Điểm Du Lịch Là Gì? Đặc Điểm Và 5 Yếu Tố Cấu Thành Điểm Du Lịch
Điểm du lịch là phân cấp thấp nhất trong phân vùng du lịch, mang tới những sức hút mạnh mẽ cho du khách so với những điểm xung quanh. Để tìm hiểu rõ hơn điểm du lịch là gì? Đặc điểm và các yếu tố cấu thành điểm du lịch, hãy cùng Tri Thức Cộng Đồng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Điểm du lịch là gì?
Du lịch là hoạt động của con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên trên 24 giờ, nhằm mục đích tham quan, nghỉ dưỡng,…và không vì mục đích kinh tế. Yếu tố ảnh hưởng tiên quyết cho chuyến du lịch là sự hấp dẫn của điểm du lịch, vậy điểm du lịch là gì?
– Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017: “Điểm du lịch được hiểu là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”.
– Điểm đến du lịch (Tourism destination): một khái niệm bao hàm rất rộng được hiểu như là một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ/địa phương có khả năng thu hút với nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn, kết cấu hạ tầng du lịch phù hợp, có các sản phẩm du lịch và dịch vụ hỗ trợ du lịch, có điều kiện phục vụ và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch lưu lại ít nhất một đêm”.
Điểm du lịch là gì?
ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
ĐIỂM DU LỊCH
-
Là địa điểm trong nước hoặc ngoài nước, là không gian địa lý mà du khách đặt chân đến.
-
Là nơi mà du khách có thể lưu trú lại ít nhất 1 đêm.
-
Có các sản phẩm và dịch vụ du lịch: nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm,…
-
Là nơi mà du khách sử dụng để chiêm ngưỡng các kiệt tác tự nhiên, các giá trị văn hóa, …
-
Là nơi du khách chỉ đến chiêm ngưỡng rồi đi, không lưu trú lại.
-
Có một số dịch vụ hỗ trợ nhỏ: quán ăn, nhà nghỉ, cửa hàng lưu niệm,…
Bảng so sánh điểm du lịch và điểm đến du lịch.
Qua bảng so sánh cho thấy, điểm du lịch chỉ đề cập là nơi tập trung tài nguyên du lịch, các cơ sở phục vụ du khách mà chưa nêu rõ được quy mô, điều kiện tiếp cận, sản phẩm đặc thù, sự lưu trú, chuỗi cung ứng và bộ nhận diện thương hiệu cho điểm du lịch đó, do đó điểm du lịch là một phần của điểm đến du lịch.
Như vậy, khái niệm điểm du lịch (Tourist attraction) là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn và cơ sở phục vụ du lịch ở quy mô nhỏ, đồng thời là phân vị thấp nhất trong phân vùng lãnh thổ du lịch.
2. Tổng hợp 4 yêu cầu đảm bảo khi xây dựng điểm du lịch
4 yêu cầu đảm bảo khi xây dựng điểm du lịch
Theo luật Du lịch Indonesia, việc xây dựng các điểm du lịch phải được đảm bảo bốn yêu cầu sau:
- Có khả năng đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội tại địa phương:
Du lịch có tính liên ngành, xây dựng điểm du lịch sao cho trở thành động lực khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương để từ đó phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội bản địa.
- Bảo đảm giữ gìn được những giá trị văn hóa địa phương:
Điểm du lịch cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát huy văn hóa bản địa để bảo tồn giá trị và tránh sự hòa tan.
- Bảo vệ được môi trường sinh thái:
Điểm du lịch cần có hệ thống giám sát, đánh giá tác động đến môi trường, tôn trọng và ảnh hưởng sự xâm lấn tự nhiên.
- Đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững:
Khai thác điểm du lịch sao cho phù hợp nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến chất lượng của điểm du lịch trong tương lai.
3. Phân loại điểm du lịch
Dựa vào tài nguyên du lịch, mục đích chuyến đi của du khách và cơ sở dịch vụ chúng ta có thể chia điểm du lịch thành 2 loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng, cụ thể như sau.
Phân loại điểm du lịch
3.1. Điểm tài nguyên
Điểm tài nguyên là điểm du lịch có các tài nguyên như cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, công trình sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác với mục đích của du khách là tham quan, tìm hiểu.
Ví dụ: Tham quan Ghềnh Đá Đĩa một điểm du lịch với các khối đá xếp tự nhiên, ngồi thuyền tham quan động Phong Nha – Kẻ Bàng,…
3.2. Điểm chức năng
Điểm chức năng là điểm du lịch mà ở đó thu hút khách du lịch là những dạng địa hình đặc biệt, các công trình tôn giáo, câu lạc bộ hoặc khu nghỉ dưỡng, vườn Quốc gia,…với các mục đích đa dạng: Nghiên cứu, chữa bệnh, thể thao, mạo hiểm,…
Ví dụ: Trekking Tà Năng – Phan Dung với quãng đường 50km, tắm bùn khoáng tại Tháp Bà – Nha Trang,…
Nếu bạn gặp khó khăn khi viết luận văn hãy liên hệ với đội ngũ Tri Thức Cộng Đồng để được sử dụng dịch vụ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN .Với kinh nghiệm hơn 10+ năm, Tri Thức Cộng Đồng cam kết mang đến bài luận văn chất lượng, tiết kiệm chi phí và thời gian cho bạn.
4. Phân biệt điểm du lịch và khu du lịch
Điểm du lịch và khu du lịch là những nhân tố góp phần xúc tiến khai thác tài nguyên và thu hút khách du lịch, từ đó tạo ra nguồn thu và sự cạnh tranh. Tuy nhiên, giữa điểm du lịch và khu du lịch lại có điểm giống và khác biệt nhất định.
4.1. Giống nhau
– Đều gắn liền với tài nguyên du lịch có sức hút.
– Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ bổ sung đáp ứng nhu cầu cho du khách.
– Góp phần nâng cao đời sống cộng đồng địa phương.
4.2. Khác nhau
ĐIỂM DU LỊCH
KHU DU LỊCH
Khái niệm
Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.
Là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.
Điều kiện được công nhận
-
Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định.
-
Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ
cần thiết
bảo đảm phục vụ khách du lịch.
-
Có tài nguyên du lịch với
ưu thế
về cảnh quan thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa, có ranh giới xác định.
-
Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ
chất lượng cao, đồng bộ
, đáp ứng nhu cầu cơ bản và các nhu cầu khác của du khách.
-
Có
kết nối với hệ thống
hạ tầng giao thông, viễn thông
Quốc gia.
Bảng so sánh điểm du lịch và khu du lịch (Luật Du lịch Việt Nam 2017).
Như vậy, điểm du lịch là cơ sở để hình thành nên khu du lịch. Sự hình thành điểm du lịch và khu du lịch dựa trên nhiều yếu tố, đó cũng là nhu cầu và đòi hỏi chính đáng của du khách. Để thu hút nhiều khách đến hơn, mỗi điểm du lịch cũng như khu du lịch phải không ngừng bảo tồn tài nguyên và phát triển cơ sở dịch vụ, từ đó hướng tới phát triển du lịch bền vững.
5. Tổng hợp 2 đặc điểm chung của điểm du lịch
Được thẩm định về mặt văn hoá: Các du khách thường cân nhắc điểm đến có đáng để đầu tư thời gian và tiền bạc đến viếng thăm hay không, do đó có thể nói rằng điểm đến là kết quả thẩm định về văn hoá của du khách.
- Tính đa dạng:
Các tiện nghi tại điểm du lịch thường phục vụ cho du khách và cư dân địa phương. Tính đa dạng phụ thuộc vào sự phân loại các tiện nghi chỉ phục vụ cho riêng du khách, cư dân hoặc là cả hai.
- Tính bổ sung:
Du lịch có tính liên ngành, những dịch vụ này có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng đến điểm du lịch. Do đó, các yếu tố liên ngành phải tương đồng nhất định về chất lượng.
6. Tổng hợp 5 yếu tố cấu thành điểm du lịch
Với mục đích đáp ứng và phục vụ nhu cầu đa dạng, ngày càng cao của du khách, mỗi điểm đến du lịch đều tập trung nhiều vào tiện nghi. Và điểm du lịch được cấu thành từ 5 yếu tố (quy tắc 5A), cụ thể như sau:
5 yếu tố cấu thành điểm du lịch
6.1. Điểm hấp dẫn du lịch (Attractions)
Điểm hấp dẫn là những giá trị thu hút của điểm du lịch đối với du khách, bất kể là tài nguyên tự nhiên, nhân văn hay thậm chí là các sự kiện. Điều này ảnh hưởng nhiều đến quyết định chuyến đi của du khách.
6.2. Giao thông đi lại (Access)
Thông thường, những điểm đến du lịch có hệ thống giao thông thuận tiện sẽ thu hút được nhiều khách đến hơn. Để thu hẹp khoảng cách giữa du khách và điểm du lịch cần có mạng lưới các phương tiện giao thông vận chuyển khách đa dạng, thuận tiện, dễ dàng, an toàn và nhanh chóng.
Bao gồm mạng lưới của các hãng hàng không, mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường biển.
6.3. Nơi ăn uống nghỉ ngơi (Accommodation)
Các dịch vụ lưu trú tại điểm đến không chỉ cung cấp nơi ăn uống đơn thuần, mà còn là nơi thể hiện chất lượng của “dịch vụ mến khách” nói chung và văn hóa bản địa nói riêng với những đặc sản đặc trưng văn hóa vùng miền.
6.4. Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ (Amenities)
Các tiện nghi và dịch vụ là khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của khách du lịch. Có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên du lịch và phục vụ du khách.
Du khách luôn đòi hỏi về một loạt tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ cho nhu cầu của mình tại các điểm du lịch. Để là điểm đến du lịch hấp dẫn cần có cơ sở và dịch vụ hỗ trợ du lịch một cách đồng bộ, đạt tiêu chuẩn.
6.5. Các phương diện khác (Activities)
Một số hoạt động khác như vật chất, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng là những yếu tố cấu thành nên điểm đến du lịch.
Những cơ sở vật chất, hạ tầng được thể hiện thông qua các công trình được xây dựng trên hay dưới mặt đất, đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh sống của một khu vực cống đồng dân cư, ví dụ như: Ngân hàng, bưu điện, bệnh viện,…
Đối với cơ sở kỹ thuật của điểm đến du lịch, chúng ta phải kể đến những cơ sở lưu trú và ăn uống, các khu vui chơi, trung tâm thương mại, các khu mua sắm và các dịch vụ bổ sung khác: Giặt ủi, spa, quán bar, phòng gym, sân golf,..
Bài viết trên cung cấp cho bạn đọc những thông tin để trả lời cho câu hỏi điểm du lịch là gì, đặc điểm và 5 yếu tố cấu thành điểm du lịch. Qua đây, Tri Thức Cộng Đồng rất vui đã mang đến cho bạn đọc cái nhìn rõ hơn về ngành du lịch. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của bạn đọc.
Tài liệu tham khảo
-
Luật du lịch 2017
. (2017). Thư viện pháp luật.
-
Nguyễn Thị Huỳnh Hương. (2020).
Sự khác biệt cơ bản giữa du lịch liên kết điểm đến và điểm đến du lịch liên kết
. Tạp chí Công Thương.
- Điểm du lịch là gì? Các yếu tố cấu thành nên điểm du lịch. (2020). Khóa luận tốt nghiệp.