Đọ quy mô đô thị TP.HCM, Hà Nội và các thành phố lớn khác khi quan sát từ vệ tinh – Địa Ốc Thông Thái

Có bao giờ bạn thắc mắc nếu Hà Nội, Tp.HCM mà đem ra so cạnh các thành phố Bangkok, Kuala Lumpur, Seoul, Tokyo, Singapore… thì sẽ như thế nào chưa. Liệu sẽ là nhỏ hơn hay lớn hơn? Với sự hỗ trợ từ Google Maps, Địa Ốc Thông Thái đã dành thời gian để tổng hợp ảnh chụp vệ tinh các thành phố tiêu biểu với cùng một tỷ lệ xích để có thể dễ dàng so sánh với 2 thành phố lớn nhất của Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng xem qua các thành phố ở bên dưới, hình chụp đầu năm 2018.

Hà Nội

Có thể thấy trên bản đồ vệ tinh, những khu vực có màu xám là nơi đã có xây dựng nhà cửa đường sá. Những khu vực màu xanh lá cây là khu vực chưa bị bê tông hóa, vẫn còn màu xanh của cây cỏ, thiên nhiên. Như vậy có thể dựa vào tỷ lệ khu vực màu xám so với khu vực màu xanh để nhận biết mức độ phát triển hạ tầng, mức độ bê tông hóa cũng như phần nào thấy được sự phát triển của đô thị.

Sau khi được mở rộng địa giới năm 2008, thủ đô Hà Nội có diện tích lên tới hơn 3 ngàn km² , trở thành thành phố có diện tích tự nhiên lớn nhất nước ta. Xếp sau lần lượt là TP.HCM và thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, nếu tính đến trước ngày 31 tháng 7 năm 2008, diện tích Hà Nội chỉ là 921,8 km2 với dân số hơn 3.145.300 người. Lúc đó nội thành Hà Nội có diện tích 84,3 km2  chiếm 9% diện tích toàn thành phố, bao gồm 9 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên).

Thành phố Hồ Chí Minh

Nhìn trên bản đồ vệ tinh, ta có thể thấy khu vực Tp.HCM phát triển về hạ tầng hơn hẳn so với Hà Nội, thể hiện ở vùng màu xám lớn hơn. Mặc dù xét về diện tích, Hà Nội gần gấp rưỡi TP.HCM (3.359 km² so với 2.061 km²), tuy nhiên phần lớn diện tích của Hà Nội mang màu xanh, tức là chưa có sự phát triển về hạ tầng, đất vẫn còn bỏ trống hoặc làm nông nghiệp khá nhiều.

Để có sự so sánh chính xác hơn về diện tích vùng xám – khu vực có sự bê tông hoá về hạ tầng, Địa Ốc Thông Thái nhận thấy nên so sánh diện tích vùng lõi các quận trung tâm hơn là diện tích toàn thành phố, bởi cũng như Hà Nội, các huyện vùng ven TP.HCM như Củ Chi và Cần Giờ chiếm phần lớn diện tích TP nhưng không đóng góp nhiều vào vùng xám. Về cơ bản, TP.HCM có khu vực lõi trung tâm 930 hecta và vùng trung tâm là 170 km2 của các quận nội thành (cũ). Nếu so tổng diện tích các quận nội thành thì rõ ràng 170 km2 của TP.HCM rộng hơn hẳn so với 84,3 km2 của Hà Nội.

Nhìn trên 2 bản đồ vệ tinh có thể thấy các thành phố lân cận Hà Nội như Bắc Ninh và Vĩnh Yên có vẻ xa cách với Hà Nội và không được xám nhiều như Biên Hòa, Thuận An, Thủ Dầu Một ở cạnh bên TP.HCM. Nhìn vào bản đồ vệ tinh ta có cảm giác TP Biên Hòa, TP Thủ Dầu Một và Tx Thuận An dường như là một phần của Tp.HCM và điều này khiến cho TP.HCM có vẻ lớn hơn, phát triển hơn bởi khu vực màu xám rộng hơn nhiều so với Hà Nội.

Nếu bạn vẫn chưa tin, hãy nhìn bảng so sánh bên dưới:

GDP và thu ngân sách của Hà Nội và TP.HCMNguồn số liệu: Tổng cục Thống kê

Như vậy, có thể thấy hình ảnh quan sát từ vệ tinh phần nào phản ánh chính xác sự phát triển của 1 đô thị hay khu vực. Cũng như cách ta tháy TP.HCM và Hà Nội từ vệ tinh, khu vực màu xám của TP.HCM lớn hơn Hà Nội cũng như tương quan giữa tổng thu nhập hay thu ngân sách của 2 thành phố này.

Xem thêm bài viết:

Manila – Philippines

Kuala Lumpur – Malaysia

Phnom Penh – Campuchia

Bangkok – Thailand

Singapore

Bản đồ Singapore nhìn từ vệ tinh

Quảng Châu – Trung Quốc

Seoul – Hàn Quốc

Tokyo – Nhật Bản

Ấn tượng nhất là Tokyo của Nhật Bản với quy mô đô thị rộng lớn. Tokyo hiện tại đang là thành phố lớn nhất thế giới tính theo quy mô dân số, dân số hiện tại của thành phố Tokyo là 37,39 triệu người. Nhìn trên bản đồ có thể thấy mức độ bê tông hóa của thành phố Tokyo mở rộng hơn thành phố Hồ Chí Minh rất nhiều. Để có so sánh, nếu thành phố Hồ Chí Minh phát triển đô thị như Tokyo thì thành phố của chúng ta sẽ mở rộng ra đến mức bao trùm cả từ Biên Hòa, Đồng Nai cho tới Mỹ Tho, Tiền Giang. Thật ấn tượng phải không nào !!

Osaka – Nhật Bản

Tham khảo

  1. Bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội thời kỳ 1954 – 2008, ý nghĩa và kinh nghiệm. (Đường dẫn: http://lichsu.tnus.edu.vn/chi-tiet/228-Bon-lan-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh-thanh-pho-Ha-Noi-thoi-ky-1954—2008-y-nghia-va-kinh-nghiem)
  2. Nên thu hẹp khái niệm “vùng đô thị” TPHCM (Đường dẫn: https://qhkt.hochiminhcity.gov.vn/goc-nhin/nen-thu-hep-khai-niem-vung-do-thi-tphcm-830.html)

4.6/5 – (9 bình chọn)

Xổ số miền Bắc