Đồng bằng sông Hồng giống Đồng bằng sông Cửu Long ở điểm?

Điểm giống nhau giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long là gì? Hãy cùng Đức Minh khuê tìm hiểu về vấn đề trên trong bài viết dưới đây nhé.

1. Đồng bằng sông Hồng 

– Về diện tích: 15.000 km vuông 

– Nguồn gốc hình thành: Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ. Do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp

– Cấu trúc địa hình: Gồm hai bộ phận 

+ Vùng đất trong đê không được bồi tụ phù sa hàng năm gồm các khu ruộng bậc cao bạc màu và các ô trũng ngập nước. 

+ Vùng ngoài đê hàng năm được phù sa bồi đắp nhưng diện tích không lớn. 

– Thổ nhưỡng: Do là đồng bằng châu thổ, được bồi đắp bởi phù sa cho nên thổ nhưỡng nơi đây là đất phù màu mỡ. Ven sông là đất phù sa được bồi đắp thường xuyên. Vùng trung du có đất phù sa cổ bạc màu.

– Đặc điểm hình thái đồng bằng: Đồng bằng sông Hồng cao ở phía Tây, Tây Bắc và thấp dần về phía biển. Đồng bằng sông Hồng có dạng tam giác châu, đỉnh là Việt Trì, đáy chạy từ Hải Phòng đến Ninh Bình.

– Ở đây có hệ thống đê điều ngăn lũ vững chắc (dài trên 2.7000 km), bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô vuông, vùng trong đê không được phù sa bồi đắp, sa bạc màu. Hiện nay vẫn tiếp tục mở rộng về phía Đông Nam khoảng vài chục đến gần 100 km. 
 

2. Đồng bằng sông Cửu Long 

– Về diện tích: 40.000 km vuông (lớn hơn)

– Nguồn gốc hình thành: Do phù sa của hệ thống sông Mê Kông (sông Tiền và sông Hậu) bồi tụ nên

– Hình dạng: Đồng bằng sông Cửu Long có hình dạng tứ giác hình thang 

– Về thổ nhưỡng: chủ yếu là đất phù sa màu mỡ được bồi đắp hàng năm do bồi tụ phù sa từ hệ thống sông Tiền và sông Hậu. Tuy nhiên tính chất đất lại phức tạp, có 3 loại đất chính: đất phù sa ngọt phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu chiếm 30% diện tích; đất phèn có diện tích lớn nhất phân bổ tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và trung tâm bán đảo Cà Mau; đất mặn phân bố thành vành đai biển đông và vịnh Thái Lan. 

– Đặc điểm hình thái đồng bằng: Địa hình thấp và bằng phẳng hơn so với đồng bằng sông Hồng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phần lớn lãnh thổ có địa hình trũng thấp. Có độ cao trung bình 2 – 3m so với mặt nước biển

– Cấu trúc địa hình: Phần lớn nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu.

+ Thượng châu thổ: khu vực tương đối cao (2-4m) nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa.

+ Hạ châu thổ: thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển.

+ Phần đất nằm ngoài phạm vi tác động của sông Tiền và sông Hậu nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông.

+ Ngoài ra, đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tự giác Long Xuyên…. là những nơi chưa được bồi lấp xong. 

– Bề mặt đồng bằng không có đê nên hằng năm đồng bằng sông Cửu Long được bồi tụ phù sa lớn. Nhưng cũng vì không có đê kết hợp với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cho nên về mùa lũ nước ngập diện rộng, về mùa cạn nước triều lấn mạnh vào sâu trong lãnh thổ làm cho 2/3 diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn.

 

 3. Điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

⇒ Điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long chính là: 

– Nguồn gốc hình thành của hai vùng đồng bằng này: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đều là hai đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất nước ta, được bồi đắp bởi hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Tiền – sông Hậu.

– Hai đồng bằng này được hình thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. 

– Cả đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Mê Kông đều có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. 
 

4. Khả năng chuyên môn hóa nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long 

Dù có những điểm tương đồng về đặc điểm tự niên nhưng khả năng chuyên môn hóa nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điểm khác biệt. 

Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu phát triển các loại cây trồng và chăn nuôi như 

– Trồng trọt: 

+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước).

+ Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002).

+ Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An,…

+ Đồng bằng sông Mê Kông cũng là vùng xuất khẩu gạo chủ lực ở nước ta.

+ Nơi đây cũng vùng trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất nước: xoài, dừa, cam, bưởi, sầu riêng … Những sản phẩm hoa quả có chất lượng cao được xuất khẩu sang các thị trường khác nhau trên thế giới nhứ Úc, Mỹ, Nhật Bản …

– Chăn nuôi: Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh do hệ thống kênh, rạch dày đặc kết hợp với địa hình trũng thấp đặc trưng 

– Thủy sản:

+ Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% cả nước, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.

+ Nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh. Các sản phẩm thủy sản được xuất khẩu qua nước ngoài có thể kể đến như tôm thẻ, cá ba sa đã chế biến … 

Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh về trồng trọt và chăn nuôi các loại như:  

– Trồng trọt chủ yếu vẫn là lúa gạo và xen canh các loại cây rau màu 

+ Đồng bằng sông Hồng đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực (sau đồng bằng sông Cửu Long). 

+ Với lịch sử hình thành và canh tác lâu đời, đồng bằng sông Hồng luôn đứng đầu cả nước về năng suất lúa nhờ có trình độ thâm canh cao.

+ Khu vực này cũng phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao: cây ngô đồng, khoai tây, su hào,…vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.

– Chăn nuôi: Chủ yếu chăn nuôi gia súc và đại gia súc do điều kiện địa hình chủ yếu bằng phẳng tương đối. 

+ Đàn lợn chiếm tỉ trọng cao nhất cả nước.

+ Chăn nuôi bò, gia cầm và nuôi trồng thủ sản đang được phát triển.

Nguyên nhân: Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên cũng như các điêu kiện kinh tế – xã hội đẫn đên sự khác nhau về khả năng chuyên môn hóa 

– Đồng bằng sông Hồng ảnh hưởng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa đông lạnh tạo thuận lợi để trồng rau cao cấp vụ đông. Nhiều thành phố với lượng dân cư đông đúc cho nên nhu cầu về thịt lợn, thịt bò, trứng, sữa rất lớn phát. Khu vực này cũng tiếp giáp biển với các vùng cửa sông cùng mạng lưới ao hồ điều kiện phát triển thủy sản. 

– Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp, diện tích đất mặn đất phèn lớn, khí hậu cận xích đạo thích hợp cho các loại cây đay cói… phát triển. Hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt và nguồn phụ phẩm nông nghiệp lớn nên chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thủy hải sản phát triển; ngoài ra, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước (70%) với các bãi triều đầm phá, rừng ngập mặn… nên tạo nhiều điều kiện cho ngành thủy sản đặc biệt ngành nuôi trồng của đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhất cả nước.

Trên đây là toàn bộ bài viết phân tích những điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long do công ty Luật Minh Khuê cung sưu tầm và biên soạn. Bài viết có giá trị tham khảo, nếu có bất kì băn khoăn hay thắc mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến của công ty Luật Minh Khuê hoặc liên hệ theo hotline 1900.6162 để được giải đáp thắc mắc. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!