Đồng Nai: Cận cảnh công trình “khủng” tại khu du lịch sinh thái Đảo Ó – Đồng Trường

Những công trình “khủng” trong lòng hồ Trị An

Khu du lịch sinh thái Đảo Ó – Đồng Trường nằm trong lòng hồ Trị An cách xã Mã Đà hơn 10km và cách thị trấn Vĩnh An khoảng 7km, với diện tích khoảng 30 hecta. Điểm du lịch này đang được nhiều du khách khắp nơi đến tham quan, lưu trú.

Đồng Nai: Cận cảnh Công trình “khủng” tại khu du lịch sinh thái Đảo ó – Đồng trường Khu sân Golf 4 lỗ chiếm phần lớn diện tích lớn tại khu du lịch Đảo Ó – Đồng Trường

Hiện tại, du khách đến khu du lịch Đảo Ó – Đồng Trường sẽ thấy sự bê tông hóa mạnh mẽ mà không còn cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ như nhiều nơi khác.

Đồng Nai: Cận cảnh Công trình “khủng” tại khu du lịch sinh thái Đảo ó – Đồng trường Tiếp đó là khu vực hồ bơi trên đảo nhỏ cũng chiếm phần lớn diện tích xây dựng tại khu du lịch này.

Để ra khu du lịch sinh thái này, du khách phải mua vé đi tàu tại điểm bán ở xã Mã Đà. Giá vé người lớn là 150 nghìn đồng.

Đồng Nai: Cận cảnh Công trình “khủng” tại khu du lịch sinh thái Đảo ó – Đồng trường Phần lớn diện tích tại khu du lịch Đảo Ó – Đồng Trường bị “bê tông hóa” cho mục đích thương mại

Khu du lịch Đảo Ó – Đồng Trường này có 2 đảo lớn và nhỏ được nối với nhau qua chiếc cầu phao… Tại đây, chúng tôi ngỡ ngàng khi hàng loạt công trình “khủng” được xây dựng, bê tông hoá chiếm phần lớn.

Đồng Nai: Cận cảnh Công trình “khủng” tại khu du lịch sinh thái Đảo ó – Đồng trường Nhìn từ trên cao, khu vực đảo lớn được cây cối bao quanh, phía trong rõ nhiều diện tích đất trống, thay vào đó là khu vực trồng cây ăn quả

Trên khu vực đảo là hồ bơi rộng khoảng 3.000m2; Khu vực bao quanh đảo được làm những con đường bê tông rộng khoảng 2 mét dưới những tán cây “cổ thụ”. Phía trong dãy cây cổ thụ là các công trình nhà hàng bằng gỗ với diện tích lên đến hàng nghìn mét vuông và hàng chục căn nhà cho du khách lưu trú. Tại đảo nhỏ, diện tích cây xanh không còn nhiều thay vào đó là các công trình nhân tạo phục vụ kinh doanh du lịch.

Đồng Nai: Cận cảnh Công trình “khủng” tại khu du lịch sinh thái Đảo ó – Đồng trường Khu vực đảo nhỏ nhìn từ trên cao

Trên đảo lớn phần lớn diện tích được làm sân golf 4 lỗ, khu vực nhà gỗ lên tới hàng chục căn, bao quanh đường bê tông rộng. Tương tự đảo nhỏ, số lượng cây rừng cổ thụ chỉ còn rất ít, thay vào đó là cây ăn trái như chôm chôm, mít, xoài, dừa… Dưới tán cây là một vài chuồng trại nuôi động vật hoang dã…

Tại đảo lớn còn có công trình xử lý rác thải tự tạo như đào hố chôn, đốt…

Đồng Nai: Cận cảnh Công trình “khủng” tại khu du lịch sinh thái Đảo ó – Đồng trường Những căn nhà gỗ là “biểu tượng” của khu du lịch này

Các dịch vụ tại đây cũng vô cùng đắt đỏ với thực đơn ngoài các món hoang dã đồng quê còn có các món thịt thú rừng như nhím, dúi, nai…

Đồng Nai: Cận cảnh Công trình “khủng” tại khu du lịch sinh thái Đảo ó – Đồng trường Những khối gỗ làm các công trình tại đây dường như có niên tuổi rất cao

Tỉnh Đồng Nai cấp giấy chứng nhận cho Công ty Cường Thuận?

Ngày 6/6, trao đổi qua điện thoại với phóng viên, ông Trần Đức Sơn, Chủ tịch UBND xã Mã Đà cho hay, mặc dù về địa giới hành chính là thuộc xã tuy nhiên các đảo trong hồ Trị An thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa tỉnh Đồng Nai quản lý.

Hai đảo trên đã được UBND tỉnh cấp giấy cho Công ty Cường Thuận làm khu du lịch, còn cấp khi nào UBND xã không nắm rõ vì ông Trần Đức Sơn mới nhận chức tại đây.

Đồng Nai: Cận cảnh Công trình “khủng” tại khu du lịch sinh thái Đảo ó – Đồng trường Khu nhà hàng có diện tích lên đến hàng nghìn mét vuông ngay giữa rừng cây

Ngày 12/12, ông Nguyễn Hoàng Hảo, Giám đốc Khu Bảo tồn Thiên nhiên văn hóa Đồng Nai (thuộc UBND tỉnh Đồng Nai) cho biết, các đảo trên lòng hồ Trị An thuộc quản lý của Khu bảo tồn, riêng Đảo Ó – Đồng Trường do UBND tỉnh Đồng Nai quản lý, có cấp giấy chứng nhận cho công ty du lịch, còn việc cấp khi nào đề nghị phóng viên liên hệ UBND tỉnh và huyện Vĩnh Cửu, Công ty Cường Thuận để tìm hiểu thông tin.

Đồng Nai: Cận cảnh Công trình “khủng” tại khu du lịch sinh thái Đảo ó – Đồng trường Những khoảng trống tại đảo lớn là hàng cây ăn trái và con đường bê tông, lát gạch

Một lãnh đạo khác thuộc Khu bảo tồn chia sẻ, trước đây 2 đảo này thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai (Công ty thuộc UBND tỉnh Đồng Nai) quản lý, kinh doanh. Tuy nhiên, đơn vị này kinh doanh không hiệu quả nên chuyển Công ty Cường Thuận tiếp tục quản lý, kinh doanh.

Được biết, Công ty Cổ phần Du lịch Cường Thuận – CTI là công ty con của Công ty CP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO.

Ngày 9 tháng 5 năm 2017, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty Cổ phần Du lịch Cường Thuận CTI. Công ty này ra đời nhằm mục tiêu phát triển khu du lịch Đảo Ó – Đồng Trường. Đây được xem là một điểm nhấn của Cường Thuận IDICO khi mở rộng kinh doanh dịch vụ du lịch – nhà hàng – khách sạn.

Đồng Nai: Cận cảnh Công trình “khủng” tại khu du lịch sinh thái Đảo ó – Đồng trường Khu du lịch này nuôi một vài loại động vật hoang dã trong điều kiện nuôi nhốt chật hẹp Đồng Nai: Cận cảnh Công trình “khủng” tại khu du lịch sinh thái Đảo ó – Đồng trường Một số cây cổ thụ lớn còn lại trên đảo Đồng Nai: Cận cảnh Công trình “khủng” tại khu du lịch sinh thái Đảo ó – Đồng trường Các cơ quan chức năng cần làm rõ việc chuyển nhượng, cho thuê khu du lịch sinh thái Đảo Ó – Đồng Trường cho Công ty CP Du lịch Cường Thuận – CTI

Trước sự việc trên, dư luận hoài nghi việc chuyển nhượng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND tỉnh Đồng Nai cho Công ty Cường Thuận có đúng quy định? Công tác bảo tồn, bảo vệ rừng tại khu du lịch này đang thuộc về ai?

Xổ số miền Bắc