Định mức NPl (nguyên phụ liệu) và tỉ lệ hao hụt của sản phẩm?
Công ty tôi là DNCX có kí hợp đồng thuê 1 doanh nghiệp nội địa gia công sản phẩm của công ty. Trước khi gửi NPL cho bên gia công thì 2 bên đã thống nhất định mức của NPL và tỉ lệ hao hụt là 10%. Trong quá trình sản xuất, bên cty gia công đã sản xuất hàng lỗi vượt quá tỉ lệ hao hụt ban đầu dẫn đến việc không đủ lượng sản phẩm để giao lại cho công ty tôi. Vì vậy công ty tôi đã gửi thêm NPL cho cty gia công để sản xuất đủ số lượng cty đã đặt hàng. Phần NPL gửi thêm đó đã được mở tờ khai nhập ở đầu bên gia công. Cho tôi hỏi, lượng NPL mà cty tôi gửi thêm cho cty gia công thì sẽ xử lí như thế nào nếu như cty tôi muốn bên gia công phải thanh toán tiền mua NPL của lần gửi thêm đó. Và phần hàng lỗi vượt quá hao hụt ban đầu sẽ được xử lí như thế nào?
Công ty làm việc và căn cứ thoả thuận các bên trong hợp đồng/phụ kiện hợp đồng gia công để xử lý việc thanh toán nguyên liệu, vật tư vượt quá tỷ lệ hao hụt ban đầu.
– Căn cứ Khoản 49 Điều 1 Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định:
49. Điều 71 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 71. Thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa, phế thải
Phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và gửi đến cơ quan hải quan thông qua Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 Phụ lục IIa (Bảng kê tính thuế ) ban hành kèm Thông tư này.
Do đó, công ty cần xác định rõ phần phế liệu, phế phẩm đó có thật sự phát sinh trong quá trình sản xuất và có vượt quá định mực tiêu hao hợp lý hay không để xử lý như trên. Trường hợp ngược lại thì phải doanh nghiệp nội địa phải kê khai chuyển mục đích sử dụng cho số nguyên liệu, vật tư cấu thành phế liệu, phế phẩm theo Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc
Trân trọng!