Đồ án Nhà văn hóa thanh niên Hải Phòng – Tài liệu, ebook, giáo trình
Mục lục bài viết
Đồ án Nhà văn hóa thanh niên Hải Phòng
MỤC LỤC
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
2. Vị trí địa lý của khu đất xây dựng.
3. Sự cần thiết để đầu tư xây dựng NHÀ VĂN HÓA THANH NIÊN HẢI PHÒNG.
Phần nội dung
Chương 1. Khảo sát và đánh giá hiện trạng vị trí công trình
1. Vị trí địa lý
2. Kinh tế xã hội
3. Giao thông
4. Hành chính
Chương 2. Nhiệm vụ thiết kế
1. Những yêu cầu của thiết kế.
2. Ý đồ chính của phương án chọn.
3. Thuyết minh về công trình.
19 trang
|
Chia sẻ: thaominh.90
| Lượt xem: 2188
| Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Nhà văn hóa thanh niên Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
——————————-
ISO 9001 – 2008
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KIẾN TRÚC
ĐỀ TÀI: NHÀ VĂN HÓA THANH NIÊN HẢI PHÒNG
Giáo viên hướng dẫn: ThS. KTS. Nguyễn Thế Duy
Sinh viên thực hiện : Đào Duy Khánh
MSV : 1012109007
Lớp : XD1401K
Hải Phòng 2017
Sinh viên: Đào Duy Khánh 1
MSV: 1012109007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
——————————-
ISO 9001 – 2008
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KIẾN TRÚC
Sinh viên : Đào Duy Khánh
Người hướng dẫn: ThS. KTS. Nguyễn Thế Duy
HẢI PHÒNG – 2017
Sinh viên: Đào Duy Khánh 2
MSV: 1012109007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
——————————-
NHÀ VĂN HÓA THANH NIÊN HẢI PHÒNG
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
NGÀNH KIẾN TRÚC
Sinh viên : Đào Duy Khánh
Người hướng dẫn: ThS. KTS. Nguyễn Thế Duy
HẢI PHÒNG – 2017
Sinh viên: Đào Duy Khánh 3
MSV: 1012109007
LỜI NÓI ĐẦU
Bằng kiến thức thu được sau 5 năm học, được sự hướng dẫn tận tình của các
thầy cô giáo, cùng sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp
với đề tài:
“NHÀ VĂN HÓA THANH NIÊN HẢI PHÒNG”
Cho phép em bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo:
Giáo viên hướng dẫn: ThS.KTS NGUYỄN THẾ DUY
Cùng các thầy cô giáo trong khoa Xây Dựng, đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo em
hoàn thành đồ án này.Với vốn kiến thức và kinh nghiệm được các thầy cô cung
cấp cùng với những gì tự tìm tòi học tập trong thời gian qua được thể hiện qua
các đồ án môn học cũng như đồ án chuyên ngành sẽ giúp em ngày càng hoàn
thiện kỹ năng nghề nghiệp cũng như kỹ năng sáng tác của bản thân như các thầy
cô đã mong đợi khi đã truyền đạt và chỉ bảo tận tình.
Do thời gian có hạn nên đồ án này còn có những hạn chế và sai sót. Em mong
tiếp tục nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn để em
có điều kiện học hỏi, củng cố và nâng cao kiến thức của mình
Hải Phòng , tháng 1 năm 2017
Sinh viên
Đào Duy Khánh
Sinh viên: Đào Duy Khánh 4
MSV: 1012109007
MỤC LỤC
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
2. Vị trí địa lý của khu đất xây dựng.
3. Sự cần thiết để đầu tư xây dựng NHÀ VĂN HÓA THANH NIÊN HẢI
PHÒNG.
Phần nội dung
Chương 1. Khảo sát và đánh giá hiện trạng vị trí công trình
1. Vị trí địa lý
2. Kinh tế xã hội
3. Giao thông
4. Hành chính
Chương 2. Nhiệm vụ thiết kế
1. Những yêu cầu của thiết kế.
2. Ý đồ chính của phương án chọn.
3. Thuyết minh về công trình.
Sinh viên: Đào Duy Khánh 5
MSV: 1012109007
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hải Phòng không chỉ là một thành phố cảng công nghiệp, Hải Phòng còn là
thành phố nổi tiếng bởi những nét đặc trưng về văn hóa và các lễ hội truyền
thống.
Việc xây dựng NHÀ VĂN HÓA THANH NIÊN HẢI PHÒNG nhằm tuyên
truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
Nước. Thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội. Tổ chức các hoạt động
văn hóa, bồi dưỡng năng khiếu nhằm nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu sáng
tạo, hưởng thụ văn hóa và giải trí của nhân dân.
2. Vị trí địa lý của khu đất xây dựng
Vị trí: nằm ở khu đô thị mới ngã năm sân bay Cát Bi. Thuộc phường Đông Hải –
quận Hải An – thành phố Hải Phòng. Khu đô thị hiện đại tập trung nhiều khu dân
cư, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, trụ sở các công ty,…
Giao thông chính: Khu đất nằm tiếp giáp với đường lớn 30m, cách trục đường
chính chưa đến 200m nên rất thuận tiện cho giao thông của công trình.
Tầm nhìn: Hướng Đông Nam giáp với đường lớn 30m, Hướng Đông Bắc giáp
với hồ Phương Lưu nên tầm nhìn rộng, Hướng quan sát tốt.
Sinh viên: Đào Duy Khánh 6
MSV: 1012109007
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Khảo sát và đánh giá hiện trạng vị trí công trình.
Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn
nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo
dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là
thành phố lớn thứ 3 cả nước, lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội. Hải Phòng còn là
một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc
gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Tính đến tháng 12/2015, dân số Hải Phòng
là 2.103.500 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn
chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam.
1.Vị trí địa lý
Hải Phòng là một thành phố ven biển, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây
giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp Vịnh Bắc
Bộ thuộc biển Đông- cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 70 km. Thành phố
cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Đông Đông Bắc.
Điểm cực Bắc của thành phố là xã Lại Xuân thuộc huyện Thủy Nguyên; cực
Tây là xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo; cực Nam là xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh
Bảo; và cực Đông là đảo Bạch Long Vĩ
2.Kinh tế xã hội
Nền kinh tế công nông nghiệp xen kẽ, những năm gần đây tỉ lệ đô thị hóa rất
cao, nhiều đường phố mới xuất hiện, đường làng ngõ xóm được mở rộng. Kinh
tế dịch vụ phát triển mạnh mẽ.
Điều kiện kinh tế xã hội rất phức tạp, tuy nhiên có nhiều thuận lợi trong việc
quy hoạch và xây dựng theo hướng hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển
của đô thị hiện đại.
3. Giao thông
Với vị trí là đầu mối giao thông quan trọng, là cửa ngõ ra biển của toàn miền
Bắc. Hải Phòng hội đủ tất cả các loại hình giao thông là đường bộ, đường sắt,
đường thủy, đường không và hệ thống cảng biển.
Sinh viên: Đào Duy Khánh 7
MSV: 1012109007
Với vị trí là đầu mối giao thông quan trọng, là cửa ngõ ra biển của toàn miền
Bắc. Hải Phòng hội đủ tất cả các loại hình giao thông là đường bộ, đường sắt,
đường thủy, đường không và hệ thống cảng biển.
Hệ thống cảng biển
Hải Phòng có vị trí chiến lược, là cửa ngõ ra biển kết nối với thế giới của
cả miền Bắc. Do vậy hệ thống cảng biển của thành phố được chú trọng đầu tư
mở rộng từ rất sớm. Vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Hải Phòng
đã được người Pháp xây dựng như một trung tâm thương mại, tài chính và đặc
biệt nhất là cảng biển có tiếng tăm của Thái Bình Dương. Đầu thế kỷ XX, cảng
Hải Phòng đã có mối quan hệ gắn bó với nhiều cảng lớn ở Đông Nam Á, châu
Á, châu Đại Dương, Bắc Mỹ, ven Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Đại Tây
Dương, biển Bắc Âu…
Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, cùng với Cảng Sài
Gòn là một trong 2 hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam, hiện đang được Chính
phủ nâng cấp. Cảng Hải Phòng nằm trên tuyến đường giao thông trên biển, kết
nối Singapore với Hồng Kông và các cảng của Đông Á và Đông Bắc Á.
Ngoài cảng biển, ở Hải Phòng còn có hơn 35[37] bến cảng khác với các chức
năng khác nhau, như vận tải chất hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), bến cảng đóng
tàu, bến cho tàu vận tải đường sông nhỏ có trọng tải 1-2 tấn (“tàu chuột”)
như cảng sông Vật Cách, cảng sông Sở Dầu.
Theo quy hoạch phát triển vươn mình ra biển của thành phố và theo tính toán
đến năm 2020, lượng hàng qua cảng Hải Phòng dự kiến sẽ đạt từ 110-120 triệu
tấn vượt xa so với công suất tối đa hiện nay, vì thế dự án cụm Cảng cửa ngõ
trung chuyển quốc tế Lạch Huyện đã được triển khai tại đảo Cát Hải với vốn đầu
tư 1 tỷ USD. Đây là tương lai của Cảng biển Hải Phòng nhằm đáp ứng yêu cầu
tiếp nhận tàu container, tàu tổng hợp có trọng tải đến 100.000 DWT và được xác
định là cảng cửa ngõ quốc tế (loại IA).
Đường sắt
Hải Phòng có một tuyến đường sắt là tuyến Hà Nội – Hải Phòng, do Pháp xây
Sinh viên: Đào Duy Khánh 8
MSV: 1012109007
dựng từ năm 1901 đến ngày 16.6.1902 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hiện
được sử dụng để vận chuyển hành khách và hàng hóa, tuyến đường sắt này đang
có kế hoạch được nâng cấp và điện khí hóa tuyến đường sắt này dài 102 km, gần
như song song với quốc lộ 5A, đi qua địa phận các tỉnh thành: Hải Phòng, Hải
Dương, Hưng Yên,Hà Nội. Ga Hải Phòng là ga hành khách cuối cùng trên
tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng. Cùng với ga Huế và ga Nha Trang, ga Hải
Phòng nằm trong số ít những ga đường sắt vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét
kiến trúc thời Pháp thuộc.
Đường hàng không
Ở Hải Phòng hiện chỉ có 1 sân bay phục vụ dân sự, Sân bay quốc tế Cát Bi là
sân bay đầu tiên của miền Bắc xây dựng từ thời Pháp thuộc. Sân bay này ban
đầu xây dựng phục vụ mục đích quân sự. Hiện nay Vietnam Airlines và Jetstar
Pacific Airlines đang khai thác đường bay Hải Phòng – Thành phố Hồ Chí Minh
với 42 chuyến một tuần phục vụ vận tải hành khách. Vietnam Airlines mới đây
đưa vào hoạt động đường bay Hải Phòng – Đà Nẵng với 7 chuyến một tuần
(trước đây đã từng khai thác đường bay Hải Phòng – Macao (bay thuê chuyến)
và Hải Phòng – Paris (thời chiến tranh)). Thành phố đang thực hiện nâng cấp sân
bay Cát Bi theo tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4E, giai đoạn 1 đến năm 2015,
bảo đảm tiếp nhận được máy bay B747 hạn chế tải trọng, B777-300, B777-200,
A321. Xây dựng mới đường băng số 2, với kích thước dài 3050m, rộng 60m.
Sân đỗ máy bay được mở rộng thành 8 vị trí đỗ. Cải tạo đường băng số 1(cũ)
thành đường lăn dài 3.050m, rộng 44m. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 5 nghìn
tỷ đồng.
Thành phố có dự án xây dựng thêm một cảng hàng không quốc tế Hải Phòng dự
kiến đặt tại huyện Tiên Lãng. Đây là Dự án có khả năng sẽ là sân bay lớn nhất
tại miền Bắc với quy mô khoảng 6000 ha với tổng vốn đầu tư dự tính hiện thời
qua 3 giai đoạn đến 2030 là hơn 8 tỉ USD.
Đường bộ
Các tuyến đường huyết mạch nối Hải Phòng với các tỉnh thành khác như: Quốc
Sinh viên: Đào Duy Khánh 9
MSV: 1012109007
lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 37, và các tuyến đường cao tốc như Đường cao tốc Hà
Nội – Hải Phòng, đường cao tốc ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng – Ninh Bình.
Là nơi toàn bộ các nhánh hạ lưu của sông Thái Bình đổ ra biển nên Hải Phòng
có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Chính vì điều đó, việc xây dựng cầu đường trở
nên rất quan trọng đối với thành phố này.
Một số công trình cầu tiêu biểu như: cầu Bính bắc qua sông Cấm nối giữa quận
Hồng Bàng và huyện Thủy Nguyên, được cho là một trong những cây cầu đẹp
nhất Đông Nam Á; cầu Lạc Long bắc qua sông Tam Bạc, thuộc quận Hồng
Bàng, và được xem đây là cây cầu có đường dẫn đẹp nhất thành phố; và cầu
Quay còn gọi là cầu Xe Lửa, bắc qua sông Tam Bạc, “cây cầu lịch sử” được xây
dựng vào thời thời Pháp thuộc.
Giao thông đô thị
Thành phố Hải phòng có khoảng 600 tuyến đường phố, nằm trong 7 quận nội
thành. Đường dài nhất là đường Phạm Văn Đồng, dài 14.5 km. Ngắn nhất là phố
Đội Cấn, nối từ phố Lê Lợi đến phố Lương Văn Can thuộc quận Ngô Quyền, chỉ
dài hơn 70 mét.
Hầu hết các quận huyện của Hải Phòng đều có các bến xe vận chuyển hành
khách và hàng hóa.
4. Hành chính
Hải Phòng là một trong ba thành phố trực thuộc trung ương đầu tiên của Việt
Nam ngay sau năm 1975 cùng với thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Chủ tịch
Hội đồng Nhân dân thành phố Hải Phòng hiện nay là Dương Anh Điền.
Trụ sở Ủy ban nhân dân đặt tại số 18 phố Hoàng Diệu, nằm giữa phường Minh
Khai, quận Hồng Bàng (cổng chính) và phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền.
Thành phố Hải Phòng gồm 7 quận nội thành, 6 huyện ngoại thành và 2 huyện
đảo; (223 đơn vị cấp xã gồm 70 phường, 10 thị trấn và 143 xã).
Chương 2: Nhiệm vụ thiết kế
1. Những yêu cầu thiết kế
Công trình phải đảm bảo nhu cầu sử dụng và khai thác một cách tốt nhất, thuận
Sinh viên: Đào Duy Khánh 10
MSV: 1012109007
tiện nhất cho người dân và các ban ngành.
Công trình phải đảm bảo yêu cầu trước mắt và khả năng phát triển lâu dài.
Công trình phải đảm bảo được về mặt thẩm mỹ
Công trình thiết kế phải có vị trí và hình thức thu hút điểm nhìn, đảm bảo tầm
nhìn từ trên không và dưới đất.
2. Vị trí thiết kế
Nằm ở lô 7B khu đô thị mới ngã năm sân bay Cát Bi. . Khu đô thị hiện đại tập
trung nhiều khu dân cư, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, trụ sở các
công ty, ….
3. Nhiệm vụ thiết kế
Các khối chức năng chính
I. Khối sảnh và trưng bày
II. Khối hành chính
III. Khối hội trường và câu lạc bộ
IV. Khối câu lạc bộ và nhà biểu diễn đa năng
V. Khu quảng trường
VI. Khu thể thao
VII. Bãi đỗ xe
VIII. Khu đạp vịt và trèo thuyền
Diện tích khu đất : 3.1ha
Diện tích xây dựng 0,78 ha. Chiếm 25% diện tích khu đất
Sinh viên: Đào Duy Khánh 11
MSV: 1012109007
THỐNG KÊ DIỆN TÍCH
TẦNG
CAO ĐỘ
TẦNG
CÁC HẠNG MỤC
CÔNG TRÌNH
DIỆN
TÍCH
TẦNG
DIỆN TÍCH
SỬ DỤNG
Tầng 1 4800 7760 m2 7760 m2
P.công tác đoàn 70 m2
P.tiếp khách 140m2
P.điều hành 70m2
Giải khát 320m2
Sân trong 420m2
Khu phục vụ CLB 300m2
CLB thể hình 414m2
CLB Yoga 414m2
CLB điêu khắc 370m2
CLB hội họa 480m2
Lớp múa 375m2
Lớp kịch 250m2
Phòng văn thư 52m2
Phòng kế toán 52m2
Phòng tài vụ 52m2
Phòng họp 110m2
Thang 290m2
WC 140m2
Sảnh đón tiếp 619m2
Giao thông + khu phụ trợ 2874m2
Tầng 2 4800 7141m2 7141m2
P. hội thảo 140m2
P. khách 140m2
Khu cafe, giải khát 370m2
Thông tầng, sân trong 450m2
Khu phục vụ CLB 300m2
CLB bi-a 210m2
CLB bóng bàn 210m2
Sinh viên: Đào Duy Khánh 12
MSV: 1012109007
CLB cờ 210m2
CLB bi lắc 210m2
CLB võ 480m2
CLB nhiếp ảnh 370m2
Phòng Giám đốc 52m2
Phòng phó Giám đốc 52m2
Phòng hành chính 52m2
Phòng họp 110m2
Lớp khoa học ứng dụng
Lớp Hóa 52m2
Lớp Anh Văn 52m2
Lớp thanh nhạc 52m2
Lớp Văn 70m2
Lớp Toán 70m2
Lớp Lý 70m2
Thang 290m2
WC 140m2
Giao thông+ khu trưng
bày+ khu phụ trợ khác
2090m2
Tầng 3 4000 5943m2 5943m2
9000 Hội trường lớn 1000m2
P. biểu diễn đa năng 1300m2
Phụ trợ khu hội trường 300m2
Thư viện 230m2
Giải khát 370m2
Thông tầng 230m2
Thang 230m2
WC 70m2
Giao thông+ khu phụ trợ
khác
2213m2
Sinh viên: Đào Duy Khánh 13
MSV: 1012109007
Chương 3: Thuyết minh đồ án
1. Các phương án thiết kế
a. Phương án 1( phương án chọn)
Tổng mặt bằng phong phú chặt chẽ làm nổi bật được công trình. giao thông
mạch lạc phục vụ tốt cho yêu cầu của công trình. có sự liên kết chặt chẽ với khu
thuyền bên hồ
b. Phương án 2( so sánh)
Tổng mặt bằng đơn giản, không thu hút. giao thông chưa mạch lạc, thiếu chặt
chẽ. chưa tạo được điểm nhấn. không có mối liên hệ với khu thuyền bên hồ
Sinh viên: Đào Duy Khánh 14
MSV: 1012109007
2. Ý đồ của phương án chọn
Giao lưu văn hóa là một hoạt động thiết yếu trong quá trình vận động của xã
hội. Chính vì vậy, ý tưởng chủ đạo xuất phát từ tính chất của văn hóa thành phố
Hải Phòng nói chung. Văn hóa- ý nghĩa tự thân của nó đã bao trùm lên mọi mặt
của đời sống, và tự nó cũng chính là cốt lõi của sự vận động và phát triển, Việt
Nam đứng trong cộng đồng liên kết của nền văn hóa Châu á và Việt Nam tự hào
về những gì mà thiên nhiên và con người Việt Nam có được.
3. Thuyết minh về công trình
a. Mặt bằng tổng thể:
ý tưởng xây dựng đồ án thường là bắt nguồn khởi điểm cho một quan niệm về
công trình của mình, trong quá trình thể hiện, chịu ảnh hưởng của những tác
nhân xung quanh, dần dần hình thành một ý tưởng chủ đạo xuyên suốt cả quá
Sinh viên: Đào Duy Khánh 15
MSV: 1012109007
trình thể hiện đồ án. Với riêng bản thân Em, việc tìm ra câu trả lời cho suy nghĩ:
Đâu sẽ là sự hợp ý nhất cho tổng thể của khu đất và cảnh quan thực sự là điều vô
cùng quan trọng.
Song, với quan niệm, công trình kiến trúc được sinh ra là một bộ phận quan
trọng trong việc góp phần xây dựng nên văn hóa
Vì lẽ đó, công trình “Nhà Văn Hóa Thanh Niên Hải Phòng” được cố gắng xây
dựng để đạt được các tiêu chí:
– Một công trình kiến trúc văn hóa được nghiên cứu và xây dựng với các chức
năng linh hoạt, bố cục cân đối dựa trên các hình khối cơ bản.
– Các tuyến giao thông ngoài việc đảm nhận chức năng của riêng mình còn là
các tuyến liên kết các điểm – mảng bố cục.
– Trên tổng thể, tuyến – điểm kết hợp tạo nên một bố cục cân đối hài hòa.
Không gian là một sự đốilạp với thiên nhiên hung vĩ như một sụ khẳng định sụ
chế ngụ thiên nhiên của nhân dân ta
b. Dây truyền công năng
Không gian công trình được bố cục theo các chức năng chính:
– Hoạt động trưng bày triển lãm.
– Hoạt động biểu diễn và hội thảo.
– Hoạt động thương mại – và dịch vụ
– Hoạt đông sinh hoạt nghiên cứu nghệ thuật.
* Hoạt động trưng bày triển lãm:
Đó là sự buông thả của kiên trúc là một không gian rông được thiết kế đơn giản
nó trở thành một không gian đa năng để tổ chức những buổi triển lãm
ngoài trời nhũng hội chợ hoa hay đơn giản để giới thiệu những tác phẩm của
chính những hội viên trong câu lạc bộ đên sinh hoạt nghệ thuật
* Hoạt động biểu diễn và hội thảo
Khối hội thảo độc lập có sảnh riêng, nằm trên trục chính của cả tổng thể công
trình, tại vị trí này, các chức năng hoạt động sẽ được sử dụng hiệu quả ( hoặc có
thể hoà chung với cả công trình hoặc có thể hoạt đông độc lập).
Sinh viên: Đào Duy Khánh 16
MSV: 1012109007
Khối biểu diễn có quy mô trung bình bao gồm các chức năng như sân khấu biểu
diễn, phòng hóa trang cho các diễn viên, kỹ thuật sân khấu, kỹ thuật âm thanh,
ánh sáng, phòng biên tập đạo diễn.
* Hoạt động thương mại – quảng cáo và dịch vụ.
Đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của cuộc sống, chức năng thương mại
– quảng cáo và dịch vụ cũng được đặt ra, và hoạt động của nó sẽ đóng góp một
phần không nhỏ cho bầu không khí của công trình.
* Hoạt động sinh hoạt nghiên cứu nghệ thuật
Góp phần làm phong phú hơn đời sống tinh thần của người dân và giúp mọi
người hiêu rõ hơn những giá trị của văn hoá truyền thống
c. Kết luận
Đối với mỗi đất nước, mỗi dân tộc văn hóa chính là sự thể hiện rõ nhất sự
phát triển của xã hội đó, thông qua các hoạt động giao lưu, biểu diễn văn hóa
nghệ thuật, đời sống tinh thần của con người ngày một nâng cao, tái tạo sức
sáng tạo sau những ngày làm việc căng thẳng hay là nơi chốn để mỗi cá nhân có
được môi trường thể hiện cái tài lẻ của mình. Và thật đáng tự hào khi kiến trúc
đóng góp một phần đáng kể trong việc tạo dựng một môi trường như vậy đó.
Nhà Văn Hóa Thanh Niên Hải Phòng với địa thế có những đặc điểm riêng,
Công trình sẽ là nhịp cầu nối giữa những trái tim và tâm hồn yêu cuộc sống,
mong muốn về một tương lai phát triển của những con người tài hoa đất Hải
Phòng.
Giải pháp kết cấu .
( Các kết cấu cơ bản của công trình bao gồm toàn bằng bê tông cốt thép,kết
hợp với dàn không gian bao che . dựa theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574/1991
để chọn phương án BTCT ,giàn không gian)
I. Các giải pháp kết cấu công trình:
1.Sử dụng sàn không dầm ứng lực trước kết hợp với sàn bê tông cốt thép có dầm
2. Kết cấu chịu lực chính:
Có thể sử dụng các hệ thống khung chịu lực sau:
Sinh viên: Đào Duy Khánh 17
MSV: 1012109007
a, Khung gạch:
– Ưu điểm: không nứt nẻ, trọng tải nhỏ.
– Nhược điểm: không vượt được khẩu độ lớn; tiết diện khung lớn (thường
330×450 ); chịu lực kém, thường phải gia cố thêm giữa các mạch vữa hoặc bó
quanh cột
b, Khung BTCT:
– Ưu điểm: thi công dễ dàng, dễ tạo hình thức kiến trúc, vượt được những khẩu
độ khá lớn ( 8m ), tiết diện khung đa dạng, độ bền vững, độ ổn định cao, dễ
liên kết với các kết cấu khác, chịu được trọng tải lớn.
– Nhược điểm: Tính toán kết cấu tương đối phức tạp, chế tạo, vận chuyển tốn
kém, công tác cốp pha tốn nhiều nhân công.
c, Khung thép:
– Ưu điểm: kích thước tiết diện nhỏ, dễ tạo hình kiến trúc, chất cảm vật liệu hiện
đại, chế tạo, lắp dựng thuận tiện, thời gian thi công nhanh.
– Nhược điểm: Giá thành cao, khả năng chịu nhiệt kém, dễ mất ổn định tính dẻo
cao, dễ bị môi trường xâm thực.
thuyết minh tính toán kết cấu:
– tính toán sàn:
chiều dày sàn không đàm ứng lực trước kế hợp với cột đỡ sàn chọn chiều dầy
sàn 350 mm chiều dày sàn được tính toán theo công thức: h=(d/m)l=( )x5.4=
0.15 (m)
Chọn sơ bộ chiều dày sàn là 15 cm
– tính toán dầm:
dầm chính: d1
+ chiều cao dầm: h=(1/8-1/12)ld
ld=10 (m)
vậy h=(1/8-1/12)x10
Chọn h=1200 (mm)
+ chiều rộng dầm: b=(0.3-0.5)h
Sinh viên: Đào Duy Khánh 18
MSV: 1012109007
chọn b=400 (mm)
chọn tiết diện dầm phụ(400×1200)
dầm phụ:
+ chiều cao dầm: h=(1/12-1/24)ld
+ chiều rộng dầm: b=(0.3-0.5)h
chọn tiết diện dầm phụ(220×500)
II. Giải pháp chống nóng
Ta có thể làm giảm bức xạ nhiệt mặt trời bằng cách dán các tấm phim chống
nóng lên bề mặt kính tiếp xúc với mặt trời là một giải pháp dễ làm và hiệu quả.
Nguyên lý hoạt động của phim là phản xạ một phần ánh sáng ra ngoài, đồng thời
cản các tia gây bức xạ nhiệt.
Không khí đối lưu thì truyền nhiệt tốt hơn gấp năm lần không khí lặng.
Trong trường hợp nhiệt độ bên ngoài nóng hơn nhiệt độ trong phòng (nhất là khi
dùng máy lạnh) thì phải kiểm soát tốt không khí vào nhà. Đóng kín cửa và hạn
chế các khe hở là việc cần thiết để tránh sự truyền nhiệt bằng đối lưu qua các
khe đó.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2_DaoDuyKhanh_XD1401K.pdf