Diễn văn là gì? Hướng dẫn viết bài diễn văn hấp dẫn khán giả
Chúng ta thường nghe rất nhiều diễn văn được đọc trong các dịp hội nghị hoặc ngày lễ. Song để viết một bài diễn văn hấp dẫn khán giả không hẳn là ai cũng làm được. Trong bài viết này, ducthinhphat.com mời các bạn tìm hiểu về một loại văn bản là diễn văn, cách để soạn thảo được một bài diễn văn “thôi miên” người nghe, cũng như các bài mẫu diễn văn hay nhất mà chúng tôi sưu tầm được.
Khái niệm và các loại diễn văn thường gặp
Diễn văn là một loại diễn thuyết do cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức xã hội viết ra nhằm mục đích chủ yếu là đọc nhân dịp hội nghị, các ngày lễ long trọng. Kể cả khánh thành các công trình xây dựng có ý nghĩa văn hóa, kinh tế, chính trị …
Có rất nhiều loại diễn văn diễn thuyết, nhưng phổ biến nhất bao gồm: Diễn văn khai mạc, diễn văn bế mạc, diễn văn khánh thành, diễn văn chào mừng.
Những đặc tính cần có của một bài diễn văn
-
Tính tự nhiên: Diễn giả đọc trước thính giả, do đó lời lẽ trong diễn văn cần tự nhiên, tránh lối văn cầu kỳ, uyên bác, trừu tượng. Mặt khác cũng tránh lối văn bay bướm, màu mè, khoa trương.
-
Tính rõ ràng: Bài diễn văn chỉ được diễn giả đọc trước thính giả và chỉ đọc có một lần. Diễn giả không lặp đi lặp lại mỗi câu và cũng không đọc quá chậm như đọc chính tả. Do đó diễn văn cần phải viết rõ ràng và dễ hiểu.
-
Tính thành thật: Diễn giả đọc không phải để thính giả nghe mà còn để thính giả cảm xúc vì nội dung của diễn văn. Như vậy lời văn cần phải thành thật, không được quá trịnh trọng đến khách sáo, xa vời.
-
Tính xác thực: Trong trường hợp bài diễn văn có trình bày những chi tiết về những sự kiện, diễn biến hay kết quả sự việc được ghi bằng số lượng. Thì những chi tiết này cần phải có dẫn chứng xác thực, diễn văn mới có tính thuyết phục. Điều cần tránh nhất là khi đọc trước thính giả những điều mà họ là người chứng kiến nhưng lại sai sự thật.
-
Tính mạch lạc, thứ tự: Trong trường hợp diễn văn khá dài, sự trình bày trong bài diễn văn phải mạch lạc, thứ tự phân chia thành mục rõ ràng, tránh cho thính giả khỏi nhàm tai phải nghe suốt một thời gian dài những sự việc, ý tưởng không rõ ràng.
- Tính khiêm tốn
-
Hùng hồn, hấp dẫn: Diễn văn đọc lên phải được trình bày một cách hùng hồn, hấp dẫn để tạo sự hào hứng, hấp dẫn, lôi cuốn người nghe từ đầu đến cuối. Hai đặc tính này phụ thuộc vào cả lời văn, ý tứ và phụ thuộc giọng nói, điệu bộ của diễn giả.
Những lưu ý khi soạn thảo và đọc bài diễn văn
Diễn văn là một loại văn bản thường được sử dụng trong hội nghị, trong buổi lễ. Có khi chỉ có giá trị về phương diện nghi thức, có khi lại có giá trị về mặt chuyên môn. Người soạn thảo văn bản căn cứ vào yêu cầu của từng trường hợp cụ thể để viết cho phù hợp.
-
Trường hợp thứ nhất là sử dụng với tính chất thông lệ: Bài diễn văn trong trường hợp này chủ yếu mang tính nghi thức, nội dung đơn giản, độ dài vừa phải và thường được đọc trong vòng từ 5 – 10 phút.
-
Trường hợp thứ hai là đọc trong các buổi lễ lớn, long trọng: Đối với các buổi lễ có nội dung về lịch sử, khoa học, chính trị… người nghe là thính giả có trình độ chuyên môn, có tri thức. Diễn văn trong trường hợp này cần phải phụ thuộc vào chương trình tổ chức, vào đối tượng tham dự và viết cho phù hợp, có thể phải đọc trong nửa giờ trở lên.
Cách viết bài diễn văn đầy đủ và hấp dẫn người nghe
Về cơ bản, soạn thảo một bài diễn văn cần bao gồm các phần như sau:
Phần mở đầu
-
Lời chào mừng thính giả (đại biểu)
-
Nêu lý do của hội nghị, buổi lễ hoặc giới thiệu đề tài chuyên môn sẽ bàn luận.
Phần nội dung
-
Trường hợp 1: Diễn văn trong các trường hợp mang tính thông lệ (các cuộc hội nghị…).
Nội dung chỉ cần nói đơn giản, ngắn gọn, súc tích có tính nghi thức chỉ cần nêu một số chi tiết.
Diễn giả nên sắp xếp các chi tiết thành hai hoặc ba đoạn.
-
Trường hợp 2: Diễn văn trong những trường hợp mang tính phức tạp (các hội nghị chuyên đề, các ngày lễ long trọng…)
Nội dung phức tạp, có tính chuyên môn, chính trị, khoa học…
Diễn văn nên cắt bớt chi tiết, rườm rà, đủ độ dài cần thiết, phù hợp với chương trình và thời gian dành cho buổi lễ, hội nghị.
Phân đoạn và trích yếu tên của các đoạn để tập trung sự chú ý của người nghe, giúp họ nắm bắt vấn đề dễ dàng.
Phần kết thúc
-
Lời cảm ơn thính giả (đại biểu)
-
Lời đề nghị đại biểu tham dự nêu những thắc mắc, yêu cầu, những vấn đề đặt ra trong diễn văn để cùng nhau thảo luận.
Tổng hợp các mẫu bài diễn văn hay nhất để tham khảo
Mẫu bài diễn văn chào mừng lễ kỷ niệm
Diễn văn của Hiệu trưởng tại lễ Kỷ niệm 50 năm Khoa Địa lý, Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 05 tháng 9 năm 2022
Kính thưa:
Các thầy, cô giáo, các nhà giáo lão thành của Khoa, Các quý vị đại biểu.
Bà Berit Aasen và bà Sigrid Skalnes từ Viện nghiên cứu vùng và đô thị Nauy (NIBR).
Kính thưa các thầy, cô giáo và các thế hệ sinh viên khoa Địa lý.
Hôm nay, trong không khí phấn khởi kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Khoa Địa lý thân yêu của chúng ta, với lòng kính trọng của một cựu sinh viên của khoa, với tình cảm của một cán bộ trưởng thành và có nhiều năm gắn bó với Khoa, với cương vị Hiệu trưởng của nhà trường, tôi xin nhiệt liệt chúc mừng các thế hệ cán bộ, sinh viên của Khoa, những người đã làm nên một khoa Địa lý giàu truyền thống, đáng tự hào.
Kính thưa các vị đại biểu, Thưa các thầy, cô giáo và các anh chị em sinh viên.
Từ ngày thành lập đến nay, khoa Địa lý của chúng ta đã không ngừng phát triển và đã có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo của nước nhà, làm dày thêm trang sử vàng truyền thống vẻ vang của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Bài diễn văn của PGS TS Đặng Văn Đức đã thể hiện súc tích những bước phát triển của Khoa và những đóng góp xứng đáng của Khoa vào sự nghiệp giáo dục, vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Với tư cách là cựu sinh viên của Khoa, nếu kể từ ngày bỡ ngỡ bước chân vào khoa để thụ giáo, đến nay đã là 38 năm, tôi rất xúc động được gặp lại các Thầy, các Cô đã từng dạy tôi, góp phần hình thành ở tôi năng lực của nhà giáo, nhà nghiên cứu và nhân cách nhà giáo. Xin được tri ân các Thầy, các Cô.
Tôi cũng rất xúc động được gặp lại các bạn học cùng trang lứa và cả các lớp anh chị khóa trước, các em khóa sau. Mọi lời nói đều không thể diễn đạt được tình cảm của tôi đối với các anh, các chị, các bạn và các em. Chỉ xin có lời chúc các anh, các chị, các bạn và các em, các đồng nghiệp dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, các con, các cháu ngoan, học giỏi, đại gia đình hạnh phúc. Chúc các anh, chị luôn là các nhà giáo mẫu mực, truyền ngọn lửa yêu người, yêu nghề, yêu đất nước và cả tình cảm quốc tế đến các thế hệ học sinh, sinh viên, trong kỷ nguyên nước ta – trong đó có giáo dục – hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới.
Với tư cách là một cán bộ của Khoa, có nhiều năm tham gia công tác quản lý Khoa và bộ môn, tôi rất vui mừng thấy rằng Khoa ta đã không ngừng trưởng thành, xác lập vị thế là một khoa Địa lý đầu ngành của hệ thống sư phạm cả nước, có tác động sâu rộng trong việc đào tạo giáo viên Địa lý. Đó là nhờ ở sự tích công đức (vâng, công đức, chứ không phải chỉ công sức) của từng thành viên trong Khoa trong nhiều thế hệ, suốt 50 năm qua. Chúng ta đã xây dựng được một tập thể đoàn kết, đầm ấm tình thầy trò, đồng nghiệp. Chúng ta đã luôn tự soi mình để biết những gì chúng ta đã làm gn60 được, những gì chúng ta cần phấn đấu, nỗ lực hết mình để tự hoàn thiện.
Tôi cũng rất vui mừng thấy rằng chúng ta đang có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, chịu khó, sức sống mới của Khoa Địa lý. Chúng ta tin rằng trong thập kỷ tới, thế hệ cán bộ trẻ ấy sẽ tiếp tục làm nên sự vẻ vang của Khoa Địa lý Đại học Sư phạm Hà Nội.
Chúng ta cũng vui mừng nhận thấy thế hệ sinh viên hiện nay của Khoa rất năng động, yêu nghề, yêu Khoa Địa lý. Không gì hạnh phúc hơn, khi chúng ta nhìn thấy các thế hệ kế tiếp “con hơn cha là nhà có phúc”
Với tư cách là hiệu trưởng, tôi xin thay mặt Đảng ủy, Ban Giám hiệu cam kết sẽ tạo mọi
điều kiện để khoa Địa lý làm tốt sứ mệnh của mình là một khoa trong Đại học Sư phạm trọng điểm của cả nước, đi đầu trong chất lượng đào tạo đại học, sau đại học, là một cơ sở nghiên cứu khoa học mạnh, là một địa chỉ đỏ trong hợp tác quốc tế.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo mà trực tiếp là Bộ Giáo dục và Đào tạo, cảm ơn sự giúp đỡ rất hiệu quả của các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước và quốc tế, các cơ quan, các địa phương trong quá trình hợp tác đào tạo và nghiên cứu để tạo nên những thành tựu to lớn cho Khoa Địa lý nói riêng, Đại học Sư phạm Hà Nội nói chung.
Xin kính chúc các vị khách quý, các thầy giáo, cô giáo, các thế hệ sinh viên của Khoa Địa lý thân yêu những lời chúc mừng tốt đẹp nhất: sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Xin được gửi tới Khoa bó hoa tươi thắm thể hiện tình cảm của Nhà trường với Khoa.
Xin trân trọng cảm ơn!
Mẫu diễn văn chào mừng khách tới thăm trường học
Kính thưa đồng chí Chủ tịch Công đoàn giáo dục Việt Nam và các đồng chí trong đoàn. Chúng tôi xin xin thay mặt toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và hơn 2000 học sinh nhiệt liệt chào mừng đồng chí Chủ tịch Công đoàn giáo dục Việt Nam và các đồng chí trong đoàn đã đến thăm Trường.
Kính thưa đồng chí Chủ tịch và các đồng chí.
Trường Trung học cơ sở bán công Phú Thọ là trường đầu tiên thực hiện quy chế bán công của quận. Từ những bước đầu tiên tự dò dẫm tìm hướng đi, xây dựng mô hình bán công xây dựng mô hình bán công ở địa bàn quận, trường đã đạt những thành tích đáng kể.
Liên tục 8 năm, tỷ lệ tốt nghiệp lớp 9 trên 95%. Chất lượng đào tạo ngang bằng với các trường hệ A mặc dù chất lượng đầu vào thấp kém hơn. Các hoạt động giáo dục toàn diện khác như văn nghệ, thể dục – thể thao luôn dẫn đầu phong trào của quận. Có nhiều học sinh đạt thành tích cấp thành phố. Đội ngũ giáo viên ngày càng vững mạnh, 70% giáo viên khá giỏi, 4 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp Thành phố.
Kính thưa đồng chí Chủ tịch và các đồng chí.
Hôm nay, Trường Phú Thọ được đón tiếp các đồng chí trong Đoàn công đoàn giáo dục Việt Nam là một niềm vinh dự to lớn. Điều đó chứng tỏ các đồng chí rất quan tâm đến các hoạt động của nhà trường.
Chúng tôi xin hứa sẽ tiếp tục phấn đấu hơn nữa để xứng đáng với sự tin cậy của đồng chí Chủ tịch Công đoàn giáo dục Việt Nam và các đồng chí.
Xin kính chúc các đồng chí sức khỏe và hạnh phúc.
Xin cảm ơn các đồng chí đã đến thăm trường.
Mẫu bài diễn văn khai mạc đại hội thi đua
Kính thưa: Đồng chí Phạm Đức Toàn – Phó trưởng ban Thi đua khen thưởng Trung ương, Tổng thư ký Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương.
Kính thưa Các quý vị đại biểu!
Thưa toàn thể Đại hội.
Hôm nay, trong không khí thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X. Tỉnh Bắc Ninh long trọng tổ chức đại hội thi đua yêu nước lần thứ 10, giai đoạn 2020 – 2025.
Đại hội thi đua yêu nước là sự kiện chính trị quan trọng trong đời sống xã hội của nhân dân trong tỉnh, là ngày hội lớn với sự kết tinh và hội tụ của các phong trào thi đua, các tấm gương điển hình tiên tiến tiêu biểu cho các ngành, các địa phương và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã có thành tích xuất sắc trong 5 năm qua.
Đại hội chúng ta vui mừng và vinh dự được chào đón Hội đồng thi đua khen thưởng TW, Ban thi đua khen thưởng TW; Chào mừng các đ/c đại diện lãnh đạo UBND và Hội đồng thi đua khen thưởng các tỉnh, thành phố; Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tây, Vĩnh Phúc.
Thay mặt Đại hội, tôi xin cảm ơn sự hiện diện và sự quan tâm chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Anh Tuấn – Ủy viên Trung ương đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Sự hiện diện của các đồng chí nguyên là Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh qua các thời kỳ và các đ/c trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ các tỉnh, các đ/c lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể trong tỉnh, các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND các huyện, thị xã.
Đại hội nhiệt liệt chào mừng đại biểu các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các tập thể và cá nhân là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Thầy thuốc ưu tú, các chiến sĩ thi đua toàn quốc, cùng 244 đại biểu đại diện cho các tập thể điển hình tiên tiến và cá nhân điển hình tiên tiến đã về dự Đại hội. Đây là những tấm gương tiêu biểu, những bông hoa đẹp trong vườn hoa thi đua yêu nước của tỉnh nhà.
Đại hội chúng ta ghi nhận và cảm ơn sự có mặt của các cơ quan thông tin, báo chí TW và địa phương đã đến dự và đưa tin.
Đề nghị toàn thể đại hội nhiệt liệt hoan nghênh các vị khách quý và các vị đại biểu đã mang đến cho đại hội niềm động viên và sự cổ vũ lớn lao. Xin kính chúc các quý vị đại biểu đẹp. mạnh khỏe, hạnh phúc; Chúc Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Bắc Ninh lần thứ 2 thành công tốt đẹp.
Kính thưa các vị đại biểu! Thưa đại hội.
Trong 5 năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành có hiệu quả của các cấp chính quyền, sự hoạt động tích cực của MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội, cùng với phong trào thi đua lao động sản xuất, công tác và học tập của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; Vì vậy nền kinh tế – xã hội tiếp tục được phát triển: Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến, An ninh Quốc phòng được giữ vững và tăng cường, xã hội ổn định; hệ thống chính trị được giữ vững; đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện; bộ mặt đô thị và nông thôn ngày càng đổi mới.
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, để đạt được những mục tiêu quan trọng ấy, chúng ta đã tổ chức nhiều phong trào thi đua trên khắp các lĩnh vực lao động, sản xuất, công tác và học tập. Trong phong trào thi đua ấy đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến. Và nhiều tháng qua, ở khắp nơi trong tỉnh, các ngành, các địa phương đã tổ chức đại hội thi đua yêu nước nhằm biểu dương “Người tốt, Việc tốt”, lựa chọn những điển hình tiên tiến, để hôm nay chúng ta hội tụ về đây tham dự đại hội thi đua yêu nước tỉnh Bắc Ninh lần thứ 2.
Kính thưa các vị đại biểu! Thưa đại hội.
Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Bắc Ninh lần thứ V có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá những thành quả đã đạt được, những ưu, khuyết điểm trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào thi đua, công tác khen thưởng và rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra phương hướng nhiệm vụ và các biện pháp để tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua, tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong thời gian tới. Đồng thời, đại hội chúng ta sẽ biểu dương và tôn vinh những tập thể, cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua tiêu biểu, những gương điển hình tiên tiến xuất sắc đại diện cho các cấp, các ngành, các tầng lớp thuộc mọi giới, mọi ngành, lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, nhằm khơi dậy, cổ vũ sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy nội lực, tranh thủ thời cơ và sự hỗ trợ của các cơ quan Trung ương, các tỉnh bạn, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội giai đoạn 2020 – 2025.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của Đại hội, tôi đề nghị các vị đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, thảo luận sôi nổi, đóng góp trí tuệ để Đại hội thành công tốt đẹp.
Tôi tin tưởng rằng, sau đại hội thi đua yêu nước lần thứ V, phong trào thi đua ở khắp các lĩnh vực, trên địa bàn tỉnh sẽ có những bước phát triển mới.
Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Đại hội thi đua tỉnh Bắc Ninh lần thứ V.
Xin kính chúc sức khỏe các vị khách quý, các vị đại biểu. Chúc Đại hội thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Mẫu bài diễn văn khai mạc Hội nghị
Mẫu bài diễn văn khai mạc Hội nghị xúc tiến kêu gọi đầu tư vào đảo Phú Quốc
Kính thưa quý vị đại biểu thân mến.
Kiên Giang là tỉnh nằm tận cùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc Việt Nam, là một trong phát triển du lịch, đặc biệt có đảo Phú Quốc đã được Chính phủ quyết định đầu tư phát triển năm vùng trọng điểm phát triển du lịch của cả nước. Kiên Giang có nhiều tiềm năng, lợi thế để thành trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Hôm nay, tại hội nghị này, thay mặt lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, tôi nhiệt liệt chào mừng sự hiện diện của Đồng chí Vũ Khoan, Phó Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí đại diện lãnh đạo bộ ngành Trung ương, chào mừng đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch UBND thành phố Hồ chí Minh cùng lãnh đạo các sở ban ngành thành phố và các tỉnh bạn. Xin nhiệt liệt chào mừng các đại biểu khách mời là đại diện các Sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cơ quan tư vấn, báo chí… trong và ngoài nước đã đến tham dự hội nghị.
Kính thưa quý đại biểu,
Trước hết, tôi xin khái quát về hiện trạng đảo Phú Quốc.
Huyện đảo Phú Quốc có diện tích 593 km2, bao gồm đảo Phú Quốc rộng 561 km2, cụm đảo Nam An Thới nằm liền kề phía Nam đảo Phú Quốc với diện tích trên 10km2 và cụm đảo Thổ Chu cách đảo Phú Quốc khoảng 110km về hướng Tây Nam với diện tích trên 20 km2. Các đề án, quy hoạch và cơ chế chính sách ưu đãi được Chính phủ ban hành có phạm vi áp dụng bao gồm đảo Phú Quốc và quần đảo Nam An Thới.
Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất và đông dân nhất của Việt Nam (hiện nay có gần 85.000 dân đang sinh sống). Trong giai đoạn 2001-2005, GDP của Phú Quốc tăng trưởng bình quân hàng năm 12,6%; thu nhập bình quân đầu người 620.000 đồng/tháng; có 61,5% dân số trong độ tuổi lao động; 6,38 % hộ nghèo.
Phú Quốc có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, cảnh quan xinh đẹp. Với bờ biển dài 150 km, cách Hà Tiên 46 km và cách Rạch Giá 115km, Phú Quốc rất thuận lợi cho giao thương, du lịch với các nước trong khu vực kể cả bằng đường biển và đường hàng không. Phú Quốc chỉ cách vùng phát triển công nghiệp và du lịch Đông Nam của Thái Lan khoảng 500km, cách vùng Đông Malaysia khoảng 700km và cách Singapore khoảng 1000km; đặc biệt là gần kề với cửa ngõ Tây Nam của Campuchia. Từ phía Bắc đảo Phú Quốc đến thành phố Kép và thành phố Sihanoukville của Vương Quốc Campuchia cũng khá gần. Khí hậu ở Phú Quốc nắng ấm quanh năm, ít gió bão. Địa hình núi non trùng điệp, nhiều bãi biển rừng nguyên sinh. sạch đẹp, có nhiều sông suối và khoảng 37.000 ha rừng tự nhiên, trong đó có hơn 14.000 ha rừng nguyên sinh.
Vùng biển Phú Quốc có nhiều loại hải sản phong phú, đa dạng, có loại thuộc giống loài quý hiếm, các hệ sinh thái rạn san hô và thảm cỏ biển. Hiện Kiên Giang đang làm hồ sơ đề nghị Tổ chức UNESCO chọn làm khu dự trữ sinh quyển.
Về định hướng phát triển đảo Phú Quốc.
Xuất phát từ tiềm năng và lợi thế của Phú Quốc, được sự quan tâm của Chính Phủ Việt Nam đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 nhằm định hướng xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch, chủ yếu là du lịch sinh thái đảo, biển chất lượng cao, mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Đến nay Chính phủ đã có các quyết định cụ thể về quy hoạch chung xây dựng đảo, phát triển giao thông; chế xuất nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại đảo; quy chế tổ chức hoạt động và đặc biệt là cơ chế, chính sách ưu đãi áp dụng cho Phú Quốc. Hiện nay, quy hoạch phát triển du lịch đảo Phú Quốc đến năm 2020 đã hoàn thành đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các quy hoạch chuyên ngành khác cũng đang được triển khai thực hiện.
Các quyết định của Chính phủ Việt Nam về Phú Quốc đã được gửi đầy đủ cho quý đại biểu. Ở đây, tôi xin được nói rõ thêm một số vấn đề chủ yếu, đó là:
Trong quá trình phát triển Phú Quốc, phải đảm bảo hai yêu cầu: Một là, phải bảo vệ cho bằng được môi trường sinh thái, gắn với giữ gìn cảnh quan thiên nhiên; hai là, phát triển Phú Quốc phải đảm bảo ổn định và bền vững.
Mục tiêu phát triển Phú Quốc đến năm 2010, hàng năm thu hút khoảng 300-350 ngàn lượt khách du lịch; giải quyết đáng kể việc làm, nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân đảo Phú Quốc và các đảo nằm trong huyện Phú Quốc, và cố gắng giữ mật độ dân số của đảo khoảng 150 ngàn người.
Đại Đến năm 2020, sẽ hoàn thành cơ bản việc xây dựng đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao mang tầm cỡ quốc tế. Lúc này, Phú Quốc sẽ mang diện mạo của một thành phố biển du lịch hiện đại, hàng năm thu hút từ 2-3 triệu lượt khách du lịch. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở mức cao, quốc phòng an ninh được giữ vững và tăng cường để tạo điều kiện cho Phú Quốc phát triển ổn định và bền vững. Giữ mật độ dân số ở Phú Quốc khoảng 230 ngàn người.
Để đạt được những mục tiêu trên đây, Chính phủ đã định hướng phát triển Phú Quốc như sau:
Tập trung phát triển du lịch và dịch vụ là ngành chủ yếu, với các loại hình đa dạng như: du lịch tắm biển gắn với thể thao dưới nước; công viên hải dương; du lịch sinh thái (tham quan du ngoạn quanh đảo và các đảo nhỏ, nghiên cứu về các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa, câu cá, câu mực…); du lịch thể thao (thể thao biển, leo núi); du lịch vui chơi giải trí, đặc biệt là một số hình thức vui chơi giải trí cao cấp như chơi golf, cá cược, đua ngựa, đua chó…và du lịch gắn với các hội nghị, hội thảo (du lịch MICE)…
Từ nay đến năm 2010, hình thành các khu du lịch với diện tích 1.200-1.500 ha, các khu vui chơi giải trí khoảng 1.000 ha (sân golf, trường đua, các dịch vụ vui chơi giải trí khác). Từ năm 2011-2020 sẽ tiếp tục mở rộng, hoàn chỉnh các khu du lịch, nâng tổng diện tích đất phát triển du lịch lên khoảng 3.800 ha và đầu tư hoàn thiện các khu vui chơi giải trí trên đảo khoảng 1.000 ha.
Bên cạnh đó, các ngành nghề khác cũng được phát triển theo hướng phục vụ du lịch. Về thương mại, quy hoạch và đầu tư hai khu phi thuế quan gắn với cảng biển quốc tế An Thới và sân bay quốc tế Phú Quốc, phục vụ cho các hoạt động: sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu và hàng phục vụ tại chỗ; thương mại hàng hóa; thương mại dịch vụ như kho ngoại quan, tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, vui chơi, giải trí, nhà hàng ăn uống; hoạt động xúc tiến thương mại…
Về nông nghiệp, phát triển chủ yếu theo hướng sạch, chất lượng cao phục vụ cho du lịch. Giữ diện tích nông nghiệp ổn định đến năm 2020 là 4.600 ha, chủ yếu cho bảo tồn, phát triển nâng cao năng suất, chất lượng cây tiêu, trồng cây ăn trái đặc sản, trồng rau sạch, trồng hoa và cây cảnh.
Lâm nghiệp được phát triển theo hướng đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên rừng phục vụ du lịch sinh thái. Để đảm bảo phát triển bền vững, sẽ giữ vững diện tích rừng của Phú Quốc ổn định khoảng 37 ngàn ha; trong này bảo vệ, quản lý cho bằng được khu bảo tồn quốc gia, xem đây là sự sống còn của Phú Quốc; nghiên cứu di thực các loài cây có giá trị bảo tồn và tạo cảnh từ các miền đất nước và từ nước ngoài đến Phú Quốc để làm giàu thêm vốn rừng và tăng thêm giá trị cảnh quan ở các khu du lịch, khu đô thị trên đảo.
Về phát triển ngành thủy sản theo hướng khai thác và kết hợp với nuôi trồng các loại thủy đặc sản như trai ngọc, cá lồng,vừa phục vụ du lịch, vừa cho xuất khẩu. Nhiệm vụ quan trọng là sắp xếp lại các làng chài, chế biến thủy sản các loại và chuyển mạnh sang nuôi trồng, sản xuất giống các loại thủy sản có giá trị và nuôi cá cảnh xuất khẩu. Quy hoạch và đầu tư một số khu bảo tồn biển ở phía Bắc đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới để giữ gìn các rạn san hô, thảm cỏ biển và các loài thủy sản quý hiếm như dugong (bò biển), rùa biển…
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chủ yếu là công nghiệp thực phẩm và đồ uống, sản xuất hàng tiêu dùng, đồ trang sức và đồ lưu niệm; công nghiệp phục vụ vận tải thủy và đánh bắt thủy sản; công nghiệp chế biến nước mắm đặc sản. Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp và làng nghề truyền thống đặc trưng của Phú Quốc có quy mô khoảng 100-150 ha, chủ yếu phục vụ bảo tồn, phát triển nghề sản xuất nước mắm truyền thống và phát triển một số sản phẩm công nghiệp sạch, công nghệ cao.
Từ nay đến năm 2010 sẽ chỉnh trang các khu đô thị hiện có trên đảo đồng thời hình thành các khu đô thị mới với diện tích 1.100-1.200 ha, có 60.000-80.000 dân sinh sống. Giai đoạn 2011-2020 tiếp tục mở rộng, xây dựng hoàn chỉnh các khu đô thị trên đảo với diện tích 2.300 ha, cho 160.000-180.000 dân sinh sống. Các trung tâm xã sẽ đầu tư các cụm dân cư nông thôn với quy mô 600 ha, có 40-50 ngàn dân sinh sống vào năm 2020.
Hệ thống kết cấu hạ tầng trên đảo được quy hoạch đầu tư phát triển theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đảo, phục vụ cho phát triển du lịch, dịch vụ. Từ nay đến năm 2010, tập trung đầu tư các công trình thiết yếu của đảo như mạng lưới giao thông đường bộ trên đảo, các cảng biển, sân bay quốc tế, nguồn cung cấp điện ổn định, các hồ nước ngọt, mạng lưới thông tin liên lạc, bệnh viện, trường dạy nghề… Giai đoạn 2011-2015 sẽ tiếp tục đầu tư cơ bản hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng của đảo Phú Quốc. Nguồn vốn đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng trên đảo Phú Quốc sẽ được huy động tổng hợp từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn vốn từ quỹ đất, vốn ODA, vốn đầu tư trong nước và nước ngoài theo các hình thức BOT, BTO, BT và nếu cần thiết sẽ phát hành trái phiếu công trình.
Tiếp theo đây tôi xin nêu một số công trình hạ tầng thiết yếu cần đầu tư, đó là:
Đầu tư sân bay quốc tế tại Phú Quốc. Từ nay đến năm 2010 sử dụng sân bay hiện tại ở Dương Đông cho các loại máy bay ATR72, FOKKER70 hạ cất cánh; tiếp tục đầu tư nâng cấp, bổ sung trang thiết bị để nâng công suất lên 300.000 hành khách/năm và để đủ điều kiện mở tuyến bay quốc tế qua các nước lân cận như Thái Lan, Campuchia. Sân bay quốc tế mới của Phú Quốc sẽ được đầu tư tại xã Dương Tơ, đủ điều kiện để hạ cất cánh các loại máy bay A320, A321, B767 (và các loại máy bay khác tương đương), có quy mô khoảng 800 ha với công suất khoảng 2,5 triệu hành khách/năm.
Về cấp nước ngọt cho Phú Quốc, sắp tới chủ yếu sử dụng nguồn nước mặt, hạn chế tối đa khai thác nước ngầm. Từ nay đến năm 2020, sẽ quy hoạch và triển khai dự án đầu tư xây dựng 4 hồ trữ nước phục vụ nhu cầu nước sạch trên đảo là: hồ Dương Đông với công suất khoảng 7- 10 triệu m3, hồ Suối Lớn với công suất khoảng 1.5 triệu m, hồ Rạch Cá với công suất khoảng 1 triệu m3, hồ Cửa Cạn với công suất khoảng 33-35 triệu m. Sau năm 2020, khi có nhu cầu phát bổ sung cho đảo. triển, sẽ nghiên cứu đưa nước ngọt từ đất liền và tái sử dụng nguồn nước sau khi xử lý cung cấp bổ sung cho đảo.
Về cấp điện, tổng nhu cầu điện cho đảo dự kiến khoảng 50 MW đến năm 2010 và khoảng 150 MW vào năm 2020. Nguồn cung cấp điện là đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện và nghiên aa ked for lưới điện quốc gia từ đất liền ra đảo bằng hệ thống cáp ngầm. Tỉnh khuyến khích và kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các công trình cung cấp điện cho Phú Quốc, bằng mọi phương án, kể cả kéo cáp ngầm, điện năng lượng mặt trời, sức gió… để bảo vệ môi trường sinh thái.
Đầu tư xử lý rác thải và chất thải với công nghệ hiện đại nhất để bảo vệ tốt môi trường trên đảo. Trước mắt sẽ xây dựng 2 khu xử lý rác tập trung ở phía Bắc và Nam đảo Phú Quốc, mô mỗi khu khoảng 25 ha.
Kính thưa quý đại biểu,
Về cơ chế, chính sách áp dụng cho Phú Quốc, Chính phủ Việt Nam đã cho phép Phú Quốc được áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi cao nhất mà Nhà nước Việt Nam đã ban hành về tất cả các loại hình đầu tư kề cả trong nước và nước ngoài. Đồng thời Phú Quốc còn được áp dụng một số ưu đãi vượt trội về cơ chế quản lý đầu tư, về nhập xuất cảnh và cư trú của người nước a 1 ngoài, về giá cho thuê đất và các loại thuế. Đặc biệt, Chính phủ đã cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở trên đảo Phú Quốc, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài được mua nhà ở và được thuê đất ở lâu đài trên đảo Phú Quốc và đều được áp dụng chính sách một giá.
Để thực hiện các quyết định của Chính phủ về phát triển đảo Phú Quốc, Lãnh đạo Tỉnh đã ra nghị quyết chuyên đề và kế hoạch thực hiện cho từng giai đoạn từ nay đến năm 2020, trước mắt là kế hoạch phát triển Phú Quốc đến 2010. Cụ thể trong hai năm 2006-2007, tỉnh tập trung thực hiện các công việc quan trọng sau:
Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Quản lý đầu tư phát triển đảo Phú Quốc để làm nhiệm vụ giải quyết tất cả các thủ tục đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư theo cơ chế một cửa ngay tại đảo Phú Quốc.
Xúc tiến triển khai quy hoạch chi tiết tất cả các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, các khu đô thị và các khu chức năng khác theo quy hoạch chung để làm cơ sở cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương xây dựng kế hoạch đầu tư kết cấu hạ tầng giai đoạn 2006 – 2010 để huy động nguồn vốn trong nước và nước ngoài cho đầu tư, trong đó, ưu tiên nhất là đầu tư cấp điện, cấp nước, sân bay, bến cảng, hệ thống đường giao thông và xử lý môi trường trên đảo Phú Quốc.
Quy hoạch và triển khai xây dựng các khu tái định cư cho nhân dân trong các vùng dự án phải di dời, đảm bảo các hộ dân di dời có điều kiện sống tốt hơn nơi ở cũ, gắn với việc đào tạo chuyển đổi nghề phù hợp, tạo thu nhập và đời sống được nâng lên.
Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ và xây dựng chính sách thu hút nhân tài từ nơi khác đến Phú Quốc, đồng thời quản lý chặt chẽ việc di dân đến Phú Quốc một cách có kế hoạch, đảm bảo cho Phú Quốc phát triển bền vững và giữ gìn tốt an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Kính thưa quý vị!
Đến nay, có thể nói rằng, Phú Quốc đã có định hướng phát triển và cơ chế chính sách rõ ràng, đó chính là nhờ ở sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ Việt Nam đối với Kiên Giang và Phú Quốc; cũng như sự nỗ lực của tỉnh nhà và sự giúp đỡ nhiệt tình của các Bộ, ngành Trung ương. Hơn một năm qua, tỉnh Kiên Giang đã đón tiếp gần 180 doanh nghiệp và các nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Phú Quốc, trong số đó đã có 45 dự án được tỉnh đồng ý về chủ trương đầu tư và đã cấp phép cho 12 dự án. Tuy nhiên, đó chỉ mới là sự khởi đầu.
Được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp với UBND thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị này nhằm để giới thiệu tiềm năng, công bố quyết định của Chính phủ về định hướng phát triển đảo Phú Quốc, cơ chế chính sách cho Phú Quốc và các dự án kêu gọi đầu tư vào Phú Quốc với quý vị đại biểu, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có quan tâm đến Phú Quốc.
Đây cũng là dịp để Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cùng gặp gỡ, bàn bạc, trao đổi trực tiếp với quý đại biểu, đặc biệt là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm về Phú Quốc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện chủ trương của Nhà nước Việt Nam về phát triển đảo Phú Quốc.
Như vậy, tại hội nghị này, xin mời quý đại biểu cùng trao đổi để hiểu sâu thêm về định hướng quy hoạch phát triển đảo Phú quốc, các lĩnh vực và các dự án kêu gọi đầu tư, đặc biệt là thảo luận làm rõ thêm cơ chế chính sách ưu đãi dành cho Phú Quốc.
Kính thưa quý đại biểu,
Thay mặt tỉnh Kiên Giang, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Đồng chí Vũ Khoan, Phó Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí đại diện các cơ quan ban ngành Trung ương. Chúng tôi hết sức cảm ơn Đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBND và các sở ban ngành Thành phố Hồ Chí Minh. Xin hết sức cảm ơn các Sứ quán, Tổng lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam. Xin cảm ơn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các nhà tư vấn trong và ngoài nước và cơ quan thông tấn, báo chí đã quan tâm đến dự hội nghị. Sự hiện diện của tất cả quý đại biểu đã động viên chúng tôi rất nhiều và càng củng cố niềm tin về tương lai tràn đầy triển vọng của Phú Quốc.
Một lần nữa, tôi hy vọng rằng, quý đại biểu ở các cương vị của mình, sẽ tiếp tục dành sự quan tâm hỗ trợ cho Kiên Giang, giúp đỡ giới thiệu và kêu gọi đầu tư vào Phú Quốc.
Về phía tỉnh Kiên Giang, trong thời gian qua đã có mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Trong thời gian tới, chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đến đầu tư kinh doanh tại Phú Quốc. Cụ thể là, thực hiện đầy đủ các ưu đãi theo Quyết định của Chính phủ; thường xuyên gặp gỡ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn; phát triển mạnh các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện “một cửa”, tạo thuận lợi trong mọi thủ tục đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, cấp đất, vay vốn, thuế; nhất là tăng cường đào tạo nguồn nhân lực… Trong trường hợp cần thiết, xin quý vị liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ, qua Email đã gửi kèm theo tài liệu cho quý vị.
Với ý nghĩa và lòng mong muốn của Tỉnh Kiên Giang sẽ phát triển Đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao tầm cỡ khu vực và quốc tế. Thay mặt lãnh đạo Tỉnh vào Đảo Phú Quốc. Ha Kiên Giang và Ban Tổ chức, tôi trân trọng tuyên bố khai mạc Hội nghị xúc tiến kêu gọi đầu tư vào Đảo Phú Quốc.
Xin chúc sức khỏe quý vị đại biểu, xin cám ơn!
Mẫu bài diễn văn khai mạc “Tết trồng cây”
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo,
Kính thưa quý vị đại biểu,
Với khí thế của cả nước nói chung và của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong việc lập thành tích chào mừng ngày lễ lớn 30/4 – ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, 1/5 – Ngày quốc tế lao động. 19/5 – ngày sinh Hồ Chủ tịch.
Huyện ủy, Hội đồng nhân đồng nhân dân, Ủy ban nhân huyện Bình Chánh tổ chức lễ “Tết trồng cây”. Thay mặt huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, tôi xin chân thành cảm ơn sự hiện diện và hân hạnh được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo cùng quý vị đại biểu về dự buổi lễ tết trồng cây hôm nay.
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, Kính thưa quý vị đại biểu,
Mùa Xuân 1959 Bác Hồ đã khởi xướng “Tết trồng cây” được nhân dân ta hưởng ứng thực hiện. Từ đó phong trào “Tết trồng cây” trở thành cuộc vận động có tính xã hội và thu hút nhiều ngành, nhiều giới tham gia theo lời kêu gọi của Bác:
“Mùa Xuân là tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Trong những năm qua, thành phố chúng ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào trồng cây, bảo vệ rừng và cây xanh đạt nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần tích cực bảo vệ môi trường sinh thái của Thành phố nói chung và trên địa bàn huyện Bình Chánh nói riêng. Nhằm phát huy hơn nữa các thành quả đạt được và khắc phục những mặt tồn tại, và hưởng ứng đợt phát động tết trồng cây của Thành phố Hồ Chí Minh vào dịp ngày sinh Bác Hồ 19-5-2009, hôm nay huyện Bình Chánh phát động và ra quân thực hiện phong trào “Tết trồng cây” với các nội dung: Trồng cây xanh trong khuôn viên cơ quan, trường học, chung quanh nhà ở, khu dân cư, khu công nghiệp, doanh trại quân đội, ven đường, dọc tuyến kênh, sông rạch… để tăng độ che phủ cho huyện thêm sạch, đẹp, xanh tươi và cải tạo môi sinh trên địa bàn huyện.
Tôi xin tuyên bố khai mạc lễ Tết trồng cây.
Xin chân thành cảm ơn sự hiện diện của các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu.
Kính chúc sức khỏe các đồng chí lãnh đạo và quý vị đại biểu. Chúc lễ Tết trồng cây hôm nay thành công tốt đẹp.
Mẫu bài diễn văn tại buổi lễ động thổ
Bài phát biểu của ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Huyện Y trong buổi lễ động thổ nhà máy kem ăn Wall’s Việt Nam Huyện Y
Kính thưa các vị đại diện tập đoàn Unilever,
Kính thưa các vị lãnh đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn Wall’s Việt Nam
Kính thưa quý vị đại biểu,
Thay mặt Ủy ban nhân dân huyện Y, hôm nay tôi rất vui mừng đến dự lễ động thổ khởi công xây dựng công trình nhà máy kem ăn của Công ty trách nhiệm hữu hạn Wall’s Việt Nam, là đơn vị của tập đoàn Unilever. Đây là đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài thứ 16 đến đầu tư sản xuất trên địa bàn huyện Y.
Trước tiên, tôi xin chúc mừng sức khỏe các vị đại diện tập đoàn Unilever, các vị lãnh đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn Wall’s Việt Nam và các vị đại biểu đã đến dự lễ động thổ hôm nay. Chúc Công ty trách nhiệm hữu hạn Wall’s Việt Nam sẽ làm ăn đạt hiệu quả cao trên địa bàn huyện Y chúng tôi.
Kính thưa quý vị,
Như quý vị đã biết, huyện Y chúng tôi đang cùng với tỉnh Z và cả nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Là một huyện nông nghiệp nghèo, bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, nên yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với huyện Y chúng tôi là hết sức bức xúc. Do vậy, lãnh đạo huyện rất hoan nghênh tất cả các đơn vị trong cũng như ngoài nước đến đầu tư sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện, một điều kiện thuận lợi là huyện Y chúng tôi đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch 3 khu công nghiệp tập trung, gồm khu công nghiệp Cao Thắng, khu công nghiệp Tân Tiến và khu công nghiệp Bắc Thị trấn huyện mà chúng tôi đang dự lễ khởi công hôm nay.
Quy mô các khu công nghiệp huyện lên đến 1000ha, và trong tương lai có thể còn được quy hoạch tiếp đến các khu công nghiệp khác, huyện Y sẵn sàng tiếp nhận tất cả các đơn vị đến đầu tư phát triển sản xuất nhiều ngành nghề nhiều mặt hàng. Trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình, lãnh đạo huyện Y luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục về mặt bằng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các khu công nghiệp để đón nhận các đơn vị đến đầu tư sản xuất. Trong thời gian qua ở các khu công nghiệp của huyện đã có trên 10 đơn vị đi vào sản xuất có hiệu quả với tổng số vốn đầu tư trên 1 1 đầu tư trên 100 triệu đô-la. Tất cả các đơn vị đều có mối quan hệ tốt với địa phương chúng tôi. Với điều kiện như vậy, chúng tôi hy vọng sau Công ty Wall’s Việt Nam sẽ còn nhiều đơn vị khác đến đầu tư sản xuất trên địa bàn huyện.
Một lần nữa, xin kính chúc sức khỏe quý vị đại diện Tập đoàn Unilever, quý vị lãnh đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn Wall’s Việt Nam và các vị đại biểu. Chúc đơn vị làm ăn đạt hiệu quả cao trên địa phương chúng tôi.
Xin cảm ơn tất cả quý vị.
Mẫu bài diễn văn bế mạc đại hội, hội nghị tham khảo
Mẫu diễn văn bế mạc Đại hội Đảng bộ cơ quan
Kính thưa quý vị đại biểu!
Sau một ngày làm việc khẩn trương sôi nổi, với tinh thần trách nhiệm cao, Đại hội Đảng bộ Trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học ngân hàng chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh khóa 8 đã thành công tốt đẹp.
Đại hội đã thảo luận và quyết định những vấn đề lớn hết sức quan trọng và cấp bách đó là:
Phát huy quyền làm chủ của cán bộ công nhân viên tiếp tục xây dựng Đảng bộ trung tâm trong sạch vững mạnh, và bầu bổ sung thường vụ Đảng ủy, bầu 5 đồng chí đi dự Đại hội Đảng cấp trên.
Các đồng chí trong Ban Giám đốc, Ban chấp hành Công đoàn đã có ý kiến quan trọng thẳng thắn với tinh thần trách nhiệm cao, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, xác đáng.
Đại hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết về đào tạo nghiệp vụ theo mô hình phát triển ngân hàng, Nghị quyết về cán bộ của thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết về đào tạo theo mô hình phát triển ngân hàng.
Phải liên kết trường ngân hàng của cả nước phát triển, mở các lớp SIDA, cử giáo viên đi nghiên cứu ở nước ngoài, tăng cường đội ngũ giáo viên đi học cao học, đi tập huấn ngắn hạn và dài hạn để nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành về kinh tế.
Về khoa học phải mở ra những giải thưởng lớn cho mỗi bài viết về nghiệp vụ ngân hàng…
Phòng đào tạo phải lên lịch phù hợp để cho giáo viên có những thời gian tự nghiên cứu. Phải có lịch giảng trước để giáo viên bố trí thời gian giảng và nghiên cứu.
Quản lý chặt chẽ theo quy chế học tập, thi, cả thi vào lẫn thi hết môn. Phải lấy điểm từ trên xuống, theo dõi số điểm báo về cơ quan để có những biện pháp xử lý kịp thời.
Các tài liệu học tập của sinh viên phải có những kiến thức phong phú, sát thực tế và có đủ tài liệu để sinh viên nghiên cứu tốt.
Về công tác cán bộ trong tình hình hiện nay, chúng ta phải chú trọng rèn luyện đào tạo cán bộ một cách toàn diện, đồng bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ thực sự kiên định, vững mạnh, sáng tạo.
Đứng trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong thời đại cách mạng công nghệ và bùng nổ thông tin, cán bộ của ta trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý, nhất thiết phải có tri thức, có trình độ năng lực để tổ chức quản lý, điều hành. Không có tri thức thì không thể lãnh đạo, quản lý, điều hành được. Mặt khác, phải thấy hết yêu cầu rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng đạo đức trong tình hình hiện nay.
Đó là đạo đức trong sáng trung thực, cần kiệm – liêm chính – chí công – vô tư, không tham nhũng, không đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc, của cộng đồng.
Đó là lối sống trong sạch, lành mạnh gần gũi nhân dân, gương mẫu và gắn bó với quần chúng.
Đó là phong cách khoa học, dân chủ sâu sát với thực tế và cơ sở, ý thức tổ chức và kỷ luật, chấp hành nghiêm túc chỉ thị, nghị quyết, sự phân công của cấp trên, ý thức lãnh đạo tập thể đi đội với trách nhiệm cá nhân. Các nội dung đó hòa quyện vào nhau một cách biện chứng tạo nên cốt cách, đạo đức của người cách mạng.
Hai nghị quyết của Đảng bộ Trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học ngân hàng lần có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau. Vì vậy cần triển khai thực hiện một cách tích cực, khẩn trương và có hiệu quả thiết thực…
Thưa các đồng chí,
Trên đây là một số điểm được nêu lên tại Đại hội Đảng bộ Trung tâm. Chúng tôi tin tưởng rằng toàn Đảng bộ công nhân viên chức đoàn kết một lòng phát huy sức mạnh tổng hợp, nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách thực hiện tốt nhất mọi nghị quyết của Đảng bộ, đưa Trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học ngân hàng chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục vững bước đi lên.
Thay mặt Đảng bộ Trung tâm, tôi xin tuyên bố bế mạc Đại hội Đảng khóa 8.
Chúc sức khỏe quý vị đại biểu.
Co-Founder and Executive tại CTCP Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ Đức Thịnh Phát. Chuyên gia trong lĩnh vực Văn thư Lưu trữ, đồng thời là nhà tư vấn về chuyển đổi số trong Công tác Lưu trữ tại các cơ quan và doanh nghiệp.