Điều kiện để mở trung tâm bồi dưỡng văn hóa – Việt Luật Hà Nội
Mục lục bài viết
Điều kiện để mở trung tâm bồi dưỡng văn hóa
Hiện nay, việc bồi dưỡng văn hóa ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của mọi người, do đó mà nhiều trung tâm ra đời hoạt động trong lĩnh vực này. Vậy để thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa thì cần tuân thủ điều kiện gì và trình tự cấp phép hoạt động được thực hiện như thế nào?
1. Điều kiện mở trung tâm bồi dưỡng văn hóa
- Vì hoạt động bồi dưỡng văn hóa là hoạt động kinh doanh, không thuộc trường hợp không phải đăng ký kinh doanh nên việc kinh doanh trong trường hợp này phải đáp ứng những điều kiện để được thực hiện hoạt động.
- Hiện nay, có hai mô hình kinh doanh mà chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn để thực hiện hoạt động kinh doanh, bao gồm hộ kinh doanh và doanh nghiệp.
- Nếu trung tâm bồi dưỡng văn hóa sử dụng dưới 10 lao động, hoạt động với quy mô nhỏ thì nên lựa chọn mô hình hộ kinh doanh để hoạt động. Còn nếu sử dụng trên 10 lao động hoặc hoạt động quy mô vừa và lớn thì nên lựa chọn mô hình doanh nghiệp, trong mô hình doanh nghiệp thì có nhiều loại hình doanh nghiệp có những ưu, nhược điểm riêng phù hợp với nhu cầu kinh doanh thực tế.
- Nhìn chung, khi thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa thì phải đáp ứng được các điều kiện sau: chủ thể kinh doanh phải lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp, chọn tên hộ kinh doanh, doanh nghiệp phù hợp và theo quy định pháp luật, vốn kinh doanh và ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực bồi dưỡng văn hóa cũng là một trong các điều kiện cần thiết khi thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa.
2. Thủ tục cấp phép hoạt động của trung tâm bồi dưỡng văn hóa
Khi được cơ quan đăng ký kinh doanh chấp thuận việc thành lập mô hình kinh doanh là hộ kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp thì chủ thể kinh doanh tiến hành thủ tục đề nghị cấp phép hoạt động bồi dưỡng văn hóa để có thể hoạt động trên thực tế.
Hồ sơ đề nghị bao gồm:
- Đơn xin cấp phép bồi dưỡng văn hóa (theo mẫu) có cam kết với UBND cấp xã về việc giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ môi trường.
- Danh sách trích ngang lý lịch của những người tiến hành tổ chức và hoạt động bồi dưỡng văn hóa và người đăng ký hoạt động bồi dưỡng văn hóa.
- Đơn xin bồi dưỡng văn hóa, đơn này phải có xác nhận của cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền và có ảnh của người đăng ký bồi dưỡng văn hóa.
- Giấy tờ, văn bằng chứng chỉ chứng minh hoạt động chuyên môn và nghiệp vụ phù hợp của những người tổ chức hoạt động bồi dưỡng văn hóa (bản sao hợp lệ).
- Giấy khám sức khỏe của những người tổ chức hoạt động bồi dưỡng văn hóa do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp hoặc do Hội đồng giám định y khoa cấp.
- Kế hoạch, phương án về tổ chức hoạt động bồi dưỡng văn hóa có đầy đủ nội dung theo quy định.
- Giấy tờ chứng minh việc sử dụng hợp pháp địa điểm để thực hiện hoạt động bồi dưỡng văn hóa như hợp đồng thuê hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Một số giấy tờ cần thiết khác theo quy định
+ Chủ thể có thẩm quyền cấp phép hoạt động bồi dưỡng văn hóa có thể là Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện đối với từng loại hình bồi dưỡng văn hóa theo các cấp khác nhau.
+ Thời hạn cấp phép hoạt động là 20 ngày từ ngày nhận được hồ sơ và hồ sơ hợp lệ.
Hoạt động bồi dưỡng văn hóa là hoạt động giúp nâng cao nhận thức, tri thức văn hóa của mọi người. Do đó mà khi trung tâm hoạt động trong lĩnh vực bồi dưỡng văn hóa thì phải đáp ứng được các điều kiện nhất định để thực hiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này. Liên hệ ngay chuyên gia pháp lý 1900.6199 để được tư vấn miễn phí nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề này.