Đổi mới phương pháp dạy- học, thi, kiểm tra, góp phần khắc phục tình trạng ngại học, lười học lý luận chính trị

Đổi mới phương pháp dạy- học, thi, kiểm tra, góp phần khắc phục tình trạng ngại học, lười học lý luận chính trị

Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy – học, thi, kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng, góp phần khắc phục tình trạng ngại học, lười học lý luận chính trị – Từ thực tiễn Lớp trung cấp lý luận chính trị thành phố Thanh Hoá.

Đổi mới phương pháp dạy- học, thi, kiểm tra, góp phần khắc phục tình trạng ngại học, lười học lý luận chính trị

Lớp Trung cấp lý luận chính trị chính trị TP Thanh Hoá khai giảng ngày 14-12-2021, với 76 học viên đến từ nhiều cơ quan, đơn vị, các phường, xã… trong thành phố. Đặc thù của học viên là “vừa học, vừa làm”, thời gian đầu, lớp chưa quen với phương pháp học tập lý luận chính trị nên ít nhiều có biểu hiện lười học, ngại học lý luận chính trị. Bên cạnh đó, với suy nghĩ học chính trị là “khô khan”, “khó hiểu” nên có tình trạng học đối phó.

Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian rất ngắn, được tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực của giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá, học viên đã thay đổi cách nhìn nhận về học tập lý luận chính trị. Việc đổi mới phương pháp dạy – học, thi, kiểm tra đã tạo hứng thú và hiệu quả trong học tập, rèn luyện của học viên. Các giảng viên đều thực hiện đảm bảo đúng, đủ, rõ về nội dung bài giảng, sát với thực tiễn theo phương châm “gắn lý luận với thực tiễn”. Bên cạnh đó, mỗi giảng viên trên bục giảng luôn có hình ảnh, tác phong, phong cách “nghiêm về giờ giấc, đẹp về trang phục, chuẩn về phát ngôn, đúng mực trong ứng xử”.

Việc đổi mới phương pháp dạy – học, thi, kiểm tra, đánh giá đã đạt được những kết quả rõ rệt. Theo đó, về sử dụng phương tiện và phương pháp dạy – học, song song với việc dạy truyền thống, không rời khỏi phấn trắng, bảng đen thì giảng viên đã áp dụng CNTT, công nghệ 4.0 vào quá trình giảng dạy, như: Tạo các slides, các video clip, các đoạn phim tư liệu phù hợp với nội dung kiến thức bài học… Đồng thời, sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy tích cực nhằm phát triển bài giảng theo hướng định hướng trước, lựa chọn nội dung trọng tâm trước khi thực hiện bài giảng; phân tích, giảng giải sâu, liên hệ sâu đối với mỗi tiết giảng, bài giảng; hệ thống sau bài giảng, nhận xét, đánh giá sau bài giảng; gợi mở bài học sau cho học viên…

Để phát huy tinh thần học tập và nâng cao hiệu quả, chất lượng học, học viên lớp lý luận chính trị TP Thanh Hoá đã chủ động nghiên cứu tài liệu trước khi học bài mới, môn mới, chủ động đặt những câu hỏi liên quan đến bài học; liên hệ sâu sát bài học với thực tiễn công việc; tổ chức đánh giá tình hình học tập sau mỗi kỳ học để rút kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ học tập cho môn học mới, cũng như phát huy vai trò của lớp học tự quản…

Đổi mới phương pháp dạy- học, thi, kiểm tra, góp phần khắc phục tình trạng ngại học, lười học lý luận chính trị

Về đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá, từ thực tiễn các môn thi tại lớp Trung cấp lý luận chính trị TP Thanh Hoá cho thấy, Nhà trường đã đổi mới mạnh mẽ việc xét điều kiện dự thi đảm bảo tính khách quan, công bằng; ra đề thi mở, tổng hợp kiến thức lý luận, sát với thực tiễn, rõ ràng, logic, không đánh đố, làm khó học viên. Xuất phát từ việc đổi mới công tác thi, kiểm tra đánh giá của Nhà trường, cũng như phát huy tính chủ động, tích cực của học viên, với 6 kỳ học, qua các môn học đã thi, kết quả điểm của học viên đã đạt 100% điểm khá, giỏi.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, lớp Trung cấp lý luận chính trị TP Thanh Hoá vẫn còn một số tồn tại như: một bộ phận học viên chưa nghiên cứu giáo trình trước khi lên lớp, còn thụ động trong phát biểu ý kiến xây dựng bài, xây dựng đề cương thi hết môn còn sơ sài, có biểu hiện chủ quan…

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả việc “Đổi mới phương pháp dạy – học, thi, kiểm tra, đánh giá trong đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường nói chung và đào tạo Trung cấp lý luận chính trị nói riêng, cần thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, định kỳ thực hiện việc gửi kết quả đánh giá thi đua, kết quả học tập của học viên về cơ quan, đơn vị, địa phương nơi học viên đang công tác.

Thứ hai, hình thành những tiêu chí cụ thể để đánh giá về việc đổi mới phương pháp dạy – học, kênh đánh giá chất lượng giảng viên và tiêu chí xét học viên gương mẫu, lớp học kiểu mẫu.

Thứ ba, ngoài việc đánh giá qua điểm số, cần chú trọng đánh giá quá trình và có điểm thưởng cuối khoá cho học viên.

TL