âm chính là dự báo cho xu thế đi xuống của thị trường, do giá trị hợp đồng swap thấp hơn giá trị tài sản cơ sở trên thị trường spot.

T/n: Đây là tài liệu dịch được tổng hợp từ nhiều nguồn. 

Dịch giả: Heinous