Điều khiển xe công nông cần giấy phép lái xe loại nào?

Khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông, việc yêu cầu các loại giấy tờ, giấy phép là một biện pháp quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo điều kiện an toàn giao thông, chất lượng phương tiện cũng như tư cách của người tham gia giao thông. Bên cạnh các phương tiện quen thuộc như xe máy, ô tô, xe tải, … xe công nông cũng là một trong những loại phương tiện khá phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc xe công nông cần giấy phép lái xe loại nào? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp bạn đọc giải đáp và phân tích vấn đề trên.

1. Xe công nông là gì?

Công nông (máy cày) là loại xe máy vừa phục vụ nông nghiệp, vừa là máy kéo nhỏ trọng tải đến 1.000 kg khi kéo theo rơ moóc lưu thông trên đường bộ. Tùy theo nhu cầu sử dụng, cơ cấu điều khiển của loại xe này có thể bằng càng hoặc vô lăng.

Xe Công Nông Cần Giấy Phép Lái Xe Loại Nào

 

Xe công nông cần giấy phép lái xe loại nào?

2. Giấy phép lái xe là gì?

2.1. Khái niệm

Giấy phép lái xe (còn gọi là bằng lái xe) là một loại giấy phép/chứng chỉ mà người điều khiển các phương tiện giao thông được cấp bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có bằng lái có nghĩa là được phép vận hành các loại xe máy, xe hơi, xe tải, xe khách,… tham gia giao thông công cộng tại một quốc gia cụ thể. 

2.2. Điều kiện

Muốn có được giấy phép lái xe, người sử dụng xe phải làm các thủ tục thi bằng lái xe và tiến hành thi bằng lái xe/ thi sát hạch lái xe để được chứng nhận về khả năng lái xe. Sau khi được cấp phép, người thi mới có quyền hợp pháp để điều khiển phương tiện tham gia giao thông. 

Để đủ điều kiện xin cấp giấy phép, người muốn đăng ký bằng lái xe phải đảm bảo đủ điều kiện về độ tuổi, yêu cầu sức khỏe và các quy định đặc biệt khác của nhà nước. Trong trường hợp cảnh sát giao thông yêu cầu xuất trình giấy phép khi kiểm tra mà người điều khiển phương tiện giao thông không có thì phải chịu các hình thức xử phạt khác nhau, đa phần là phạt hành chính, nếu kèm theo các vi phạm khác thì có thể tước giấy phép lái xe tạm thời hoặc giữ phương tiện.

2.3. Phân loại

Căn cứ vào quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 và Điều 16 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, giấy phép lái xe tại Việt Nam được phân ra thành các hạng bằng lái sau đây:

  • Hạng A1: Cấp cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cc đến 175cc và người khuyết tật để điều khiển mô tô ba bánh dành cho người khuyết tật

  • Hạng A2: Cấp cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cc trở lên và cả các loại xe đã quy định trong giấy phép lái xe hạng A1

  • Hạng A3: Cấp cho người điều khiển mô tô ba bánh, bao gồm cả xe lam ba bánh, xe xích lô gắn máy cùng các loại xe đã quy định trong giấp phép lái xe A1

  • Hạng A4: Cấp cho người điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1000 kg

  • Hạng B1: Cấp cho người điều khiển (nhưng không phải trong trường hợp hành nghề) các loại xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi cho người lái), ô tô tải chuyên dụng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg, máy kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg

  • Hạng B2: Cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển các loại xe ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg và các loại xe đã được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1

  • Hạng C: Cấp cho người điều khiển các loại xe ô tô tải (cả ô tô tải chuyên dùng), ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên, máy kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên và các loại xe đã được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1, B2

  • Hạng D: Cấp cho người điều khiển các loại ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi của lái xe) cùng các loại xe đã được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C

  • Hạng E: Cấp cho người điều khiển các loại ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi cùng các loại xe đã được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D

  • Hạng F: Cấp cho người đã có giấy phép lái xe hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe tương ứng có thể kéo rơ-mooc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, sơ mi rơ-mooc, ô tô nối toa

Những người có giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tướng ứng có thể kéo thêm một rơ-mooc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

3.  Xe công nông cần giấy phép lái xe loại nào?

Theo quy định tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định: Giấy phép lái xe hạng A4 có hiệu lực điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người điều khiển loại xe này chưa có Giấy phép lái xe phù hợp, gây tai nạn và mất trật tự an toàn giao thông.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về việc xe công nông cần giấy phép lái xe loại nào?

, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình tham gia giao thông trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

5/5 – (3936 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin