Đổi mới phương pháp dạy – Học các môn văn hóa Anh, Mỹ và giao thoa văn hóa thông qua phương pháp dự án – Luận văn, đồ án, luan van, do an

Trong những năm gần đây, phương pháp học tập theo dự án (project-based learning,
gọi tắt là PPDA) được sử dụng rộng rãi ở trong các trường học ở các nước có nền giáo dục
phát triển. Đây là một phương pháp học tập tích cực nhằm khuyến khích học sinh làm việc theo
nhóm để khám phá những vấn đề từ thực tế. Ở Việt Nam, phương pháp này đã được một số
trường học áp dụng, nhưng vẫn còn ở qui mô nhỏ. Trong bài báo này tác giả phân tích những
lợi ích của PPDA. Từ những mặt tích cực này, PPDA nên được đưa vào các môn Văn hóa Anh,
Mỹ và Giao thoa văn hóa cho phù hợp với những thay đổi về phương pháp dạy – học kể từ khi
phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ được thực hiện tại trường Đại học Ngoai ngữ, Đại
học Đà Nẵng

pdf

6 trang

|

Chia sẻ: vietpd

| Lượt xem: 1509

| Lượt tải: 1

download

Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp dạy – Học các môn văn hóa Anh, Mỹ và giao thoa văn hóa thông qua phương pháp dự án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – SỐ 4(33).2009
160
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC CÁC MÔN VĂN HÓA ANH, MỸ
VÀ GIAO THOA VĂN HÓA THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN
PROJECT-BASED LEARNING: AN INNOVATION FOR TEACHING AND
LEARNING BRITISH, AMERICAN CIVILIZATION AND CROSS-CULTURAL
COMMUNICATION
Nguyễn Đức Chỉnh
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, phương pháp học tập theo dự án (project-based learning,
gọi tắt là PPDA) được sử dụng rộng rãi ở trong các trường học ở các nước có nền giáo dục
phát triển. Đây là một phương pháp học tập tích cực nhằm khuyến khích học sinh làm việc theo
nhóm để khám phá những vấn đề từ thực tế. Ở Việt Nam, phương pháp này đã được một số
trường học áp dụng, nhưng vẫn còn ở qui mô nhỏ. Trong bài báo này tác giả phân tích những
lợi ích của PPDA. Từ những mặt tích cực này, PPDA nên được đưa vào các môn Văn hóa Anh,
Mỹ và Giao thoa văn hóa cho phù hợp với những thay đổi về phương pháp dạy – học kể từ khi
phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ được thực hiện tại trường Đại học Ngoai ngữ, Đại
học Đà Nẵng
ABSTRACT
Project-based learning (PBL) is a modern approach to learning focusing on developing
a product or creation. Over the past few decades, it has been popular in education of
developed countries. In Vietnam, it has been introduced to some high schools and universities.
In this article, the researcher discusses the benefits of PBL and suggests applying it to teaching
and learning British and American civilization and cross-cultural communication in accordance
with the methodology innovation of credit-based education at the College of Foreign
Languages, Danang Univeristy.
1. Đặt vấn đề
Ngày nay ở hầu hết các nơi trên thế giới đang diễn ra những thay đổi to lớn về
giáo dục. Tâm điểm của những thay đổi này bao giờ cũng tập trung vào chương trình và
phương pháp dạy, học. Để đáp ứng những thay đổi mang tính chất cách mạng trong giáo
dục, trong những năm qua nhiều phương pháp dạy học tích cực được ra đời nhằm thay
thế những cách dạy và học truyền thống trước đây. Phương pháp dự án hay còn gọi là
phương pháp công trình (project-based learning, gọ i tắt là PPDA) đ ược xem n h ư là
phương pháp dạy học tích cực trong bối cảnh giáo dục hiện nay. Ở các nước có nền giáo
dục phát triển, phương pháp này bắt đầu đưa vào các trường học cách đây gần ba mươi
năm và bây giờ đang trở nên phổ biến ở các cấp học, đặc biệt là trong giáo dục đại học.
Ở Việt Nam, phương pháp này đã được một số trường đại học cũng như phổ thông áp
dụng. Tuy vậy, mức độ ảnh hưởng của phương pháp này trong các trường học nhìn
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – SỐ 4(33).2009
161
chung chưa đáng kể.
Trong tình hình giảng dạy và học tập của trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà
Nẵng hiện nay, đổi mới về phương pháp giảng dạy được xem là yêu cầu cấp bách, đặc
biệt kể từ khi chuyển qua đào tạo theo học chế tín chỉ. Vì vậy việc áp dụng PPDA nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học là cần thiết. Để đáp ứng yêu cầu này, chúng tôi xin giới
thiệu PPDA vào việc dạy và học các bộ môn Văn hóa Anh, Mỹ và Giao thoa văn hóa
trong chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ của khoa tiếng Anh. Hy vọng rằng,
những gì được trình bày trong bài báo sẽ đóng góp đáng kể vào việc đổi mới nội dung,
phương pháp dạy và học đối với chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ.
2. Phương pháp dự án và những đặc tính của nó.
2. 1. Định nghĩa về PPDA
PPDA tổ chức việc dạy và học thông qua các dự án hay công trình. Dự án ở đây
được hiểu là những nhiệm vụ phức tạp từ các câu hỏi hay vấn đề mang tính chất kích
thích người học tìm hiểu, khám phá (Jones, Rasmussen & Moffitt, 1997). Từ đây người
học sẽ tham gia vào thiết kế, đưa ra quyết định hay khảo sát các hoạt động có liên quan
đến dự án. Theo Nguyễn Hữu Châu (2005) “dự án được xác định là chủ đề hoạt động
của học sinh trong cuộc sống hàng ngày hướng tới các mục tiêu giáo dục đã đề ra”. Với
PPDA, người học sẽ phải làm việc theo nhóm và khám phá những vấn đề gắn liền với
cuộc sống, sau đó sẽ thuyết trình trước lớp và chia sẻ những gì họ đã làm được trong dự
án của mình.
Theo Bransford & Stein (1993), PPDA chú trọng tới những hoạt động học có
tính chất lâu dài và liên ngành (interdisciplinary), lấy học sinh làm trung tâm, và thường
gắn với những vấn đề nảy sinh từ đời sống hiện tại. Bên cạnh đó, PPDA còn tạo ra
những cơ hội nhằm giúp người học theo đuổi được những sở thích của mình, và tự mình
đưa ra quyết định về câu trả lời hay tìm ra giải pháp cho các vấn đề trình bày trong dự
án. Nói cách khác, PPDA góp phần phát triển tính tự chủ của người học (learners’
autonomy). Theo phương pháp này, vai trò của người dạy phần nào khác với những
phương pháp truyền thống trước đây. Ở đây, người dạy vừa là người chỉ dẫn, cung cấp
kiến thức cho người học (coach, facilitator) vừa học cùng họ qua các dự án (co-learner).
Có thể nêu ra một số ví dụ về các chủ đề học tập mà ta có thể áp dụng PPDA
+ Các môn xã hội: Người học có thể viết lịch sử về cộng đồng hay viết về quá trình phát
triển của ngôi trường mà họ đang theo học.
+ Môn Văn học: Sau khi học xong một tác phẩm văn học nào đó, có thể yêu cầu người
học viết kịch bản dựa trên tác phẩm đó và trình diễn trước lớp.
+ Môn khoa học: Nghiên cứu mức độ ô nhiễm môi trườ ng của thành phố mà họ đang
sinh sống và đưa ra các biện pháp cải thiện môi trường sống.
2.2. Những thuận lợi của PPDA
PPDA có những ưu thế nổi bật so với các phương pháp truyền thống trước đây.
Trước hết, người học phải nắm được những kiến thức cơ bản, để rồi từ đó vận dụng vào
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – SỐ 4(33).2009
162
các dự án của mình. Bên cạnh đó, họ sẽ có được những kiến thức chuyên sâu về một
chủ đề nào đó khi thực hiện các dự án. Thực hiện nguyên tắc dạy học đó là học thông
qua làm (learning by doing), người học sẽ phát huy được tính tự c hủ, tự định hướng
trong học tập cũng như nâng cao khả năng tư duy, tự nghiên cứu nhằm thích ứng với
những yêu cầu mới của nền kinh tế tri thức.
2.3. Quá trình thực hiện PPDA
– Chọn dự án: Trước hết giáo viên phải giải thích cho học sinh hiểu sự cần thiết
cũng như mục tiêu của dự án trước khi lựa chọn một chủ đề cụ thể. Sau đó từng học
sinh hay cả nhóm có thể lựa chọn dự án.
– Lập kế hoạch dự án: Để đạt được mục đích của dự án, học sinh phải lập kế
hoạch . Trong kế hoạch này, học sinh cần phải xem xét dự án của mình có phù hợp với
khóa học, kết quả thu được từ dự án có khích lệ họ trong học tập hay không. Bên cạnh
đó, phương pháp tiến hành, tài liệu tham khảo hay các phương tiện để hoàn thành cũng
cần phải được cân nhắc kỹ.
– Thực hiện dự án: Học sinh ở các cấp học cao có thể thực hiện các hoạt động
của dự án mà không cần nhiều sự hướng dẫn hay giám sát của giáo viên. Ngược lại học
sinh ở các cấp dưới lại cần có sự hướng dẫn cụ thể.Trong quá trình thực hiện dự án, học
sinh có thể tổ chức các buổi thảo luận để tìm kiếm các giải pháp.
– Đánh giá dự án: Khi dự án đến giai đoạn kết thúc, giáo viên và học sinh cùng
nhau đánh giá những gì đã đạt đượcvà rút kinh nghiệm để lần sau làm tốt hơn.
3. Áp dụng PPDA vào giảng dạy các bộ môn Văn hóa Anh, Mỹ và Giao th oa văn
hóa
3. 1. Vị trí của các môn Văn hóa Anh, Mỹ và Giao thoa văn hóa trong chương trình
đào tạo bậc đại học chuyên ngành tiếng Anh
Chúng ta đều biết rằng ngôn ngữ và văn hóa có quan hệ mật thiết, không thể
tách rời. Ngôn ngữ là phương tiện để chuyên chở văn hóa, còn văn hóa lại chứa đựng
trong ngôn ngữ. Ý thức được tầm quan trọng của mối liên hệ này, những người biên
soạn khung chương trình đào tạo bậc đại học chuyên ngành tiếng Anh của các trường
đại học đều đưa các môn Văn hóa Anh, Mỹ và Giao thoa văn hóa vào nhằm giúp sinh
viên nâng cao kiến thức về văn hóa của ngôn ngữ mình đang học.
Tại khoa tiếng Anh, trường Đại học ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng, chương trình
đào tạo theo niên chế trước đây của cả hai hệ sư phạm tiếng Anh và cử nhân tiếng Anh
đều có các môn Đất nước học Anh, Đất nước học Mỹ và Giao thoa văn hóa. Trong
khung chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ áp dụng cho các khóa từ 2006 trở đi,
các môn Đất nước học Anh, Mỹ được đổi tên là Văn hóa Anh, Mỹ; và là các học phần
bắt buộc. Cụ thể học phần Văn hóa Anh chiếm ba tín chỉ; các học phần Văn hóa Mỹ và
Giao thoa văn hóa mỗi học phần chiếm hai tín chỉ.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – SỐ 4(33).2009
163
3.2. Thực trạng giảng dạy các môn Văn hóa Anh, Mỹ và Giao thoa văn hóa hiện nay
Có thể thấy rằng những môn Văn hóa Anh, Mỹ và Giao thoa Văn hóa đã được
đưa vào chương trình giảng dạy của khoa tiếng Anh từ rất lâu. Qua quá trình giảng dạy,
chúng tôi thấy rằng cần có sự thay đổi về phương pháp dạy và học nhằm thích ứng với
điều kiện hiện nay. Trong các giáo trình Văn hóa Anh, Mỹ hiện đang được sử dụng cho
việc giảng dạy cũng như học tập tại khoa tiếng Anh hiện nay, sau phần giới thiệu và
cung cấp thông tin về các chủ đề như lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, con người …, sinh viên
chủ yếu làm các dạng bài tập như Đúng-Sai (True-False), Điền từ vào chỗ trống
(Cloze), Trả lời câu hỏi ngắn (Short answer questions) hay những Câu hỏi thảo luận
ngắn (Questions for discussion). Những dạng bài tập này được thiết kể rất công phu
nhằm giúp sinh viên tập trung vào những nội dung chính trong bài học. Tuy vậy, chúng
ta không thể sử dụng hết trên lớp được, bởi vì có những bài tập đơn giản, sinh viên có
thể tự làm ở nhà mà không cần có sự hướng dẫn của giáo viên. Bên cạnh đó, nếu giáo
viên sử dụng những dạng bài tập này cho tất cả các hoạt động trên lớp, sinh viên sẽ cảm
thấy nhàm chán, và mất đi sự hứng thú trong học tập. Theo Rogers (2005: 79) “muốn có
sự học tập năng động sáng tạo thì điều cốt yếu nhất là phải để học viên trực tiếp đối
diện, tiếp xúc với vấn đề”, do đó PPDA nên được đưa vào nhằm nâng cao chất lương
dạy và học của các môn Đất nước học và Giao thoa văn hóa.
Hiện tại, trong các môn học này, các em sinh viên đều phải làm phần thuyết
trình trước lớp theo nhóm (group presentation), nhưng theo quan sát của chúng tôi các
em chưa đầu tư nhiều, một số nhóm làm quá sơ sài. Nhìn chung, những gì các em thể
hiện trong phần thuyết trình này chưa phải là kết quả của một dự án. Chúng tôi nghĩ
rằng phần thuyết trình này nên được điều chỉnh thành các dự án, giao cho mỗi nhóm
một đề tài. Tuy nhiên, khi chuyển đổi thành phần dự án, sinh viên cần phải đầu tư thời
gian và công sức nhiều hơn. Thời gian đầu sinh viên chưa quen với PPDA, giáo viên
cần phải giải thích kỹ cho họ về mục tiêu của các dự án họ sẽ thực hiện. Nếu có thể giáo
viên nên đưa ra chủ đề cho các dự án và hướng dẫn họ lập kế hoạch cho các dự án mà
họ đã lựa chọn. Trong quá trình thực hiện, giáo viên cũng cần giúp đỡ sinh viên thông
qua các buổi thảo luận báo cáo tiến độ của các dự án. Sau khi sinh viên hoàn thành dự
án, các nhóm sẽ thuyết trình trước lớp những gì họ đã thu được qua các dự án.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số đề tài cho các dự án. Chương trình học
của các môn Văn hóa Anh, Mỹ bao quát rất nhiều chủ đề về văn hóa, lịch sử, địa lý, con
người, ngôn ngữ. Ví dụ trong chủ đề giáo dục, giáo viên có thể yêu cầu sinh viên thực
hiện một dự án về giáo dục đại học ở Anh và Mỹ. Thông qua dự án này, sinh viên sẽ tìm
hiểu về hệ thống các trường đại học ở hai nước này, chương trình học, các ngành nghề
đào tạo, chất lượng giáo dục. Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ trình bày những điểm tương
đồng và khác biệt trong giáo dục đại học của hai nước này, và có thể liên hệ với giáo
dục đại học ở Việt Nam. Quy mô của dự án này rất lớn, vì vậy nên giao cho một nhóm
khoảng ba đến bốn sinh viên. Khi thực hiện dự án, sinh viên cũng phải trải qua các bước
của quá trình triển khai dự án như đã trình bày ở trên. Đối với môn Giao thoa văn hóa,
sinh viên có thực hiện các dự án về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa hay sự khác
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – SỐ 4(33).2009
164
biệt về ngôn ngữ và văn hóa ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp như thế nào. Trong các
dự án này, sinh viên sẽ điều tra về những khác biệt giữa văn hóa Anh, Mỹ và văn hóa
Việt Nam về giao tiếp, quan hệ xã hội, gia đình hay giáo dục. Các em có thể thực hiện
những cuộc điều tra, phỏng vấn những khách du lịch tại địa phương, tham khảo tài liệu
báo chí, phim ảnh để so sánh đối chiếu. Ví dụ, giáo viên phân cho một nhóm sinh viên
thực hiện dự án về ảnh hưởng của lễ hội phương tây (Giáng sinh, Tết tây, Ngày lễ tình
nhân, Halloween) tới văn hóa lễ hội của Việt Nam hiện nay như thế nào dưới góc độ
giao thoa văn hóa. Nếu các nhóm thực hiện tốt, các em sẽ cải thiện được khả năng giao
tiếp bằng tiếng Anh và những kiến thức văn hóa, xã hội khác.
3. 3. Những kiến nghị với nhà trường
Việc áp dụng PPDA vào các môn Văn hóa Anh, Mỹ và Giao thoa văn hóa là hết
sức cần thiết. Tuy vậy ngoài sự nỗ lực, cố gắng của giáo viên và sinh viên, chúng tôi
nghĩ cần phải có sự quan tâm, đầu tư từ phía nhà trường. Trước hết, thư viện cần trang
bị đầy đủ sách tham khảo để các em có thể tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện
dự án. Bên cạnh đó, hệ thống máy tính của nhà trường cũng cần phải nâng cấp để đáp
ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của các em. Chúng ta biết rằng, một yếu tố quan trọng
dẫn đến sự thành công của PPDA đó chính là công nghệ thông tin. Trong mấy năm trở
lại đây, các giáo viên tình nguyện đến từ các nước nói tiếng Anh làm việc tại trường Đại
học Ngoại ngữ hầu như không có, đây cũng là một thiệt thòi cho các em sinh viên. Nếu
như có các giáo viên Anh, Mỹ, Úc hay Canada, các em có thể phỏng vấn hay tham khảo
ý kiến hay có những cuộc seminar để lấy thông tin hay ý tưởng cho dự án của nhóm
mình. Nếu có thể, nhà trường nên mở rộng quan hệ với các tổ chức nước ngoài, Đại sứ
quán các nước nói tiếng Anh để xin tài liệu và mời các chuyên gia đến làm việc tại
trường trong một thời gian nhất định. Khi thực hiện các dự án ở qui mô lớn, sinh viên
cần có sự trợ giúp về mặt tài chính, vì vậy nhà trường cũng cần quan tâm đến vấn đề
này để khuyến khích các em hoàn tất được những dự án có chất lượng.
4. Kết luận
Những gì đã trình bày trong bài báo này cho chúng ta thấy được những mặt tích
cực của PPDA. Chúng tôi hy vọng rằng, phương pháp này sẽ được sử dụng rộng rãi
trong các trường học ở Việt Nam nhằm phát triển khả năng tự học, tự nghiên cứu và làm
việc theo nhóm ở người học. Trong quá trình thực hiên dự án, giáo viên cần quan tâm,
giám sát các nhóm để giữ được trình tự và tính kỷ luật. Việc lựa chọn các chủ đề hấp
dẫn đối với mọi học sinh cũng cần được xem xét. Nếu những trở ngại này được khắc
phục, PPDA sẽ đem lại kết quả khả quan.
Đối với các bộ môn Văn hóa Anh, Mỹ hay Giao thoa Văn hóa, PPDA sẽ góp
phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của sinh viên. Khi thực
hiện các dự án, sinh viên sẽ tìm hiểu kỹ hơn về nền văn hóa của thứ ngôn ngữ mà mình
đang học tập, nghiên cứu. Đây sẽ là cơ hội để các em phát triển kỹ năng ngôn ngữ cũng
như kỹ năng giao thoa văn hóa, những yếu tố không thể thiếu được khi chúng ta đang ở
trong giai đoạn hội nhập và hợp tác quốc tế.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – SỐ 4(33).2009
165
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bransford, J. D., & Stein, B. S. (1993). The IDEAL problem solver (2nd ed.). New
York: Freeman.
[2] Jones, B. F., Rasmussen, C. M., & Moffitt, M. C. (1997). Real-life problem
solving: Acollaborative approach to interdisciplinary learning. Washington, DC:
American Psychological Association.
[3] Nguyễn Hữu Châu (2005). Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy
học. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Giáo Dục.
[4] Rogers, C. (2005). Phương pháp dạy và học hiệu quả. TP. Hồ Chí Minh: Nhà Xuất
Bản Trẻ.
[5] Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng (2007). Chương trình giáo dục đại
học.