Du lịch Sa Đéc – Di tích lịch sử cấp Tỉnh

DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SA ĐÉC

Thành phố Sa Đéc có diện tích 59,8 km2, dân số gần 104.203 người (năm 2011). Đại đa số cư dân thành phố là người Kinh, và một số người Việt gốc Hoa. Đơn vị hành chính Sa Đéc gồm 9 xã, phường (có 6 phường, 3 xã). Sa Đéc cách Thành phố Hồ Chí Minh 147 km về phía Tây Nam, cách thành phố Cao lãnh 27 km. Phía bắc giáp sông Tiền, phía Tây Bắc giáp huyện Lấp Vò, Tây Nam giáp huyện Lai Vung, phía Đông giáp huyện Cao Lãnh, phía Nam giáp huyện Châu Thành. Từ tháng 02 năm 1976, tỉnh Sa Đéc được sáp nhập với tỉnh Kiến Phong thành tỉnh Đồng Tháp và là tỉnh lị tỉnh Đồng Tháp cho đến ngày 29 tháng 04 năm 1994. Sau đó tỉnh lị được dời về Thành phố Cao Lãnh. Vượt qua những gian nguy thử thách của chiến tranh, quân và dân Sa Đéc đã anh dũng chiến đấu và giành lấy thắng lợi mùa Xuân năm 1975, cùng cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau chiến tranh, thành phố Sa Đéc đã đạt nhiều thành tựu quan trọng  trong công cuộc đổi mới và tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Thành phố Sa Đéc hiện có 12 di tích được công nhận, trong đó có 02 di tích cấp quốc gia và 10 di tích cấp tỉnh gồm: Tượng Đài, di tích cách mạng, nghệ thuật kiến trúc, đình, chùa và nhà cổ. Các di tích trên đã tạo nên những giá trị văn hoá của nhân loại, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân thành phố cũng như tạo nên sự hưởng thụ văn hoá cho du khách đến tham quan Sa Đéc.

1. Chùa Kiến An Cung (Chùa Ông Quách):
+ Lịch sử di tích:
Chùa Kiến An Cung hay gọi là chùa Ông Quách nằm ngay tại trung tâm thành phố Sa Đéc. Chùa được xây dựng do Hoa kiều ở tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc di cư sống tại Sa Đéc. Mục đích xây dựng chùa để thờ cúng tổ tiên và dạy dỗ con cháu.
Chùa Kiến An Cung được bắt đầu khởi công xây dựng từ năm Giáp Tý (1924) đến mùa Thu năm Đinh Mão (1927) thì làm lễ khánh thành. Chùa gồm 3 gian: gian giữa là điện thờ, gian bên tả là trụ sở tập hiền, gian bên hữu là trường giáo dục con cháu của họ.
Khởi xướng xây dựng chùa gồm các ông: Huỳnh Cẩm Thuận, Hồng Phát, Châu Trần Bồ, Ngô Phước, Cao Hành Quyền.
Chùa đã được sửa chữa 3 lần: lần thứ 1 năm 1952; lần thứ 2 vào năm 1962; lần thứ 3 vào năm 1969. Từ lúc xây dựng ngôi Chùa đến ngày hôm nay không có sự chuyển dịch đi nơi khác.
+ Nhân vật lịch sử:
Theo tài liệu Quách Thánh Vương Công (939 – 950) tức là Bảo An Quảng Trạch Tông Vương người đời Hậu Tấn. Năm Thiên Phước (939 – 944) hiển thánh trợ Tống Thái Tổ chinh phạt Nam Đường Thu giành thắng lợi nên được phong làm Quảng Lợi Vương Cốc, sau được phong thêm Đề Bá Vương. Qua đời Minh (1368 – 1649) được phong Trung ứng hộ vệ Uy vũ oanh liệt Quách Thánh Vương, sau được phong là Quảng Trạch Tôn Vương. Đến đời nhà Thanh (1649 – 1916) Khang Hy Hoàng đế gia sắc phong Bảo An Quảng Trạch Tôn Vương.
+ Nghệ thuật kiến trúc:
Chùa Kiến An Cung xây dựng theo kiểu chữ “Công” gồm có 3 gian: bên tả và bên hữu bằng nhau, ngang 9,5m, dài 26m. Gian giữa (điện thờ) ngang 12m, dài 26m. Mái ngói gồm 3 lớp: mặt trên ngói, giữa gạch, dưới là ngói. Ngói được lợp theo dợn sóng rồng trải nền cho những ngọn sóng; cong vút lên cao, tạo mái ngói theo kiểu “Ngũ Hành”. Mỗi đầu ngọn sóng là một cung điện thu nhỏ lại, bao gồm có 6 cung điện. Toàn bộ chùa không có kèo chỉ có đòn tay ráp mộng lại chịu trên những cột gỗ tròn đường kính 30cm.
 + Lễ cúng:
Mỗi năm chùa có hai lễ hội lớn vào ngày 22- 02 Âm lịch và 22 – 8 Âm lịch đón tiếp nhiều khách thập phương.
* Chùa được công nhận di tích cấp Quốc gia theo Quyết định Số 84 VH/QĐ, ngày 27/4/1990 của Bộ Văn Hóa.

2. Nhà cổ ông Huỳnh Cẩm Thuận:
Toạ lạc tại Số 255A Nguyễn Huệ, khóm 1, P.2,TP Sa Đéc
Ông Huỳnh Cẩm Thuận sinh năm 1862 tại làng Tân Phú Đông. Ông là người Hoa thành đạt nhất trong công việc kinh doanh mua bán tại vùng đất Sa Đéc miệt vườn này. Khi còn sống ông Huỳnh Cẩm Thuận là Trưởng ban trị sự Bang Phúc Kiến, tập hợp những người đồng hương ở tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc, ông cũng là người góp công lớn trong việc xây dựng chùa Kiến An Cung (chùa Ông Quách) – một kiến trúc văn hóa độc đáo đã được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.
Năm 1895 ông Huỳnh Cẩm Thuận xây dựng một ngôi nhà gỗ với kiến trúc đơn giản để ở, ngôi nhà có quy mô nhỏ, vách gỗ không có trang trí mỹ thuật nhiều. Đến năm 1917, ông cho xây dựng lại ngôi nhà khang trang, bề thế như ngày hôm nay. Toàn bộ nguyên vật liệu được mua từ Trung Quốc, ngôi nhà được xây dựng và trang trí do các thợ chính người Hoa thực hiện. Công trình được thực hiện rất tỉ mỉ, công phu hoành tráng và hoàn thành khoảng 01 năm sau đó.
Trải qua nhiều thế hệ sinh sống, thay đổi chủ sở hữu, nhưng đến nay, ngôi nhà hơn 90 tuổi này vẫn giữ được dáng vẻ nguyên trạng ban đầu, đặc biệt là bàn thờ Quan Công, khánh thờ, ghế thờ, các vật dụng, tư liệu, hình ảnh, các bức hoành phi, câu đối, các hoa văn chạm trổ… vẫn còn nguyên vẹn, bền đẹp.
Ngôi nhà có giá trị nhiều mặt về kiến trúc nhà Nam bộ vùng Sa Đéc xưa đầu thế kỷ XX, kiến trúc ngôi nhà là sự giao thoa của hai loại hình kiến trúc phương Đông và phương Tây; là sự điển hình của ngôi nhà ba gian của người Việt gốc Hoa ở Nam bộ, bên trong nhà có nhiều mảng chạm khắc độc đáo …
Đặc biệt, ngôi nhà này là nơi sinh sống của ông Huỳnh Thủy Lê – con út của ông Huỳnh Cẩm Thuận. Đây cũng là nơi chứng kiến một chuyện tình thơ mộng giữa một chàng trai Việt (Huỳnh Thủy Lê) và Marguerite Duras – con gái của bà Marie Donnadieu (Hiệu trưởng trường Nữ Tiểu học tỉnh, nay là trường Tiểu học Trưng Vương, thành phố Sa Đéc). Cũng từ câu chuyện tình này mà về sau nữ sĩ Marguerite Duras đã viết nên tiểu thuyết với tựa đề L’Amant, sau đó được chuyển thể thành bộ phim “Người tình” được đông đảo khán giả trên thế giới đón nhận. Sau khi bộ phim được công chiếu rộng rãi, ngôi nhà ông Huỳnh Cẩm Thuận được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu về thiên tình sử Thủy Lê – Durar. Ước tính mỗi năm có hàng chục ngàn du khách, chủ yếu là du khách nước ngoài đến tham quan ngôi nhà này.
Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, ngày 10 tháng 9 năm 2008, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã có quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh nhà ông Huỳnh Cẩm Thuận. Đây thật sự là tin vui đối với cấp ủy, chính quyền, các ngành và nhân dân Sa Đéc. Niềm vui đó tiếp tục được nhân lên gấp bội khi ngôi nhà này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia vào ngày 18 tháng 12 năm 2009.
* Nhà cổ Huỳnh Cẩm Thuận được công nhận là di tích cấp Quốc gia  theo Quyết định Số 4706/QĐ -BVHTTDL, ngày 28/12/2009 của Bộ VH – TT và DL.

3. Đình Tân Qui Tây: toạ lạc tại Khóm 5, Phường 1, thành phố Sa Đéc.
Ngôi đình có tên là “Tân Tây Võ Miếu” vốn được xây dựng khá lâu nhưng đến đời vua Khải Định mới được xây dựng khang trang.
Đình xây dựng vào năm 1812, trước khi triều đình Huế ban sắc Thần 40 năm. Đình gồm những kiến trúc sau: cổng (trong cổng có bình phong + bàn thần nông), miếu sơn quân, miếu chúa xứ thánh nương, đàn xã tắc, đình (đình có võ ca + phủ qui + chánh điện), nhà hậu, nhà bếp.
Cũng như ở những địa phương khác, đình Tân Qui Tây là nơi thờ Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh, đáp ứng nhu cầu văn hoá tâm linh của nhân dân địa phương. Nên xếp vào loại hình di tích kiến trúc tín ngưỡng đình làng.
Đình là nơi đã lưu dấu sự kiện lịch sử đó là trận tập kích của quân giải phóng vào đêm 12 rạng 13 tháng 11 năm 1966 làm địch thiệt hại nặng nề. Đây là trận đánh làm cho địch hoang mang, sa sút tinh thần; đồng thời ngăn chặn bước tấn công của địch vào vùng giải phóng. Trận đánh có sự kết hợp giữa quân sự, chính thức giữa quân sự, chính trị và binh vận rất chặt chẽ, các cơ sở hoạt động hợp pháp của cách mạng đã thực hiện công tác chuẩn bị hết sức chu đáo. Qua trận đánh này, đã làm cho hàng ngũ địch phân hoá dữ dội, nhiều gia đình binh sĩ đã có sự tin tưởng vào cách mạng, số tù binh bị bắt được cách mạng đối xử tốt, khi trở về đã có một số người tìm cách móc nối với cách mạng… Tất cả góp phần đưa phong trào cách mạng tại địa phương lên một bước phát triển mới.
Đình còn là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân. Công trình điêu khắc kiến trúc của đình có ý nghĩa thần thánh uy nghiêm thể hiện trình độ nghệ thuật am tường nho, y, lý, số, của người xưa. Trong khoảng không gian rộng lớn ấy di tích lịch sử văn hoá đã thấm đẫm truyền thống yêu nước, có bề dày của thời gian, có độ sâu của đời sống tinh thần.
Năm 1992, UBND tỉnh quyết định giao đình Tân Qui Tây cho chính quyền địa phương và Ban tế tự tiếp nhận và cùng nhân dân tổ chức cúng lễ hàng năm.
Lễ Hạ điền: ngày 15 – 16 tháng 4 âm lịch.
Lễ Thượng điền: ngày 15-16 tháng 12 âm lịch.
* Đình Tân Qui Tây di tích được công nhận di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 1241/QĐ-UB-HC, ngày 29/12/2010 của UBND Tỉnh Đồng Tháp.

4. Nơi diễn ra trận tiêu diệt Thiếu Tướng Chanson và Thủ hiến Thái Lập Thành (trước cổng trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp, P.3, thành phố Sa Đéc).
Tháng 7/1951, được tin báo sẽ có đoàn quan chức cấp cao Pháp – Việt kinh lý Sa Đéc. Tổ chức cách mạng chủ trương đánh phá nhằm gây tiếng vang, tạo niềm tin cho nhân dân, đồng thời gây hoang mang và làm suy yếu trong hàng ngũ của địch. Nhiều biện pháp đánh địch, làm sao cho đạt kết quả tuyệt đối mà lực lượng cách mạng ít thiệt hại nhất. Sau cùng, thống nhất phương án là cá nhân tiếp cận đối tượng, dùng trái nổ tiêu diệt đối tượng. Anh Phan Văn Út đã nhận và hứa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
 Ngày 31/7/1951, chính quyền bù nhìn Sa Đéc tổ chức tiếp đón đoàn kinh lý với nhiều nghi thức cấp cao: một đội lính quân nhạc, một đội lính Lê Dương, một đội lính Cao Đài, mật thám và một bộ phận thanh niên Bảo Quốc Đoàn. Đoàn kinh lý của địch có Thiếu tướng Chanson, Thủ hiến Thái Lập Thành và nhiều quan chức, tuỳ tùng cùng đi. Phan Văn Út đứng trong khối Thanh niên Bảo Quốc Đoàn, hai túi quần có 2 quả lựu đạn O.F và con dao nhọn (dự phòng nếu kế hoạch ném lựu đạn không thành thì dùng dao chiến đấu).
Đúng 9 giờ, đoàn xe chở bọn chúng qua cầu Sắt Quay rồi dừng trước cổng Dinh Tỉnh trưởng để tiến vào khu lễ đài. Lợi dụng lúc các đội quân bồng súng chào, Phan Văn Út rút chốt lựu đạn để hờ, khi đoàn đến khối Bảo Quốc Đoàn thì Anh tiến sát đối tượng, bằng động tác thuần thục như tỏ vẻ phấn khởi chào mừng “quan khách” để làm chốt 2 quả lựu đạn bung ra và phát nổ. Hai tiếng nổ long trời, náo loạn cả khu Dinh Tỉnh trưởng. Thiếu tướng Chanson, Thủ hiến Thái Lập Thành chết tại chỗ, Đại tá Dusette và Trung tá Seven bị thương nặng rồi sau đó chết trên đường đến bệnh viện Vĩnh Long, 12 tên khác bị thương. Phan Văn Út đã anh dũng hy sinh tại nơi hành động, lúc này là 9 giờ 31 phút ngày 31/7/1951 khi đó anh chỉ mới 19 tuổi đời.
Sự kiện trên đã gây chấn động trên toàn cõi Đông Dương và cả nước Pháp. Báo chí Pháp – Việt đều chạy những dòng tít lớn, đưa tin này. Tại Sa Đéc, Pháp đã cách chức hàng loạt quan chức bù nhìn, gây hoang mang lớn trong hàng ngũ tay sai bán nước và bọn Pháp xâm lược.
Sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của Phan Văn Út là tấm gương cho các thế hệ thanh niên và lực lượng vũ trang noi theo. Nhiều Chi đoàn, Chi đội, nhiều đơn vị và cá nhân khắp nơi tổ chức thi đua, học tập, chiến đấu theo gương Anh. Phong trào đã có tác động tích cực, lực lượng và cơ sở cách mạng ngày càng lớn mạnh, góp phần quan trọng vào thắng lợi của kháng chiến chống thực dân Pháp tại Sa Đéc nói riêng và cả nước nói chung. Người thanh niên dũng cảm        Phan Văn Út đã được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang ngày 22/7/1998.
Để các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi gương tinh thần yêu nước, sự dũng cảm, ý chí kiên cường… của anh, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân thành phố Sa Đéc đã dựng tượng đài anh hùng lực lượng vũ trang Phan Văn Út. Đây là một công trình thể hiện tấm lòng trân trọng ghi ơn đối với người anh hùng liệt sĩ, mà còn là một công trình lịch sử – văn hóa… du khách đến Sa Đéc không thể không đến để chiêm nghiệm, ngưỡng mộ về người thanh niên yêu nước, kiên cường Phan Văn Út.
* Di tích được công nhận là di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 508/QĐ-UB-HC, ngày 28/03/2002, của UBND Tỉnh Đồng Tháp

5. Rẫy Cụ Hồ: toạ lạc tại Khóm 2, P.2, thành phố Sa Đéc
Là vùng đất có vị trí khá đặc biệt nằm giữa ba làng Tân Phú Đông, Bình Tiên và Tân Qui Tây. Từ lộ Tư Đồng (lộ Trần Chí) đi vào độ 150 m là khu đất trồng rau xanh trong nội ô thành phố Sa Đéc đó là “Rẫy Cụ Hồ”.
Năm 1948, Thành uỷ Sa Đéc chủ trương xây dựng một căn cứ kháng chiến sát nách thành phố mang tên “Rẫy Cụ Hồ”. Rẫy có diện tích khoảng 4 ha, với 25 hộ chuyên trồng rau xanh thuộc xã Tân Phú Đông (nay là phường 2, thành phố Sa Đéc). Trong Rẫy có chùa Ông, được xem là nơi tổ chức, hoạt động và nuôi chứa cán bộ cách mạng, là trạm giao liên để cán bộ từ nơi khác đến Tỉnh uỷ công tác. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhân dân trong Rẫy cùng với du kích và bộ đội chủ lực đã anh dũng chiến đấu, bẻ gãy nhiều cuộc càn quét của địch. Ta đã tiêu diệt 148 tên địch, trong đó có 26 tên Pháp, lực lượng ta có 23 đồng chí hy sinh. “Rẫy Cụ Hồ” trở thành địa danh làm quân thù khiếp sợ, góp phần cùng cả nước đánh thắng thực dân Pháp xâm lược.
“Dân ta xóm Rẫy Cụ Hồ
Trọn đời giữ mãi ngọn cờ vàng sao”.
Nhằm mục đích giữ gìn một di tích cách mạng và giáo dục truyền thống lịch sử của địa phương, ngày 28/3/2002, UBND tỉnh Đồng Tháp đã có quyết định số 503/QĐ-UB-HC xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đối với “Rẫy Cụ Hồ”.

6. Bia Chi đội Trần Phú:
Đối diện chùa Ông Quách, thuộc khóm 1, phường 2, thành phố Sa Đéc.
Chi đội Trần Phú (Chi đội hải ngoại) được ra đời từ phong trào cách mạng của Việt kiều ở Thái Lan sau Cách mạng Tháng Tám 1945. Ngày 26/12/1946, tại một huyện ở Đông – Nam Thái Lan, toàn đơn vị làm lễ xuất phát và nhận cờ mang tên “Chi đội Trần Phú” Ngày 27/02/1947 khi về đến Tây Ninh, đơn vị lấy tên là “Chi đội Hải ngoại IV” rồi hành quân về địa bàn Sa Đéc.
Trong gần 3 năm chiến đấu và công tác trên chiến trường Sa Đéc, Chi đội Hải ngoại IV đã không ngừng trưởng thành. Từ những bỡ ngỡ ban đầu, được Đảng bộ, các cơ quan, đoàn thể các cấp hết lòng ủng hộ, giúp đỡ, và sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ, chiến sĩ trong chi đội, sau này là Trung đoàn 109, đã trở thành lực lượng nòng cốt trong chiến đấu và công tác trên chiến trường Sa Đéc.
Trong những năm chiến đấu trên địa bàn thành phố, đã có gần 300 cán bộ, chiến sĩ hy sinh tại đây.
Với truyền thống uống nước nhớ nguồn “Sở Văn hoá – Thông tin đã phối hợp cùng Đảng bộ và chính quyền thành phố Sa Đéc xây dựng bia tưởng niệm Chi đội Trần Phú để ghi dấu sự kiện lịch sử sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng, để các thế hệ hôm nay và mai sau noi gương và tiếp bước truyền thống cha anh… 
* Ngày 22 tháng 12 năm 2005, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng tháp đã có Quyết định công nhận Bia tưởng niệm Chi đội Trần phú là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh với loại hình di tích lịch sử lưu niệm sự kiện.

7. ĐìnhVĩnh Phước: thuộc phường 1, thành phố Sa Đéc.
Đình Vĩnh Phước còn có tên là “Đình gạo” theo những bậc cao niên hiểu rõ chuyện xưa giải thích như sau: hồi xưa chợ Vĩnh Phước nhóm rãi rác dài theo đường Vĩnh Phước ở bờ sông Sa Đéc (ngày nay là đường Nguyễn Huệ) lấy rạch Cái sơn làm ranh giới giữa làng Vĩnh Phước và làng Tân Phú Đông. Chợ còn nhóm cặp theo bờ rạch Cái Sơn, chạy dài đến xóm cây Da mà ngày nay giới hạn bởi đường Phan Chu Trinh.
Cũng có người cho rằng ngày xưa có trận bão lụt tại Sa Đéc, nhân dân đóng góp lương thực để cứu trợ và phát gạo tại đình này nên mới có danh là “Đình gạo”.
Qua sắc phong đình làng Vĩnh Phước giúp chúng ta hiểu thêm lịch sử xây dựng đình đã có từ trước giữa thế kỷ 19.
Nhân vật Tống Phước Hoà là tướng của chúa Định Vương Nguyễn Phúc Thuần chống lại nhà Tây Sơn. Xuất thân là cai cơ trong quân ngũ của anh là Tống Phước Hiệp đóng tại Long Hồ Dinh. Có tài thao lược, tháo vác mọi trọng trách nên rất được tín nhiệm.
Năm 1776 đánh nhau với Tây Sơn tại thành Gia Định lập nhiều chiến công nên được thăng Chưởng Thuỷ Dinh, tước Quận Công.
Năm 1777 nhà Tây Sơn lại vào đánh chiếm Gia Định. Ông đang trấn giữ Long Hồ lập tức điều động binh sĩ đi ứng cứu. Quan quân chúa Nguyễn bị đánh tan tác, Tân Chánh Vương bị bắt sống giải vế Gia Định hành quyết, ông càng thúc quân đánh mạnh hơn lên nhưng thế yếu không thể nào thắng nổi trong trận đánh cuối cùng cực kỳ dữ dội, ông rút gươm tự sát.
Về sau vua Gia Long nhớ công ơn, truy phong ông chức Chưởng Dinh Quận Công, năm 1810 cho thờ ông tại miếu Trung Tiết công thần ở Huế. Miếu thờ quan thượng đẳng quận công Tống Phước Hoà được xây dựng riêng nên không rõ ở địa điểm nào. Khoảng năm 1910 miếu bị hư nên Ban Tế tự miếu chuyển về thờ ở Đình Vĩnh Phước.
Kiến trúc đình có qui mô và kết cấu điển hình của một ngôi đình đầu thế kỷ 20 dưới thời nhà Nguyễn, lối kiến trúc đình với những mảng tranh đắp nổi trên mái thể hiện được sự sáng tạo của người xưa cho các thế hệ sau.
Qua thời gian tồn tại, đình đã góp phần đáng kể trong việc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống trong đình làng Việt Nam.
* Lễ hội:
– Cúng Thượng điền của đình 16, 17/1 âm lịch.
– Cúng Hạ điền của đình 17/7 âm lịch.
* Di tích được công nhận di tích cấp tỉnh theo Quyết định Số 415/QĐ-UB-HC, ngày 10/4/2003 của UBND Tỉnh Đồng Tháp.

8. Chùa Thiên Hậu: toạ lạc tại số 143 khu phố II.
Từ giữa thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18, ở Trung Quốc nhà Thanh cướp ngôi nhà Minh để nắm quyền cai trị. Nhằm củng cố địa vị, nhà Thanh tiến hành đàn áp rất dã man những trung thần của nhà Minh và các cuộc khởi nghĩa kháng Thanh phục Minh. Trước cảnh chiến tranh tàn sát lẫn nhau, một nhóm người Trung Quốc đã rời bỏ quê hương đi bằng đường biển để vào những vùng đất mới của Nam bộ Việt Nam.
Trong việc mở mang bờ cõi về phương Nam các chúa Nguyễn cũng đã đồng ý cho người Hoa vào khai khẩn vùng đất mới này. Những người Hoa này được gọi là người Minh Hương, Sa Đéc cũng là nơi họ đặt chân đến và định cư lâu dài.
Khi đã ổn định cuộc sống ở vùng đất mới, họ lại nhớ về quê hương, phong tục người Hoa đi biển hay sinh sống về nghề biển thì phải thờ thần Thiên Hậu Thánh Mẫu. Theo họ Thiên Hậu Thánh Mẫu là một vị thần phù hộ người đi biển, không gặp sóng to, gió lớn bão táp làm chìm tàu. Tưởng niệm đến Bà thì được Bà phù hộ độ trì tai qua nạn khỏi. Vì thế người Hoa coi bà là vị cứu tinh của họ.
Đầu tiên ngôi chùa thờ Bà xây dựng bằng tre lá nên rất mau hư, sau nhiều lần lợp thay lá đến năm 1886 chùa được xây dựng bằng vật liệu kiên cố hơn. Đến năm 1903 chùa được xây dựng đẹp kiên cố và giữ nguyên vẹn đến ngày nay.
Hằng năm Ban trị sự Chùa Bà tổ chức lễ cúng Bà long trọng và tôn nghiêm vào các ngày 23/3 và mùng 09/9 (lịch)
Ngoài ra, chùa cũng tổ chức cúng thêm vào các ngày lễ lớn của đạo Phật  (15/4 âm lịch), rằm thượng ngươn (15/01 âm lịch), rằm trung ngươn (15/07 âm lịch), rằm hạ ngươn (15/10 âm lịch) nghi thức cúng như cúng lễ Bà.
– Chùa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu thuộc loại di tích kiến trúc nghệ thuật tín ngưỡng dạng chùa và được công nhận là di tích lịch sử – văn hoá cấp tỉnh theo Quyết định số 416/QĐ.UBHC, ngày 10/4/2003 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

9. Tòa hành chánh Sa Đéc:
Nằm bên bờ sông Sa Đéc từ những thập niên đầu thế kỷ 20, trãi qua bao năm tháng, đến nay Tòa hành chánh tỉnh Sa Đéc vẫn còn đó khí thế hào hùng, góp phần tạo nên “tiếng nói của quá khứ” mà nhân dân Sa Đéc (nay là Đồng Tháp) nói riêng và Nam bộ nói chung đã làm nên lịch sử. Tòa hành chánh tỉnh Sa Đéc được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại, một trệt, một lầu, là nơi làm việc cho bộ máy cai trị thuộc địa của bọn thực dân Pháp.
Từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1945 các tên Tỉnh trưởng người Pháp và người Việt đều làm việc tại đây. Sau cách mạng tháng 8 thành công, trụ sở văn phòng Ủy ban cách mạng cũng đặt tại nơi này. Sau khi Pháp tái chiếm Sa Đéc và các tỉnh khác, Pháp sử dụng là nơi làm việc của Tỉnh trưởng. Tháng 10 năm 1957 tỉnh Sa Đéc trở thành một quận của tỉnh Vĩnh Long, Tòa nhà này là Văn phòng Bộ tư lệnh Sư đoàn 9 (Ngụy).
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, nơi đây sử dụng làm nơi làm việc của một số cơ quan như: Trụ sở Đoàn liên cơ, Ban nội chính Tỉnh ủy, Ban bảo vệ sức khỏe, công ty du lịch, Trường chính trị và hiện nay là Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp.
Nhớ về mùa thu năm 1945, tại nơi đây, hàng ngàn quần chúng bao vây làm áp lực, Cô giáo Ngài (đồng chí Sáu Ngài), tên gọi thân thương mà nhân dân Sa Đéc thường gọi bà Trần Thị Nhượng, nữ cộng sản trung kiên đã đại diện Ủy ban khởi nghĩa hai lần đến gặp tên tỉnh trưởng Lê Tấn Bửu buộc giao chính quyền về tay Mặt trận Việt minh. Bọn địch tuy ngoan cố, chống cự, giằng co,…nhưng không còn đường nào khác, chính quyền bù nhìn thân Nhật buộc phải giao toàn bộ vũ khí và chính quyền cho Ủy ban khởi nghĩa. Chính quyền tỉnh Sa Đéc đã về tay nhân dân. Đấu tranh thắng lợi nhưng không xảy ra đổ máu.
 Công việc khởi nghĩa giành chánh quyền ở tỉnh lỵ và toàn tỉnh Sa Đéc diễn ra đúng thời điểm lịch sử cùng với Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ, mau lẹ, không đổ máu, giành thắng lợi hoàn toàn, trọn vẹn.
Sự kiện này thể hiện sự lãnh chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy lâm thời Sa Đéc, đường lối đúng đắn, vận động tuyên truyền quần chúng đoàn kết đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang, tạo được uy thế áp đảo kẻ thù.
Khởi nghĩa thắng lợi, ngọn lửa cách mạng khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân, phát huy triệt để ý chí kiên cường “chết vẫn không lùi bước”, hiên ngang tranh đấu với bọn xâm lăng, bán nước, bảo vệ quê hương đất nước.
Lịch sử của tỉnh Sa Đéc gần ngót một thế kỷ bị giặc Pháp cai trị bắt đầu sang trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân Sa Đéc nói riêng.
* Di tích được công nhận di tích cấp tỉnh theo Quyết định Số 417/QĐ-UB-HC, ngày 10/4/2003 của UBND Tỉnh Đồng Tháp.

10. Trụ sở UB khởi nghĩa:
Di tích Trụ sở Ủy ban Khởi Nghĩa tỉnh Sa Đéc. Đây là căn hộ số 115, đường Vĩnh Phước (nay là số 485 đường Nguyễn Huệ, khóm 1, phường 1, thành phố Sa Đéc) của người dân làm nghề bán nem, bọn giặc sử dụng làm nơi quản thúc một số đồng chí mà chúng tình nghi có tham gia hoạt động Cách mạng nhưng chưa đủ chứng cứ để bắt giam.
Trải qua nhiều năm dài, ngôi nhà đã nhiều lần thay đổi chủ, hiện nay nó thuộc sở hữu của bà Phùng Kim Oanh. Tọa lạc tại thửa đất số 853 và 606, diện tích 172 m2 tờ bản đồ số 02 theo bản đồ địa chính phường 1. Mặt chính quay về hướng Bắc, được xây dựng từ khoảng những năm đầu thế kỷ XX theo lối kiến trúc kiểu Pháp tương đối hiện đại. Căn nhà được xây dựng bằng vật liệu; vôi vữa, tường gạch, mái lợp ngói âm dương,… một kiểu dáng đặc trưng của nhà dãy phố ở Nam bộ lúc bấy giờ.
Sau khi Tỉnh ủy hợp nhất, Ủy ban Khởi Nghĩa được thành lập, căn nhà số 115, đường Vĩnh Phước trở thành “Trụ sở” của Ủy ban Khởi Nghĩa và Tỉnh ủy lâm thời Sa Đéc. Trụ sở này nằm tại trung tâm tỉnh lỵ Sa Đéc. Cách con sông Sa Đéc, bên kia bờ là chợ Tân Qui Đông (cũ) gần đó có khu vực đóng cơ quan đầu não của địch. Vậy mà cơ sở này vẫn tồn tại và hoạt động lãnh đạo các phong trào Cách mạng trong toàn tỉnh, chỉ đạo, huy động và tổ chức lực lượng chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong tỉnh, cho thấy sự lãnh đạo mưu trí, dũng cảm và táo bạo của Đảng ta, dưới sự che chở đùm bọc của quần chúng nhân dân.
Ngày 25/8/1945, nơi đây đã ghi dấu sự kiện lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng Tám: tên Tỉnh trưởng Sa Đéc ký biên bản bàn giao chính quyền cho Cách mạng, kết thúc thắng lợi việc giành chính quyền ở tỉnh Sa Đéc (nay là Đồng Tháp), là ngày hội của quần chúng, cũng là ngày các Đảng bộ thật sự trở thành Đảng cầm quyền, lịch sử đấu tranh của tỉnh gần một thế kỷ bắt đầu sang trang mới.
Căn nhà số 115, đường Vĩnh Phước (cũ) đã đi vào lịch sử Cách mạng tỉnh nhà, ghi một mốc son hào hùng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
* Di tích được công nhận di tích cấp tỉnh theo Quyết định Số 1684/QĐ-UBND-HC, ngày 14/11/2006 của UBND Tỉnh Đồng Tháp.

11. Nhà ông Trần Phú Cương: số 49 Nguyễn Huệ, khóm 2, phường 2 thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

12. Nhà ông Nguyễn Thành Giung: Ông Nguyên Thành Giung thuê kiến trúc sư người Pháp vẽ thiết kế ngôi nhà kiểu biệt thự Pháp. Sau khi làm đầy đủ các thủ tục, ngôi biệt thự tiến hành xây dựng và hoàn thành năm 1928. Nhà được xây trên vùng đất gò cao ít ngập nước của Cù lao Tân Hưng nên thuộc loại nhà nền đất. Biệt thự có 2 tầng, tầng trệt và tầng lầu. Tầng trệt cao 4 m, tầng lầu cao 4m (không tính phần nóc nhà). Nhà với đầy đủ tiện nghi, được xây dựng trên khu đất riêng, tách rời khỏi các nhà bên cạnh, được bao quanh nhà là vườn cây. Từ ngoài cổng vào biệt thự, sẽ thấy rõ biệt thự được chia làm 03 gian mà mặt trước không điều nhau. Gian bìa phải nhô ra phía trước, gian giữa lùi ra sau và gian trái lùi sau gian giữa tạo cảm giác mới lạ.

Thành phố Sa Đéc có diện tích 59,8 km2, dân số gần 104.203 người (năm 2011). Đại đa số cư dân thành phố là người Kinh, và một số người Việt gốc Hoa. Đơn vị hành chính Sa Đéc gồm 9 xã, phường (có 6 phường, 3 xã). Sa Đéc cách Thành phố Hồ Chí Minh 147 km về phía Tây Nam, cách thành phố Cao lãnh 27 km. Phía bắc giáp sông Tiền, phía Tây Bắc giáp huyện Lấp Vò, Tây Nam giáp huyện Lai Vung, phía Đông giáp huyện Cao Lãnh, phía Nam giáp huyện Châu Thành. Từ tháng 02 năm 1976, tỉnh Sa Đéc được sáp nhập với tỉnh Kiến Phong thành tỉnh Đồng Tháp và là tỉnh lị tỉnh Đồng Tháp cho đến ngày 29 tháng 04 năm 1994. Sau đó tỉnh lị được dời về Thành phố Cao Lãnh. Vượt qua những gian nguy thử thách của chiến tranh, quân và dân Sa Đéc đã anh dũng chiến đấu và giành lấy thắng lợi mùa Xuân năm 1975, cùng cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau chiến tranh, thành phố Sa Đéc đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới và tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa.Thành phố Sa Đéc hiện có 12 di tích được công nhận, trong đó có 02 di tích cấp quốc gia và 10 di tích cấp tỉnh gồm: Tượng Đài, di tích cách mạng, nghệ thuật kiến trúc, đình, chùa và nhà cổ. Các di tích trên đã tạo nên những giá trị văn hoá của nhân loại, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân thành phố cũng như tạo nên sự hưởng thụ văn hoá cho du khách đến tham quan Sa Đéc.+ Lịch sử di tích:Chùa Kiến An Cung hay gọi là chùa Ông Quách nằm ngay tại trung tâm thành phố Sa Đéc. Chùa được xây dựng do Hoa kiều ở tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc di cư sống tại Sa Đéc. Mục đích xây dựng chùa để thờ cúng tổ tiên và dạy dỗ con cháu.Chùa Kiến An Cung được bắt đầu khởi công xây dựng từ năm Giáp Tý (1924) đến mùa Thu năm Đinh Mão (1927) thì làm lễ khánh thành. Chùa gồm 3 gian: gian giữa là điện thờ, gian bên tả là trụ sở tập hiền, gian bên hữu là trường giáo dục con cháu của họ.Khởi xướng xây dựng chùa gồm các ông: Huỳnh Cẩm Thuận, Hồng Phát, Châu Trần Bồ, Ngô Phước, Cao Hành Quyền.Chùa đã được sửa chữa 3 lần: lần thứ 1 năm 1952; lần thứ 2 vào năm 1962; lần thứ 3 vào năm 1969. Từ lúc xây dựng ngôi Chùa đến ngày hôm nay không có sự chuyển dịch đi nơi khác.+ Nhân vật lịch sử:Theo tài liệu Quách Thánh Vương Công (939 – 950) tức là Bảo An Quảng Trạch Tông Vương người đời Hậu Tấn. Năm Thiên Phước (939 – 944) hiển thánh trợ Tống Thái Tổ chinh phạt Nam Đường Thu giành thắng lợi nên được phong làm Quảng Lợi Vương Cốc, sau được phong thêm Đề Bá Vương. Qua đời Minh (1368 – 1649) được phong Trung ứng hộ vệ Uy vũ oanh liệt Quách Thánh Vương, sau được phong là Quảng Trạch Tôn Vương. Đến đời nhà Thanh (1649 – 1916) Khang Hy Hoàng đế gia sắc phong Bảo An Quảng Trạch Tôn Vương.+ Nghệ thuật kiến trúc:Chùa Kiến An Cung xây dựng theo kiểu chữ “Công” gồm có 3 gian: bên tả và bên hữu bằng nhau, ngang 9,5m, dài 26m. Gian giữa (điện thờ) ngang 12m, dài 26m. Mái ngói gồm 3 lớp: mặt trên ngói, giữa gạch, dưới là ngói. Ngói được lợp theo dợn sóng rồng trải nền cho những ngọn sóng; cong vút lên cao, tạo mái ngói theo kiểu “Ngũ Hành”. Mỗi đầu ngọn sóng là một cung điện thu nhỏ lại, bao gồm có 6 cung điện. Toàn bộ chùa không có kèo chỉ có đòn tay ráp mộng lại chịu trên những cột gỗ tròn đường kính 30cm.+ Lễ cúng:Mỗi năm chùa có hai lễ hội lớn vào ngày 22- 02 Âm lịch và 22 – 8 Âm lịch đón tiếp nhiều khách thập phương.* Chùa được công nhận di tích cấp Quốc gia theo Quyết định Số 84 VH/QĐ, ngày 27/4/1990 của Bộ Văn Hóa.Toạ lạc tại Số 255A Nguyễn Huệ, khóm 1, P.2,TP Sa ĐécÔng Huỳnh Cẩm Thuận sinh năm 1862 tại làng Tân Phú Đông. Ông là người Hoa thành đạt nhất trong công việc kinh doanh mua bán tại vùng đất Sa Đéc miệt vườn này. Khi còn sống ông Huỳnh Cẩm Thuận là Trưởng ban trị sự Bang Phúc Kiến, tập hợp những người đồng hương ở tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc, ông cũng là người góp công lớn trong việc xây dựng chùa Kiến An Cung (chùa Ông Quách) – một kiến trúc văn hóa độc đáo đã được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.Năm 1895 ông Huỳnh Cẩm Thuận xây dựng một ngôi nhà gỗ với kiến trúc đơn giản để ở, ngôi nhà có quy mô nhỏ, vách gỗ không có trang trí mỹ thuật nhiều. Đến năm 1917, ông cho xây dựng lại ngôi nhà khang trang, bề thế như ngày hôm nay. Toàn bộ nguyên vật liệu được mua từ Trung Quốc, ngôi nhà được xây dựng và trang trí do các thợ chính người Hoa thực hiện. Công trình được thực hiện rất tỉ mỉ, công phu hoành tráng và hoàn thành khoảng 01 năm sau đó.Trải qua nhiều thế hệ sinh sống, thay đổi chủ sở hữu, nhưng đến nay, ngôi nhà hơn 90 tuổi này vẫn giữ được dáng vẻ nguyên trạng ban đầu, đặc biệt là bàn thờ Quan Công, khánh thờ, ghế thờ, các vật dụng, tư liệu, hình ảnh, các bức hoành phi, câu đối, các hoa văn chạm trổ… vẫn còn nguyên vẹn, bền đẹp.Ngôi nhà có giá trị nhiều mặt về kiến trúc nhà Nam bộ vùng Sa Đéc xưa đầu thế kỷ XX, kiến trúc ngôi nhà là sự giao thoa của hai loại hình kiến trúc phương Đông và phương Tây; là sự điển hình của ngôi nhà ba gian của người Việt gốc Hoa ở Nam bộ, bên trong nhà có nhiều mảng chạm khắc độc đáo …Đặc biệt, ngôi nhà này là nơi sinh sống của ông Huỳnh Thủy Lê – con út của ông Huỳnh Cẩm Thuận. Đây cũng là nơi chứng kiến một chuyện tình thơ mộng giữa một chàng trai Việt (Huỳnh Thủy Lê) và Marguerite Duras – con gái của bà Marie Donnadieu (Hiệu trưởng trường Nữ Tiểu học tỉnh, nay là trường Tiểu học Trưng Vương, thành phố Sa Đéc). Cũng từ câu chuyện tình này mà về sau nữ sĩ Marguerite Duras đã viết nên tiểu thuyết với tựa đề L’Amant, sau đó được chuyển thể thành bộ phim “Người tình” được đông đảo khán giả trên thế giới đón nhận. Sau khi bộ phim được công chiếu rộng rãi, ngôi nhà ông Huỳnh Cẩm Thuận được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu về thiên tình sử Thủy Lê – Durar. Ước tính mỗi năm có hàng chục ngàn du khách, chủ yếu là du khách nước ngoài đến tham quan ngôi nhà này.Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, ngày 10 tháng 9 năm 2008, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã có quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh nhà ông Huỳnh Cẩm Thuận. Đây thật sự là tin vui đối với cấp ủy, chính quyền, các ngành và nhân dân Sa Đéc. Niềm vui đó tiếp tục được nhân lên gấp bội khi ngôi nhà này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia vào ngày 18 tháng 12 năm 2009.* Nhà cổ Huỳnh Cẩm Thuận được công nhận là di tích cấp Quốc gia theo Quyết định Số 4706/QĐ -BVHTTDL, ngày 28/12/2009 của Bộ VH – TT và DL.Ngôi đình có tên là “Tân Tây Võ Miếu” vốn được xây dựng khá lâu nhưng đến đời vua Khải Định mới được xây dựng khang trang.Đình xây dựng vào năm 1812, trước khi triều đình Huế ban sắc Thần 40 năm. Đình gồm những kiến trúc sau: cổng (trong cổng có bình phong + bàn thần nông), miếu sơn quân, miếu chúa xứ thánh nương, đàn xã tắc, đình (đình có võ ca + phủ qui + chánh điện), nhà hậu, nhà bếp.Cũng như ở những địa phương khác, đình Tân Qui Tây là nơi thờ Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh, đáp ứng nhu cầu văn hoá tâm linh của nhân dân địa phương. Nên xếp vào loại hình di tích kiến trúc tín ngưỡng đình làng.Đình là nơi đã lưu dấu sự kiện lịch sử đó là trận tập kích của quân giải phóng vào đêm 12 rạng 13 tháng 11 năm 1966 làm địch thiệt hại nặng nề. Đây là trận đánh làm cho địch hoang mang, sa sút tinh thần; đồng thời ngăn chặn bước tấn công của địch vào vùng giải phóng. Trận đánh có sự kết hợp giữa quân sự, chính thức giữa quân sự, chính trị và binh vận rất chặt chẽ, các cơ sở hoạt động hợp pháp của cách mạng đã thực hiện công tác chuẩn bị hết sức chu đáo. Qua trận đánh này, đã làm cho hàng ngũ địch phân hoá dữ dội, nhiều gia đình binh sĩ đã có sự tin tưởng vào cách mạng, số tù binh bị bắt được cách mạng đối xử tốt, khi trở về đã có một số người tìm cách móc nối với cách mạng… Tất cả góp phần đưa phong trào cách mạng tại địa phương lên một bước phát triển mới.Đình còn là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân. Công trình điêu khắc kiến trúc của đình có ý nghĩa thần thánh uy nghiêm thể hiện trình độ nghệ thuật am tường nho, y, lý, số, của người xưa. Trong khoảng không gian rộng lớn ấy di tích lịch sử văn hoá đã thấm đẫm truyền thống yêu nước, có bề dày của thời gian, có độ sâu của đời sống tinh thần.Năm 1992, UBND tỉnh quyết định giao đình Tân Qui Tây cho chính quyền địa phương và Ban tế tự tiếp nhận và cùng nhân dân tổ chức cúng lễ hàng năm.Lễ Hạ điền: ngày 15 – 16 tháng 4 âm lịch.Lễ Thượng điền: ngày 15-16 tháng 12 âm lịch.* Đình Tân Qui Tây di tích được công nhận di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 1241/QĐ-UB-HC, ngày 29/12/2010 của UBND Tỉnh Đồng Tháp.Tháng 7/1951, được tin báo sẽ có đoàn quan chức cấp cao Pháp – Việt kinh lý Sa Đéc. Tổ chức cách mạng chủ trương đánh phá nhằm gây tiếng vang, tạo niềm tin cho nhân dân, đồng thời gây hoang mang và làm suy yếu trong hàng ngũ của địch. Nhiều biện pháp đánh địch, làm sao cho đạt kết quả tuyệt đối mà lực lượng cách mạng ít thiệt hại nhất. Sau cùng, thống nhất phương án là cá nhân tiếp cận đối tượng, dùng trái nổ tiêu diệt đối tượng. Anh Phan Văn Út đã nhận và hứa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.Ngày 31/7/1951, chính quyền bù nhìn Sa Đéc tổ chức tiếp đón đoàn kinh lý với nhiều nghi thức cấp cao: một đội lính quân nhạc, một đội lính Lê Dương, một đội lính Cao Đài, mật thám và một bộ phận thanh niên Bảo Quốc Đoàn. Đoàn kinh lý của địch có Thiếu tướng Chanson, Thủ hiến Thái Lập Thành và nhiều quan chức, tuỳ tùng cùng đi. Phan Văn Út đứng trong khối Thanh niên Bảo Quốc Đoàn, hai túi quần có 2 quả lựu đạn O.F và con dao nhọn (dự phòng nếu kế hoạch ném lựu đạn không thành thì dùng dao chiến đấu).Đúng 9 giờ, đoàn xe chở bọn chúng qua cầu Sắt Quay rồi dừng trước cổng Dinh Tỉnh trưởng để tiến vào khu lễ đài. Lợi dụng lúc các đội quân bồng súng chào, Phan Văn Út rút chốt lựu đạn để hờ, khi đoàn đến khối Bảo Quốc Đoàn thì Anh tiến sát đối tượng, bằng động tác thuần thục như tỏ vẻ phấn khởi chào mừng “quan khách” để làm chốt 2 quả lựu đạn bung ra và phát nổ. Hai tiếng nổ long trời, náo loạn cả khu Dinh Tỉnh trưởng. Thiếu tướng Chanson, Thủ hiến Thái Lập Thành chết tại chỗ, Đại tá Dusette và Trung tá Seven bị thương nặng rồi sau đó chết trên đường đến bệnh viện Vĩnh Long, 12 tên khác bị thương. Phan Văn Út đã anh dũng hy sinh tại nơi hành động, lúc này là 9 giờ 31 phút ngày 31/7/1951 khi đó anh chỉ mới 19 tuổi đời.Sự kiện trên đã gây chấn động trên toàn cõi Đông Dương và cả nước Pháp. Báo chí Pháp – Việt đều chạy những dòng tít lớn, đưa tin này. Tại Sa Đéc, Pháp đã cách chức hàng loạt quan chức bù nhìn, gây hoang mang lớn trong hàng ngũ tay sai bán nước và bọn Pháp xâm lược.Sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của Phan Văn Út là tấm gương cho các thế hệ thanh niên và lực lượng vũ trang noi theo. Nhiều Chi đoàn, Chi đội, nhiều đơn vị và cá nhân khắp nơi tổ chức thi đua, học tập, chiến đấu theo gương Anh. Phong trào đã có tác động tích cực, lực lượng và cơ sở cách mạng ngày càng lớn mạnh, góp phần quan trọng vào thắng lợi của kháng chiến chống thực dân Pháp tại Sa Đéc nói riêng và cả nước nói chung. Người thanh niên dũng cảm Phan Văn Út đã được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang ngày 22/7/1998.Để các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi gương tinh thần yêu nước, sự dũng cảm, ý chí kiên cường… của anh, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân thành phố Sa Đéc đã dựng tượng đài anh hùng lực lượng vũ trang Phan Văn Út. Đây là một công trình thể hiện tấm lòng trân trọng ghi ơn đối với người anh hùng liệt sĩ, mà còn là một công trình lịch sử – văn hóa… du khách đến Sa Đéc không thể không đến để chiêm nghiệm, ngưỡng mộ về người thanh niên yêu nước, kiên cường Phan Văn Út.* Di tích được công nhận là di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 508/QĐ-UB-HC, ngày 28/03/2002, của UBND Tỉnh Đồng ThápLà vùng đất có vị trí khá đặc biệt nằm giữa ba làng Tân Phú Đông, Bình Tiên và Tân Qui Tây. Từ lộ Tư Đồng (lộ Trần Chí) đi vào độ 150 m là khu đất trồng rau xanh trong nội ô thành phố Sa Đéc đó là “Rẫy Cụ Hồ”.Năm 1948, Thành uỷ Sa Đéc chủ trương xây dựng một căn cứ kháng chiến sát nách thành phố mang tên “Rẫy Cụ Hồ”. Rẫy có diện tích khoảng 4 ha, với 25 hộ chuyên trồng rau xanh thuộc xã Tân Phú Đông (nay là phường 2, thành phố Sa Đéc). Trong Rẫy có chùa Ông, được xem là nơi tổ chức, hoạt động và nuôi chứa cán bộ cách mạng, là trạm giao liên để cán bộ từ nơi khác đến Tỉnh uỷ công tác. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhân dân trong Rẫy cùng với du kích và bộ đội chủ lực đã anh dũng chiến đấu, bẻ gãy nhiều cuộc càn quét của địch. Ta đã tiêu diệt 148 tên địch, trong đó có 26 tên Pháp, lực lượng ta có 23 đồng chí hy sinh. “Rẫy Cụ Hồ” trở thành địa danh làm quân thù khiếp sợ, góp phần cùng cả nước đánh thắng thực dân Pháp xâm lược.“Dân ta xóm Rẫy Cụ HồTrọn đời giữ mãi ngọn cờ vàng sao”.Nhằm mục đích giữ gìn một di tích cách mạng và giáo dục truyền thống lịch sử của địa phương, ngày 28/3/2002, UBND tỉnh Đồng Tháp đã có quyết định số 503/QĐ-UB-HC xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đối với “Rẫy Cụ Hồ”.Đối diện chùa Ông Quách, thuộc khóm 1, phường 2, thành phố Sa Đéc.Chi đội Trần Phú (Chi đội hải ngoại) được ra đời từ phong trào cách mạng của Việt kiều ở Thái Lan sau Cách mạng Tháng Tám 1945. Ngày 26/12/1946, tại một huyện ở Đông – Nam Thái Lan, toàn đơn vị làm lễ xuất phát và nhận cờ mang tên “Chi đội Trần Phú” Ngày 27/02/1947 khi về đến Tây Ninh, đơn vị lấy tên là “Chi đội Hải ngoại IV” rồi hành quân về địa bàn Sa Đéc.Trong gần 3 năm chiến đấu và công tác trên chiến trường Sa Đéc, Chi đội Hải ngoại IV đã không ngừng trưởng thành. Từ những bỡ ngỡ ban đầu, được Đảng bộ, các cơ quan, đoàn thể các cấp hết lòng ủng hộ, giúp đỡ, và sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ, chiến sĩ trong chi đội, sau này là Trung đoàn 109, đã trở thành lực lượng nòng cốt trong chiến đấu và công tác trên chiến trường Sa Đéc.Trong những năm chiến đấu trên địa bàn thành phố, đã có gần 300 cán bộ, chiến sĩ hy sinh tại đây.Với truyền thống uống nước nhớ nguồn “Sở Văn hoá – Thông tin đã phối hợp cùng Đảng bộ và chính quyền thành phố Sa Đéc xây dựng bia tưởng niệm Chi đội Trần Phú để ghi dấu sự kiện lịch sử sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng, để các thế hệ hôm nay và mai sau noi gương và tiếp bước truyền thống cha anh…* Ngày 22 tháng 12 năm 2005, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng tháp đã có Quyết định công nhận Bia tưởng niệm Chi đội Trần phú là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh với loại hình di tích lịch sử lưu niệm sự kiện.Đình Vĩnh Phước còn có tên là “Đình gạo” theo những bậc cao niên hiểu rõ chuyện xưa giải thích như sau: hồi xưa chợ Vĩnh Phước nhóm rãi rác dài theo đường Vĩnh Phước ở bờ sông Sa Đéc (ngày nay là đường Nguyễn Huệ) lấy rạch Cái sơn làm ranh giới giữa làng Vĩnh Phước và làng Tân Phú Đông. Chợ còn nhóm cặp theo bờ rạch Cái Sơn, chạy dài đến xóm cây Da mà ngày nay giới hạn bởi đường Phan Chu Trinh.Cũng có người cho rằng ngày xưa có trận bão lụt tại Sa Đéc, nhân dân đóng góp lương thực để cứu trợ và phát gạo tại đình này nên mới có danh là “Đình gạo”.Qua sắc phong đình làng Vĩnh Phước giúp chúng ta hiểu thêm lịch sử xây dựng đình đã có từ trước giữa thế kỷ 19.Nhân vật Tống Phước Hoà là tướng của chúa Định Vương Nguyễn Phúc Thuần chống lại nhà Tây Sơn. Xuất thân là cai cơ trong quân ngũ của anh là Tống Phước Hiệp đóng tại Long Hồ Dinh. Có tài thao lược, tháo vác mọi trọng trách nên rất được tín nhiệm.Năm 1776 đánh nhau với Tây Sơn tại thành Gia Định lập nhiều chiến công nên được thăng Chưởng Thuỷ Dinh, tước Quận Công.Năm 1777 nhà Tây Sơn lại vào đánh chiếm Gia Định. Ông đang trấn giữ Long Hồ lập tức điều động binh sĩ đi ứng cứu. Quan quân chúa Nguyễn bị đánh tan tác, Tân Chánh Vương bị bắt sống giải vế Gia Định hành quyết, ông càng thúc quân đánh mạnh hơn lên nhưng thế yếu không thể nào thắng nổi trong trận đánh cuối cùng cực kỳ dữ dội, ông rút gươm tự sát.Về sau vua Gia Long nhớ công ơn, truy phong ông chức Chưởng Dinh Quận Công, năm 1810 cho thờ ông tại miếu Trung Tiết công thần ở Huế. Miếu thờ quan thượng đẳng quận công Tống Phước Hoà được xây dựng riêng nên không rõ ở địa điểm nào. Khoảng năm 1910 miếu bị hư nên Ban Tế tự miếu chuyển về thờ ở Đình Vĩnh Phước.Kiến trúc đình có qui mô và kết cấu điển hình của một ngôi đình đầu thế kỷ 20 dưới thời nhà Nguyễn, lối kiến trúc đình với những mảng tranh đắp nổi trên mái thể hiện được sự sáng tạo của người xưa cho các thế hệ sau.Qua thời gian tồn tại, đình đã góp phần đáng kể trong việc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống trong đình làng Việt Nam.* Lễ hội:- Cúng Thượng điền của đình 16, 17/1 âm lịch.- Cúng Hạ điền của đình 17/7 âm lịch.* Di tích được công nhận di tích cấp tỉnh theo Quyết định Số 415/QĐ-UB-HC, ngày 10/4/2003 của UBND Tỉnh Đồng Tháp.Từ giữa thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18, ở Trung Quốc nhà Thanh cướp ngôi nhà Minh để nắm quyền cai trị. Nhằm củng cố địa vị, nhà Thanh tiến hành đàn áp rất dã man những trung thần của nhà Minh và các cuộc khởi nghĩa kháng Thanh phục Minh. Trước cảnh chiến tranh tàn sát lẫn nhau, một nhóm người Trung Quốc đã rời bỏ quê hương đi bằng đường biển để vào những vùng đất mới của Nam bộ Việt Nam.Trong việc mở mang bờ cõi về phương Nam các chúa Nguyễn cũng đã đồng ý cho người Hoa vào khai khẩn vùng đất mới này. Những người Hoa này được gọi là người Minh Hương, Sa Đéc cũng là nơi họ đặt chân đến và định cư lâu dài.Khi đã ổn định cuộc sống ở vùng đất mới, họ lại nhớ về quê hương, phong tục người Hoa đi biển hay sinh sống về nghề biển thì phải thờ thần Thiên Hậu Thánh Mẫu. Theo họ Thiên Hậu Thánh Mẫu là một vị thần phù hộ người đi biển, không gặp sóng to, gió lớn bão táp làm chìm tàu. Tưởng niệm đến Bà thì được Bà phù hộ độ trì tai qua nạn khỏi. Vì thế người Hoa coi bà là vị cứu tinh của họ.Đầu tiên ngôi chùa thờ Bà xây dựng bằng tre lá nên rất mau hư, sau nhiều lần lợp thay lá đến năm 1886 chùa được xây dựng bằng vật liệu kiên cố hơn. Đến năm 1903 chùa được xây dựng đẹp kiên cố và giữ nguyên vẹn đến ngày nay.Hằng năm Ban trị sự Chùa Bà tổ chức lễ cúng Bà long trọng và tôn nghiêm vào các ngày 23/3 và mùng 09/9 (lịch)Ngoài ra, chùa cũng tổ chức cúng thêm vào các ngày lễ lớn của đạo Phật (15/4 âm lịch), rằm thượng ngươn (15/01 âm lịch), rằm trung ngươn (15/07 âm lịch), rằm hạ ngươn (15/10 âm lịch) nghi thức cúng như cúng lễ Bà.- Chùa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu thuộc loại di tích kiến trúc nghệ thuật tín ngưỡng dạng chùa và được công nhận là di tích lịch sử – văn hoá cấp tỉnh theo Quyết định số 416/QĐ.UBHC, ngày 10/4/2003 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp.Nằm bên bờ sông Sa Đéc từ những thập niên đầu thế kỷ 20, trãi qua bao năm tháng, đến nay Tòa hành chánh tỉnh Sa Đéc vẫn còn đó khí thế hào hùng, góp phần tạo nên “tiếng nói của quá khứ” mà nhân dân Sa Đéc (nay là Đồng Tháp) nói riêng và Nam bộ nói chung đã làm nên lịch sử. Tòa hành chánh tỉnh Sa Đéc được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại, một trệt, một lầu, là nơi làm việc cho bộ máy cai trị thuộc địa của bọn thực dân Pháp.Từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1945 các tên Tỉnh trưởng người Pháp và người Việt đều làm việc tại đây. Sau cách mạng tháng 8 thành công, trụ sở văn phòng Ủy ban cách mạng cũng đặt tại nơi này. Sau khi Pháp tái chiếm Sa Đéc và các tỉnh khác, Pháp sử dụng là nơi làm việc của Tỉnh trưởng. Tháng 10 năm 1957 tỉnh Sa Đéc trở thành một quận của tỉnh Vĩnh Long, Tòa nhà này là Văn phòng Bộ tư lệnh Sư đoàn 9 (Ngụy).Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, nơi đây sử dụng làm nơi làm việc của một số cơ quan như: Trụ sở Đoàn liên cơ, Ban nội chính Tỉnh ủy, Ban bảo vệ sức khỏe, công ty du lịch, Trường chính trị và hiện nay là Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp.Nhớ về mùa thu năm 1945, tại nơi đây, hàng ngàn quần chúng bao vây làm áp lực, Cô giáo Ngài (đồng chí Sáu Ngài), tên gọi thân thương mà nhân dân Sa Đéc thường gọi bà Trần Thị Nhượng, nữ cộng sản trung kiên đã đại diện Ủy ban khởi nghĩa hai lần đến gặp tên tỉnh trưởng Lê Tấn Bửu buộc giao chính quyền về tay Mặt trận Việt minh. Bọn địch tuy ngoan cố, chống cự, giằng co,…nhưng không còn đường nào khác, chính quyền bù nhìn thân Nhật buộc phải giao toàn bộ vũ khí và chính quyền cho Ủy ban khởi nghĩa. Chính quyền tỉnh Sa Đéc đã về tay nhân dân. Đấu tranh thắng lợi nhưng không xảy ra đổ máu.Công việc khởi nghĩa giành chánh quyền ở tỉnh lỵ và toàn tỉnh Sa Đéc diễn ra đúng thời điểm lịch sử cùng với Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ, mau lẹ, không đổ máu, giành thắng lợi hoàn toàn, trọn vẹn.Sự kiện này thể hiện sự lãnh chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy lâm thời Sa Đéc, đường lối đúng đắn, vận động tuyên truyền quần chúng đoàn kết đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang, tạo được uy thế áp đảo kẻ thù.Khởi nghĩa thắng lợi, ngọn lửa cách mạng khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân, phát huy triệt để ý chí kiên cường “chết vẫn không lùi bước”, hiên ngang tranh đấu với bọn xâm lăng, bán nước, bảo vệ quê hương đất nước.Lịch sử của tỉnh Sa Đéc gần ngót một thế kỷ bị giặc Pháp cai trị bắt đầu sang trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân Sa Đéc nói riêng.* Di tích được công nhận di tích cấp tỉnh theo Quyết định Số 417/QĐ-UB-HC, ngày 10/4/2003 của UBND Tỉnh Đồng Tháp.Di tích Trụ sở Ủy ban Khởi Nghĩa tỉnh Sa Đéc. Đây là căn hộ số 115, đường Vĩnh Phước (nay là số 485 đường Nguyễn Huệ, khóm 1, phường 1, thành phố Sa Đéc) của người dân làm nghề bán nem, bọn giặc sử dụng làm nơi quản thúc một số đồng chí mà chúng tình nghi có tham gia hoạt động Cách mạng nhưng chưa đủ chứng cứ để bắt giam.Trải qua nhiều năm dài, ngôi nhà đã nhiều lần thay đổi chủ, hiện nay nó thuộc sở hữu của bà Phùng Kim Oanh. Tọa lạc tại thửa đất số 853 và 606, diện tích 172 m2 tờ bản đồ số 02 theo bản đồ địa chính phường 1. Mặt chính quay về hướng Bắc, được xây dựng từ khoảng những năm đầu thế kỷ XX theo lối kiến trúc kiểu Pháp tương đối hiện đại. Căn nhà được xây dựng bằng vật liệu; vôi vữa, tường gạch, mái lợp ngói âm dương,… một kiểu dáng đặc trưng của nhà dãy phố ở Nam bộ lúc bấy giờ.Sau khi Tỉnh ủy hợp nhất, Ủy ban Khởi Nghĩa được thành lập, căn nhà số 115, đường Vĩnh Phước trở thành “Trụ sở” của Ủy ban Khởi Nghĩa và Tỉnh ủy lâm thời Sa Đéc. Trụ sở này nằm tại trung tâm tỉnh lỵ Sa Đéc. Cách con sông Sa Đéc, bên kia bờ là chợ Tân Qui Đông (cũ) gần đó có khu vực đóng cơ quan đầu não của địch. Vậy mà cơ sở này vẫn tồn tại và hoạt động lãnh đạo các phong trào Cách mạng trong toàn tỉnh, chỉ đạo, huy động và tổ chức lực lượng chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong tỉnh, cho thấy sự lãnh đạo mưu trí, dũng cảm và táo bạo của Đảng ta, dưới sự che chở đùm bọc của quần chúng nhân dân.Ngày 25/8/1945, nơi đây đã ghi dấu sự kiện lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng Tám: tên Tỉnh trưởng Sa Đéc ký biên bản bàn giao chính quyền cho Cách mạng, kết thúc thắng lợi việc giành chính quyền ở tỉnh Sa Đéc (nay là Đồng Tháp), là ngày hội của quần chúng, cũng là ngày các Đảng bộ thật sự trở thành Đảng cầm quyền, lịch sử đấu tranh của tỉnh gần một thế kỷ bắt đầu sang trang mới.Căn nhà số 115, đường Vĩnh Phước (cũ) đã đi vào lịch sử Cách mạng tỉnh nhà, ghi một mốc son hào hùng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.* Di tích được công nhận di tích cấp tỉnh theo Quyết định Số 1684/QĐ-UBND-HC, ngày 14/11/2006 của UBND Tỉnh Đồng Tháp.số 49 Nguyễn Huệ, khóm 2, phường 2 thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.Ông Nguyên Thành Giung thuê kiến trúc sư người Pháp vẽ thiết kế ngôi nhà kiểu biệt thự Pháp. Sau khi làm đầy đủ các thủ tục, ngôi biệt thự tiến hành xây dựng và hoàn thành năm 1928. Nhà được xây trên vùng đất gò cao ít ngập nước của Cù lao Tân Hưng nên thuộc loại nhà nền đất. Biệt thự có 2 tầng, tầng trệt và tầng lầu. Tầng trệt cao 4 m, tầng lầu cao 4m (không tính phần nóc nhà). Nhà với đầy đủ tiện nghi, được xây dựng trên khu đất riêng, tách rời khỏi các nhà bên cạnh, được bao quanh nhà là vườn cây. Từ ngoài cổng vào biệt thự, sẽ thấy rõ biệt thự được chia làm 03 gian mà mặt trước không điều nhau. Gian bìa phải nhô ra phía trước, gian giữa lùi ra sau và gian trái lùi sau gian giữa tạo cảm giác mới lạ.