Đồ án : Cung văn hóa lao động TP.HCM – Tạp chí Kiến Trúc

Quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tuy thúc đẩy phát triển mạnh về Kinh tế – Xã hội nhưng cũng kèm theo nhiều vấn đề phát sinh nan giải ở các quốc gia. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, hơn thế còn là một trong những đất nước chịu thiệt hại nặng nề của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, mảng xanh thành phố ngày càng giảm dần, về lâu dài sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường sống trong đô thị. Do đó, kiến trúc xanh được nhìn nhận như một giải pháp cần thiết cho kiến trúc Việt Nam để hướng đến phát triển đô thị bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại lợi ích kinh tế nhờ giảm chi phí vận hành, tăng năng suất lao động và sử dụng các vật liệu bền vững.

Hiện nay, Việt Nam có chưa đến 100 công trình xanh đang phát triển ở các giai đoạn khác nhau. Con số này quá thấp so với hơn 2000 dự án tại Singapore và hơn 750 Công trình xanh tại Úc. Tính đến tháng 8/2017, trên địa bàn TP.HCM đã có 7 công trình đạt được các chứng chỉ Công trình Xanh. Trong đó, có 3 công trình chung cư, 2 công trình văn phòng, 1 công trình trường học và 1 công trình công nghiệp với 1 số công trình đạt các chứng chỉ uy tín thế giới như chứng chỉ LEED. Qua thống kê trên, có thể thấy rằng việc phát triển công trình xanh trong lĩnh vực kiến trúc công cộng vẫn chưa nhận được sự quan tâm đáng kể, đặc biệt là các công trình văn hóa, nơi mà tất cả mọi đối tượng có thể tiếp cận một cách dễ dàng nhất. Như vậy, việc phát triển Cung văn hóa lao động TP.HCM theo định hướng kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái có thể xem là một sự tiên phong trong việc phát triển công trình văn hóa xanh cho thành phố.

“The Green wave” được tạo nên từ những đường nét hiện đại với hình khối uốn lượn liên tục, hài hòa, Hình dáng dài và mỏng “ôm” lấy các không gian sinh hoạt chung, không những tối ưu hoá khả năng sử dụng, tăng cường sự tương tác giữa các không gian mà còn tận dụng được các yếu tố về sinh khí hậu như chiếu sáng, thông gió và bóng đổ. “The green wave” như một “làn sóng xanh” kết nối mảng xanh của thành phố tạo nên trục xanh liên hoàn xuyên suốt quận trung tâm, từ công viên Tao Đàn, Dinh Độc Lập đến công viên 30/04, Thảo cầm Viên, tạo được không gian cây xanh với các giải pháp thiết kế tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, giảm ô nhiễm và ổn định hệ sinh thái đô thị. Hơn nữa, có thể xem đây là một “làn sóng” về công trình xanh, lối sống xanh, truyền tải những thông điệp về môi trường và sự phát triển bền vững cho cộng đồng thông qua những trải nghiệm về những lợi ích mà một công trình xanh mang lại.

THÔNG TIN ĐỒ ÁN

  • Tên đồ án: Cung văn hóa lao động TP.HCM – THE GREEN WAVE
  • Giáo viên hướng dẫn Kiến trúc: TS. KTS Lê Thị Hồng Na
  • Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đăng Hoàng Nhật Trường
  • Lớp: XD13KT
  • Khóa: 2013 – 2018
  • Trường: ĐH Quốc Gia TP.HCM – ĐH Bách Khoa
  • Vị trí: 55B, Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP.HCM
  • Qui mô: 3 ha

Xem toàn bộ đồ án :

Tạp chí Kiến trúc – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc

 

Xổ số miền Bắc