Đưa nền công nghiệp văn hóa lên bản sắc riêng

Sự tiếp nối giữa các thế hệ

Công nghiệp văn hóa hội tụ 4 yếu tố: Tính sáng tạo, vốn văn hóa, công nghệ và kỹ năng kinh doanh. Vốn văn hóa không chỉ tạo ra sản phẩm văn hóa mà còn tạo ra môi trường và điều kiện cho ngành công nghiệp văn hóa phát sinh và phát triển.

Phát triển của công nghiệp văn hóa dựa trên nguồn vốn văn hóa trở thành xu hướng tất yếu vì vai trò và lợi ích của nó đối với sự phát triển bền vững của xã hội. Với nguồn vốn văn hóa phong phú, đa dạng, Hà Nội đang trong tiến trình xây dựng các nghề trong ngành thích ứng với các bước phát triển mới của thời đại.

Nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng Nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng

Như vậy ta có thể hiểu bản chất công nghiệp văn hóa là văn hóa của một vùng đất, một quốc gia trở thành một nền công nghiệp theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghệ thuật biểu diễn cần phải được kết hợp cùng công nghệ – khoa học để trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn và hấp dẫn hơn. Giống như “một loại hàng hóa” mang tính đặc thù cao, để có thể tạo ra một nền công nghiệp văn hóa vững mạnh cần có sự chuẩn bị ở tất cả các khâu và điều đó rất cần sự chung tay, góp sức của các Bộ, ban ngành có liên quan.

Hiện nay, nhiều ngành công nghiệp văn hóa muốn phát triển cần có sự kế thừa và tiếp nối của giới trẻ, cần sự đồng bộ và chuyên nghiệp hóa từ cơ sở hạ tầng đến nhân sự. Để có được những tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao cần có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại cùng hệ thống trang thiết bị đầy đủ, tiên tiến.

Hà Nội còn là nơi hội tụ tinh hoa nghề thủ công truyền thống của cả nước với khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề. Mạng lưới làng nghề thủ công rộng khắp cùng rất nhiều nghệ nhân cùng cộng đồng thợ giỏi và rất nhiều nhà sáng tạo trẻ đã đưa Hà Nội trở thành nơi nuôi dưỡng, hội tụ và thúc đẩy cảm hứng sáng tạo lan tỏa trong xã hội, nơi tôn vinh văn hóa Việt, đưa các sản phẩm thủ công truyền thống ra thị trường quốc tế. Một số ngành nghề truyến thống trong nền cồng nghiệp văn hóa có thể kể đến Nghề làm gốm Bát Tràng, nghề hát tuồng, chèo, nghề làm rèn, dệt lụa Vạn Phúc, nghề làm hương Quảng Phú Cầu…

Bảo tàng gốm Bát Tràng Bảo tàng gốm Bát Tràng

Tre già thì măng mọc, để có được những sản phẩm, công trình văn hóa ý nghĩ thì cần sự tiếp nối của các thế hệ sau, gìn giữ và phát huy mạnh mẽ. Vì lẽ đó, có rất nhiều người con của làng nghề truyền thống đã xây dựng, sản xuất ra nhiều sản phẩm văn hóa vừa giữ được nét cổ truyền, vừa mang được sức trẻ và tính sáng tạo trong từng sản phẩm.

Những sản phẩm mà họ tạo ra vừa yêu cầu tạo ra những giá trị kinh tế, vẫn giữ được nét truyền thống đặc trưng vừa phải giới thiệu được những nét văn hóa của Thủ đô đến với bạn bè quốc tế. Đây rõ ràng là một bài toán khó, để giải ra cần rất nhiều công sức cũng như thời gian.

Kết nối công nghệ

Nếu như trước kia việc quảng cáo và buôn bán các sản phẩm truyền thống chỉ qua truyền miệng, hay tốt hơn một chút là được giới thiệu qua loa trên ti vi thì giờ đây, những thế hệ trẻ, trong đó có anh Nguyễn Lộc đã biết sử dụng các nền tảng mạng xã hội để kinh doanh buôn bán, cũng như quảng cáo các sản phẩm từ làng nghề làm gốm truyền thống tại Bát Tràng.

Là người con của làng gốm cổ, anh Lộc luôn tâm niệm, mình phải luôn giữ vững và phát huy nghề truyền thống này. Không thể duy trì việc sản xuất thủ công, kinh doanh cũng theo kiểu “thủ công”, nhiều năm bôn ba và trau dồi kiến thức, chàng thanh niên trẻ thay đổi tư duy làm nghề. Nếu không biết làm mới những thứ đã cũ, không tìm ra được hướng đi hợp thời, thực tế hơn, kinh tế hơn cho các sản phẩm truyền thống thì sẽ “rớt đài” trong cuộc đua thị trường, vậy nên bước đi đầu tiên chính là đưa sản phẩm lên các sàn online.

Vẻ đẹp của làng hương Quảng Phú Cầu Vẻ đẹp của làng hương Quảng Phú Cầu

Với thế mạnh truyền thông, anh làm bài bản từ lập fanpage, đẩy mạnh quảng bá sản phẩm thực sự là của làng gốm Bát Tràng trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok và nhiều sàn thương mại điện trực tuyến khác shopee, Lazada… Chinh phục “thượng đế” trên thị trường online, giúp họ như được “mắt thấy tay chạm” vào những lọ, bình, bát đĩa, đèn, tranh gốm chuẩn tinh hoa Bát Tràng.

Không gì thu hút và níu chân khách bằng các sản phẩm chất lượng, luôn được đổi mới đa đạng về mẫu mã, kiểu dáng, kích thước và phong cách phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp”. Nhờ lợi thế vầ làng nghề nổi tiếng lâu đời, được nhiều du khách tham quan, biết tới và ghé thăm trải nghiệm, các sản phẩm lại nhanh chóng đắt hàng như tôm tươi. “Quả ngọt” mà anhgặt hái liên tiếp sau đó là các hợp đồng giá trị cao như đơn hàng bán 500 chiếc bình “hút lộc”, nhiều bát đĩa sứ, cốc gốm, thu về doanh thu khủng cho xưởng.

Bên cách đó, việc quảng cáo trên nhiều mạng xã hội, đã giúp du khách bạn bè bốn phương biết tới nhiều hơn, không chỉ đặt mua sản phẩm, nhiều du khách nước ngoài đã tới trực tiếp các xưởng gốm tại Bát Tràng để tự tay trải nghiệm và mang về những sản phẩm tự làm. Chính những hoạt động tưởng chừng nhỏ, nhưng lại gốm phần đưa nghề truyền thống của Thủ đô vươn tầm thế giới.

Không chỉ có xưởng gốm sứ Bát Tràng, chúng ta còn có thể nói tới một địa điểm cũng cực kỳ hót trong thời gian vừa qua chính là làng hương Quảng Phú Cầu tại một huyện ngoại thành Hà Nội.

Đưa nền công nghiệp văn hóa lên bản sắc riêng

Không chỉ nổi tiếng là địa điểm làm hương đẹp, thơm, làng hương Quảng Phú Cầu gần đây còn được nhiều du khách biết đến là một địa điểm check-in đẹp nức lòng.

Làng hương nơi đây còn được quý báo nước Pháp viết bài, điều này cũng một phần chính là nhờ sự quảng bá thông tin trên nhiều nền tảng xã hội. Sản phẩm hương là một sản phẩm mang tính tâm linh, nên khách hành đặt mua trên các nền tảng mạng xã hội không nhiều, tuy nhiên, việc quảng bá về vẻ đẹp rực rỡ nơi đây thì lại vô cùng thành công.

Gần đây, có rất nhiều bạn trẻ, chọn tà áo dài hoặc các trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam ta để check-in những bức hình sống ảo cực mê tại nơi đây. Nhờ không gian rộng rãi, màu sắc rực rỡ, trang trí ấn tượng, mà nhiều hộ gia đình có thể thu về một chút lợi ích kinh tế nhờ nhiều bạn trẻ tới chụp hình và quảng bá.

Bên cạnh làng gốm, làng hương, thì làng lụa Vạn Phúc có lẽ cũng không phải cái tên còn xa lạ. Ngày nay, nhiều người con, thế hệ sau của làng lụa Vạn Phúc vẫn chọn nghề này để tiếp tục kế thừa và phát triển. Thay vì chỉ quanh quẩn quảng bá truyền miệng trong không gian hẹp, những người con làng lụa giờ đây đã có thể tạo ra nhiều hơn những sản phẩm, mẫu mã bắt mắt, phù hợp với thị hiếu của công chúng.

Đưa nền công nghiệp văn hóa lên bản sắc riêng

Mặc lên người lụa vân của làng lụa Vạn Phúc, con người ta vẫn có cho mình một cảm giác thật khác, vừa dễ chịu thoải mái, vừa có chút gì đó tự hào về làng nghề truyền thống của quê hương đất Việt. Chính nhờ điều này, lụa Vạn Phúc vẫn được nhiều người lụa chọn bởi chất lượng sản phẩm tốt, mang tới trải nghiệm hài lòng, thêm vào đó, nơi đây lại ngày càng cho ra nhiều những mẫu mã, sản phẩm đa dạng, kết hợp công nghệ vào sản xuất.

Bên cạnh đó, chúng ta còn phải nhắc tới những sản phẩm nghệ thuật trong ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Thạc sĩ Trần Ly Ly, Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam đã đúng khi nhận định: “Việt Nam đang ở trong tình trạng nhập siêu lượng lớn sản phẩm văn hóa. Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam đang phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt…”.

Đấy cũng là vấn đề của công nghiệp văn hóa Hà Nội, mà nhìn rộng ra, đó là xu thế toàn cầu hóa mà chúng ta buộc phải tiếp cận và thích ứng.

Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật gắn liền với du lịch nở rộ. Có thể dễ dàng liệt kê những chương trình, lễ hội có tiếng như: Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF); Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm Thủ công mỹ nghệ Hà Nội; Triển lãm mỹ thuật quốc tế Hanoi March Connecting; Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội; Lễ hội Singapore, Lễ hội văn hóa Hàn Quốc, Lễ hội văn hóa – ẩm thực Pháp, Lễ hội Đức, Lễ hội đường phố Hà Nội, Lễ hội ánh sáng, Lễ hội âm nhạc Gió mùa, Lễ hội Nghệ thuật dân gian đương đại, Lễ hội thiết kế sáng tạo RMIT, chương trình “Tinh hoa Bắc Bộ”…

Cùng với đó là sự phát triển chủ động, mạnh mẽ về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng của các mô hình không gian sáng tạo văn hóa, nghệ thuật cộng đồng như: Không gian đi bộ Hồ Gươm, phố Bích họa Phùng Hưng, Không gian văn hóa nghệ thuật Phúc Tân, Phố sách Hà Nội… hay của các doanh nghiệp, chuyên gia văn hóa sáng tạo như: Vicas Art Studio, hafnoi Design Center, Hanoi Creative City, Heritage space, The vuon, Toong Co-working Space, AgoHub, Ơ kìa Hà Nội…

Thế hệ trẻ chính là tác nhân quan trọng

Thế hệ trẻ ngay nay chính là tác nhân quan trọng trong công nghiệp văn hóa của Thủ đô.

Hà Nội của chúng ta là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả dân tộc; Một thành phố nằm trong danh sách không nhiều thành phố trên thế giới có tuổi đời hơn 1.000 năm, được vinh danh là Thành phố vì hoà bình, Thành phố sáng tạo, đoạt nhiều giải thưởng về điểm đến hàng đầu thế giới… Về bề dày lịch sử, Hà Nội là vùng đất hội nhập và hội tụ những giá trị văn hóa. Hà Nội – trung tâm lớn về văn hóa của cả nước, là miền đất, thị trường lý tưởng để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, đặc biệt là sản phẩm giáo dục văn hóa dựa trên di sản.

Đưa nền công nghiệp văn hóa lên bản sắc riêng

Trên địa bàn Hà Nội có số lượng thiết chế văn hóa, cơ sở vật chất khá lớn, song về mặt công năng sử dụng còn hạn chế, chưa thể tạo lực đẩy để phát triển công nghiệp.

Quan trọng nhất là vấn đề nhân lực và thế hệ trẻ chính là mấu chốt. Đào tạo công nghiệp văn hóa một cách bài bản đương nhiên phải chuyên sâu ở bậc đại học. Các trường cao đẳng, đại học có truyền thống, kinh nghiệm đào tạo các lĩnh vực. Cho nên, thế hệ trẻ, những người con của thủ đô Hà Nội, cần tiếp tục phát huy và gìn giữ các truyền thống trong ngành công nghiệp văn hóa, bên cạnh đó, còn tiếp tục ứng dụng công nghệ, ứng dụng các phương thức để sản phẩm của ngành này vươn cao và xa hơn nữa.

Xổ số miền Bắc