Du lịch Mũi Né tự túc – Cẩm nang từ A đến Z với 15 điểm đến nổi bật – Du Lịch Mũi Né.info

Du lịch Mũi Né là từ khóa tìm kiếm không những ở địa phương. Mà là từ khóa tìm kiếm phổ biến hàng đầu ở Việt Nam và thế giới. Được mệnh danh là “Thiên đường nghỉ dưỡng” hay “Thiên đường Resort”. Có rất nhiều resort, khách sạn, điểm vui chơi, tham qua và dịch vụ nổi bật.

Nếu bạn có dự tính hoặc chuẩn bị đi du lịch Mũi Né cần lưu ý. Các tour hiện nay cũng khá hấp dẫn, bạn được đưa đến hầu hết các điểm vui chơi nổi tiếng. Tuy nhiên, nếu đi tự túc thì sao?. Cần những có kinh nghiệm gì? Cẩm nang du lịch Mũi Né từ A đến Z – DuLichMuiNe.Info xin cung cấp đến các bạn một góc nhìn tổng quan nhất. Giúp bạn có thể lựa chọn các điểm đến, ăn, nghỉ để có một kỳ nghỉ thú vị. Có một khoảng thời gian vui vẻ với những trãi nghiệm thú vị nhất trong chuyến đi.

1/ Mũi Né ở đâu?

Theo Wikipedia – Du Lịch Mũi Né xin phép trích dẫn và giải thích như sau:

  • Mũi Né là một địa danh, tên một mũi biển ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đây là một trung tâm du lịch nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận và là một trong số các khu du lịch quốc gia.
  • Về hành chính: Toàn bộ khu vực xung quanh mũi biển là phường Mũi Né, thuộc thành phố Phan Thiết. Phường có diện tích 35,41 km².
  • Từ sự kiện nhật thực toàn phần năm 1995, du lịch Mũi Né mới được thế giới biết đến. Từ một dải bờ biển hoang vu với các đồi cát đỏ như sa mạc. Có vị trí rất xa với trục đường giao thông (25km – Quốc lộ 1A và trung tâm thành phố Phan Thiết). Lác đác vài xóm chài nghèo (ngày nay nổi tiếng với cụm từ Làng chài Mũi Né). Mũi Né đã mọc lên hàng trăm khu resort lộng lẫy, đẹp, hiện đại và đầy đủ tiện nghi.
  • Vị trí: Cách trung tâm thành phố Phan Thiết 22 km về hướng Đông Bắc. Được nối liền với thành phố Phan Thiết bởi hai con đường Nguyễn Đình Chiểu và Võ Nguyên Giáp (đường 706B.)
  • Du lịch Mũi Né là tuyến trọng yếu cho ngành du lịch của tỉnh Bình Thuận.
  • Khi đến Mũi Né, du khách sẽ có thể được tham quan làng chài Mũi Né, có cơ hội chứng kiến được hoạt động của một làng chài xứ biển thuần chất Việt Nam.

2/ Lịch sử hành chính

  • Thời Việt Nam Cộng hòa, Mũi Né là quận lị quận Hải Long, tỉnh Bình Thuận.
  • Sau năm 1975, quận Hải Long hợp với quận Hàm Thuận và Thiện Giáo thành huyện Hàm Thuận, tỉnh Thuận Hải. Lúc này Mũi Né thuộc xã Hàm Dũng, huyện Hàm Thuận.
  • Ngày 13/3/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 104-CP[1] giải thể xã Hàm Dũng. Thành lập thị trấn Mũi Né – thị trấn huyện lị huyện Hàm Thuận.
  • Ngày 30/12/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 204-HĐBT[2]. Chia huyện Hàm Thuận thành hai huyện mới là Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam. Đồng thời, chuyển thị trấn Mũi Né về thị xã Phan Thiết quản lý và chuyển thành phường Mũi Né.

3/ Nguồn gốc tên gọi của Mũi Né

Du lịch Mũi Né: Bạn có thể tham khảo và giải thích bằng 02 cách sau đây. Tuy nhiên, đây vẫn là những câu chuyện được truyền miệng, thêu dệt. Chưa có căn cứ khoa học hay tài liêu xác thực.

CHÚ Ý: BOOK PHÒNG GIÁ GIẢM ĐẾN 50% TẠI:A

g

o

d

a

.com

—————————-

—————————-

  • Tên gọi Mũi Né xuất phát từ việc các thuyền đánh đánh cá gặp giông bão, thường đến đây nương náu. “Mũi” là cái mũi đất đưa ra biển lớn; “Né” có nghĩa là để né tránh. Nơi đây có sự hài hòa giữa màu vàng của cát mịn, màu óng của nắng và màu xanh thẳm của biển cả. Tất cả tạo cảm giác ấm áp và trong lành, tuyệt vời. Do đó Du lịch Mũi Né có thể thu hút hàng trăm ngàn du khách trong nước và quốc tế.
  • Tên gọi xuất phát từ công chúa Út của vua Chăm: là công chúa Chuột – tương truyền vùng đất này của người Chăm. Xưa kia lau sậy mọc “tùm lum”. Công chúa Chăm năm 16 tuổi mắc bệnh nặng khó qua khỏi nên về sau xây dựng miếu (Am) để tu tại Hòn Rơm. Nàng lấy biệt danh là bà Nà Né. Lâu dần người dân đọc lệch chữ Nà Né thành Mũi Né. Như vậy, “Né” là tên của công chúa Út ấy – “Mũi” là mũi đất đưa ra biển.

4/ Các địa danh nổi tiếng của Du lịch Mũi Né

Trước tiên, để có cái nhìn tổng quan nhất, có lẽ chúng ta nên điểm qua các địa danh nổi tiếng. Giúp các bạn có thể lựa chọn được chỗ ăn, chơi, check in…. Từ đó, sẽ dễ dàng quyết định hơn trong việc lựa chọn chỗ ở (resort, khách sạn, nhà nghỉ, homestay). Để chuyến đi thuận lợi nhất, tiết kiệm thời gian di chuyển và đến được những nơi bạn mong muốn. Thứ tự từ hướng Thành phố Hồ Chí Minh đi vào như sau:

Nhà ở bà Mộng Cầm – Du lịch Mũi Né

Nữ sĩ Mộng Cầm, tên thật Huỳnh Thị Nghệ (17/7/1917 – 23/7/2007). Bà là một nhà văn, được biết đến là một người tình trong thơ của nhà thơ Hàn Mặc Tử . Và đây cũng là một mối tình đẹp và lãng mạn được đi vào thi ca. Đặc biệt trong khoảng nửa thế kỷ XX. Chuyện tình Hàn Mặc Tử – Mộng Cầm là đề tài làm tốn hao nhiều giấy mực của các nhà văn, nhà báo, nhạc sĩ.

Nhà ở của bà Mộng Cầm có địa chỉ tại 300 (số mới là 394) đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường Lạc Đạo, TP Phan Thiết, Bình Thuận. Ngày nay, nhà ở của bà Mộng Cầm là quán kem Mộng Cầm (bán loại kem Plan – Karamen) nổi tiêng. Được nhiều du khách ghé thăm và thưởng thức.

Sông Cà Ty cùng với Tháp nước Phan Thiết – Du lịch Mũi Né

Về tên gọi sông Cà Ty có người yêu văn nghệ cho rằng vì lưu lượng nước chảy qua một con sông là nước ngọt. Tuy nhiên, nước chảy qua sông Cà Ty là nước lợ, đôi lúc là nước mặn. Từ rất lâu khi người Việt tới đây sinh sống đã nhận ra điều kỳ lạ này. Chính vì vậy mà họ hay nói “kỳ ta, kỳ ta”, lâu dần đọc trại thành “Cà Ty” như bây giờ.

Tháp nước Phan Thiết (còn được gọi là Lầu Nước). Là một công trình kiến trúc nổi tiếng của thành phố Phan Thiết. Ngày nay là biểu tượng của thành phố. Được vẽ cách điệu thành biểu trưng của thành phố, của tỉnh và nhiều ban ngành, doanh nghiệp.

Tháp nước Phan Thiết được xây dựng vào cuối năm 1928 và hoàn thành vào đầu năm 1934. Do Hoàng thân Souphanouvong (người Lào) thiết kế. Khi ấy, ông là du học sinh Trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội. Nhằm phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho Tòa Công sứ Pháp (nay là UBND tỉnh Bình Thuận).

Vạn Thủy Tú

Vạn Thủy Tú trên đường Ngư Ông, thuộc phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết. Đây là nơi thờ thần Nam Hải – tức Cá Ông theo tín ngưỡng của ngư dân vùng biển. Được xây dựng năm 1962

Các Vạn thường được xây dựng ngay sát bờ biển của làng chài (ngày nay bờ biển đã dời xa ra ngoài hơn 100m). Làng chài này khi xưa tên là Thủy Tú. Vì có có tên là Vạn Thủy Tú. Bên trong chính điện thờ bộ cốt Cá Ông (cá voi). Nhà thờ Tiền Hiền, Võ Ca được bố trí theo hình chữ Tam. Mặt chính quay về hướng Đông. Bên trong Vạn có nhiều di sản văn hóa Hán-Nôm liên quan đến nghề biển. Thể hiện trong nội dung các khám thờ, tượng thờ, hoành phi, liên đối, văn khắc của đại hồng chung.

Du lịch Mũi Né
Vạn Thủy Tú thờ bộ cốt Cá Ông

Trường Dục Thanh

Dục Thanh Học hiệu (viết tắt của Giáo Dục Thanh Thiếu Niên). Là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận sáng lập vào năm 1907. Để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ.

Vị trí: đường Trưng Nhị, Đức Nghĩa, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận. Đây cũng là ngôi trường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc đấy là Nguyễn Tất Thành) đã dừng chân dạy học một thời gian. Trước khi vào Sài Gòn, rồi ra đi tìm đường cứu nước.

Du lịch Mũi Né

Chợ Phan Thiết 

Du lịch Mũi Né: Có địa chỉ tại Ngã 7, thuộc phường Đức Nghĩa. Đây là vị trí của trung tâm thành phố Phan Thiết. Có đặc điểm giống với Khu vực Quận 5 của TP Hồ Chí Minh là khu vực đông người Hoa sinh sống. Vì vậy một số người thường gọi là Chợ Lớn theo cách gọi chợ Bình Tây ở TP Hồ Chí Minh.

Cũng như Chợ Lớn ở Sài Gòn, ban đầu hộ kinh doanh ở Chợ Phan Thiết chủ yếu là người Hoa. Về sau, người Việt làm cạnh tranh mạnh mẽ nên các sạp hàng đan xen giữa người Hoa lẫn người Việt.

Du Lịch Mũi Né khó có thể bỏ qua việc ghé thăm Chợ Phan Thiết. Bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều cái hay của cuộc sống vùng biển. Đây cũng là nơi tập trung buôn bán bán hải sản rất phong phú, đa dạng và giá cả khá rẻ. Nếu có nhiều thời gian, bạn có thể dạo quanh một vòng chợ để thưởng thức nhiều món ăn nổi tiếng. Như: bánh ướt, bánh canh, bún riêu, chả cá chiên, chả mực… Vào ban đêm, đây là nơi dành cho những tín đồ thích ăn khuya.

Du lịch Mũi Né, Phan Thiết

Tháp Chăm (Tháp Pôshanư) tại phường Phú Hài)

Du lịch Mũi Né: Đi ngang con đường Du lịch Mũi Né chúng ta sẽ đến Tháp Po Sha Nư (hay còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài). Đây là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa. Có vị trí tại đồi Bà Nài (thuộc phường Phú Hài). Đi khoảng 7km tính từ trung tâm thành phố về hướng Đông – Bắc.

Nhóm tháp có phong cách kiến trúc Hòa Lai còn tương đối nguyên vẹn ngày nay. Một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Chăm Pa. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng mang những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhóm công trình uy nghiêm và kỳ bí của lịch sử. 

Du lịch Mũi Né, Phan Thiết

Lầu Ông Hoàng

Du lịch Mũi Né: “Lầu Ông Hoàng đó, chốn nao chân Hàn Mặc Tử đã qua….”. Ca khúc “Hàm Mặc Tử” chắc hẳn bạn đã đôi lần nghe qua. Và đây chính là địa danh nổi tiếng ấy. Ngày nay là một di tích tham quan nằm trên một trong năm ngọn đồi đẹp ở phường Phú Hài (cách nhóm tháp Poshanu chỉ vài trăm mét).

Là một biệt thự do Ferdinand d’Orléans, Công tước De Montpensier. Cháu nội vua Louis-Philippe I của Pháp bỏ ra số tiền 82.000 đồng bạc Đông Dương để xây dựng. Qua thời gian và hủy hoại của chiến tranh, ngày nay chỉ còn lại là tàn tích. 

Du lịch Mũi Né, Phan Thiết

Bãi Đá Ông Địa – Du lịch Mũi Né

Du lịch Mũi Né: Bãi Đá Ông Địa (hay còn được gọi là Đá Ông Địa) có vị trí thuộc phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết. Cách tháp Poshanu và Lầu Ông Hoàng khoảng 2km, cách trung tâm thành phố 10 km đi về hướng Đông – Bắc.

Địa điểm du lịch Mũi Né hấp dẫn tiếp theo của Poshanu và Lầu Ông Hoàng là Bãi đá Ông Địa. Một bãi biển đẹp tại quần thể khu du lịch Hàm Tiến – Mũi Né. Nổi tiếng và thu hút du khách với bãi biển cát trắng, nước trong xanh.

Những mỏm đá, bãi đá nhô ra ngoài mặt biển cùng với con đường và công trình du lịch được xây dựng đẹp mắt. Người dân và du khác thường đến đây để tắm biển, hóng mát vào buổi chiều. Đây cũng là điểm check in được giới trẻ vô cùng thích thú.

Rặng (Rạng) Dừa Hàm Tiến 

Đang cập nhật….