Du lịch nội địa là gì? Vai trò và lợi ích của du lịch nội địa?
Du lịch nội địa là gì? Vai trò của du lịch nội địa? Du lịch nội địa có vị trí, vai trò rất lớn đối với phát triển du lịch Việt Nam. Lợi ích của du lịch nội địa?
Du lịch nội địa là hình thức du lịch tổ chức trong phạm vi nội địa. Khi đó, mang đến nhiều thuận lợi hay lợi thế để phát triển ngành du lịch trong nước. Trong những năm gần đây, ngành du lịch càng được thúc đẩy phát triển. Qua đó mà mang đến việc làm, phản ánh các giá trị trong nhu cầu ngày càng cao của người dân. Việc khám phá các địa điểm du lịch nội địa cũng mang đến giá trị cho nền kinh tế. Vừa xây dựng những vai trò to lớn trong phát triển công nghiệp và dịch vụ của nước Việt Nam nói riêng.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Du lịch nội địa là gì?
Theo khoản 2 Điều 3 và khoản 2 Điều 10 Luật Du lịch 2017:
“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam”.
Du lịch nội địa là các hoạt động tổ chức, phục vụ người bản địa, người nước ngoài cư trú tại nước mình đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Tính chất bản địa và cư trú nhấn mạnh đến tính chất phạm vi điểm đến cũng thuộc lãnh thổ quốc gia. Mang đến những khác biệt với hình thức du lịch quốc tế. Và khác nhau cơ bản trong các giá trị tìm kiếm đóng góp vào thu nhập của nền kinh tế. Phản ánh các giá trị trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Điểm đến và điểm đi được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Du lịch nội địa liên quan đến việc cư dân của một quốc gia đi du lịch trong nước. Như người đang cư trú ở lãnh thổ Việt nam đến thăm Hoàng thành Thăng long, Cố đô Huế,… Vì khách du lịch trong nước không vượt qua bất kỳ biên giới quốc tế nào nên họ không cần thị thực hoặc hộ chiếu. Các xác minh trong tính chất du lịch quốc tế không được thực hiện. Với người nước ngoài, họ cần đảm bảo đang sinh sống tại quốc gia mà họ tổ chức đi du lịch đó. Do vậy mà khách du lịch cũng không cần phải chuyển đổi tiền của họ sang một loại tiền tệ khác.
Các tính chất.
Các chuyến du lịch nội địa có thể lên kế hoạch và tổ chức dễ dàng hơn. Nhiều người đến thăm các vùng khác nhau của đất nước của họ trong các kỳ nghỉ. Vừa có chi phí hợp lý với các nhu cầu tham quan, khám phá đất nước. Với các quốc gia có lãnh thổ càng rộng lớn, phạm vi cho chuyến du lịch của khách nội địa càng được mở rộng theo nhu cầu. Thời gian của các chuyến tham quan cũng có thể khác nhau, tùy thuộc trong khả năng tài chính, bố trí thời gian. Nhưng khách du lịch trong nước có thể chỉ dành một hoặc vài ngày cho chuyến tham quan.
Du lịch trong nước không trực tiếp tạo thêm thu nhập cho đất nước. Dòng tiền được xoay chuyển vòng quanh với phạm vi quốc gia mà không nhận thêm các giá trị mới. Nhưng nó thúc đẩy các doanh nghiệp và nền kinh tế địa phương và phân phối lại tiền đến một khu vực mới. Từ đó mà giúp cho các địa phương có tiềm năng du lịch phát triển hơn. Tạo ra nhiều giá trị và cơ hội hơn khi thực hiện tính chất thúc đẩy du lịch và công nghiệp, dịch vụ nói riêng. Bởi du lịch có mối quan hệ cũng như tác động rất hiệu quả đến các ngành nghề khác.
Khách du lịch trong nước có thể thấy việc đi du lịch và tham quan các địa điểm dễ dàng hơn. Các quyết định nhanh chóng, chuyến đi với nhiều thuận tiện. Vì họ hiểu rõ hơn về các truyền thống, phong tục, quy tắc, lễ nghi,… của đất nước.
2. Vai trò của du lịch nội địa:
Về mặt Văn hóa – Xã hội.
Du lịch nội địa là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo hữu hiệu. Các nét đẹp và đặc trưng trong văn hóa được khai thác và phản ánh. Đóng góp các giá trị trong phản ánh từ văn hóa, xã hội, kinh tế và chính trị. Tính chất nội địa được phản ánh hiệu quả, nhờ đó mà phong tục tập quán của các vùng được gìn giữ. Khi trở thành những nét đẹp để thu hút khách du lịch. Vừa mang đến thu hút tìm kiếm giá trị kinh tế, vừa quảng bá niềm tự hào của các vùng miền. Giới thiệu và mang đến các đặc trưng, nét riêng biệt của con người từng vùng miền, từng địa phương.
Giúp cho các làng nghề giữ được nét đặc trưng với tính chất cổ truyền của dân tộc. Vừa giúp cho đất nước bảo dưỡng được tốt hơn các di tích với thời gian. Trở thành niềm thích thủ trong khám phá của du khách với đất nước mình sinh sống. Khách du lịch có nhu cầu trong tìm mua các món đồ lưu niệm, tìm đến các di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh. Vừa thúc đẩy các nét lịch sự được bảo tồn, bên cạnh phát triển các dịch vụ liên quan. Nghề thủ công mỹ nghệ có điều kiện phục hồi và phát triển hơn. Như các nghề khắc, khảm, sơn mài, làm tranh lụa,…
Du lịch làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội. Với các nhu cầu trong đi để biết, để khám phá. Mỗi một nơi con người đặt chân đến, mỗi người mà họ gặp gỡ đều để lại ấn tượng về con người ở vùng miền đó. Từ đó thêm hiểu và thêm yêu về quốc gia mà họ đang sinh sống. Bên cạnh các nhu cầu trong thư giãn là sự tiếp nhận những đặc sắc mới, tạo trải nghiệm mới. Du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ và sự hiểu biết của nhân dân. Hướng đến những vẻ đẹp từ thiên nhiên đến các dấu ấn lịch sử.
Về mặt kinh tế.
Du lịch nội địa tham gia tích cực vào tạo nên thu nhập quốc dân. Khi có mối quan hệ mật thiết với tác động và phát triển các ngành nghề khác. Bởi các tính chất trong tác động và mối quan hệ với những ngành nghề đó. Như sản phẩm lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Du lịch tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng. Với du lịch nội địa thì bản thân nó không tạo ra những giá trị kinh tế mới cho đất nước. Nhưng làm cân đối cấu trúc của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng.
Làm tăng ngân sách cho các địa phương phát triển du lịch. Chia đều các thu nhập với các vùng có tiềm năng phát triển du lịch, từ đó có vốn để tập chung phát triển hay đầu tư mới. Thông qua các khoản thuế được nộp bởi các doanh nghiệp địa phương. Tạo ra các địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút. Nhờ đó mà có những chiến lược xây dựng trong tạo ra tiềm năng trong du lịch. Cùng với đổi mới và nâng cấp các hệ thống khác phục vụ cho du lịch. Tập chung đầu tư để đón khách du lịch quốc tế. Tìm kiếm các giá trị đóng góp thực tế trong phát triển của nền kinh tế.
Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Với các nhu cầu trong ăn uống, vui chơi giải trí, thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn. Đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành từ giao thông vận tải, từ đó hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Từ mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước,…
Với thực tế nước ta trong những năm gần đây:
Du lịch nội địa có vị trí, vai trò rất lớn đối với phát triển du lịch Việt Nam thời gian qua. Giai đoạn 2011 – 2019, khách nội địa tăng trưởng tích cực, đóng góp quan trọng vào tổng thu của ngành du lịch. Năm 2015, khách nội địa mới chỉ đóng góp 158.000 tỷ đồng vào tổng thu toàn ngành, đến năm 2019 tăng lên 334.000 tỷ đồng (tương đương 14,5 tỷ USD), tăng 2,1 lần, tăng trưởng bình quân đạt khoảng 20,5%/năm. Thu từ khách nội địa chiếm khoảng 41 – 44% trong cơ cấu tổng thu toàn ngành.
3. Lợi ích của du lịch nội địa:
Rõ ràng các địa điểm du lịch nổi tiếng sẽ mang đến sự thu hút cho trải nghiệm, từ đó có thêm dòng tiền chảy đến. Nó cũng tạo ra các cơ hội việc làm mới với sự phát triển đa dạng từ du lịch. Các hoạt động đầu tư để mang đến tiềm năng trên lợi thế hiện có. Và mang lại cho khách du lịch cơ hội để tìm hiểu thêm về văn hóa và lịch sử của họ. Người bản địa và người cư trú có tính chất inh sống và làm ăn lâu dài cần biết nhiều về lịch sử và văn hóa của địa phương hay quốc gia mình. Và du lịch vừa tạo ra sự thỏa mái, tính thư giãn, lại giúp các giá trị văn hóa được phổ biến.
Các lợi ích cũng được đặt ra với các lĩnh vực khác nhau. Từ kinh tế, xã hội đến các giá trị thúc đẩy văn hóa. Mang đến trước tiên là những giá trị đóng góp vào thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Khi du lịch phát triển, mang đến cơ hội để xây dựng chiến lược trong phát triển kinh tế. Đặc biệt khi các doanh nghiệp có thể hướng đến phát triển từ công nghiệp thực phẩm đến các hàng hóa. Trong phạm vi gần các khu du lịch là nơi khai thác tốt các nhu cầu trong khám phá.
Vừa giúp giới thiệt hiệu quả các giá trị trong văn hóa và lịch sử của quốc gia. Trong đó người dân sinh sống cần có những hiểu biết và niềm yêu thích nhất định với yếu tố lịch sử đó. Các cảnh đẹp và câu chuyện sau đó làm nên nét đẹp cho sự khám phá. Đảm bảo với các nhu cầu của nhà nước trong phân bố hợp lý các giá trị tài chính. Từ đó, giúp các vùng miền khác nhau xây dựng những giá trị riêng của mình. Cũng như thông qua du lịch nội địa mà khai thác được rất nhiều lợi thế trong phát triển nền kinh tế đất nước.
Du lịch nội địa mang đến khả năng tiếp cận dễ hơn với người dân. Khi thời gian, ngân sách hay hiểu biết được quan tâm. Việc thực hiện các chuyến du lịch tại quốc gia mình đang sinh sống dễ dàng hơn rất nhiều. Nó mang những nét thân thuộc bên cạnh các khả năng khám phá mới.