Dùng thuốc say xe sao cho đúng và bí kíp hạn chế say xe

Bởi vì bị say tàu xe nên việc di chuyển bằng những phương tiện này gây ra không ít khó khăn là lo ngại cho nhiều người. Các thuốc say xe ra đời giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng này nhưng bạn đã biết dùng thuốc đúng cách hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu về thuốc say xe trong bài viết dưới đây nhé!

05/10/2022 | Hoa mắt chóng mặt có phải bệnh không? Khắc phục như thế nào?
20/08/2022 | Chóng mặt là bệnh gì? Choáng váng và chóng mặt có giống nhau không?
16/03/2022 | Chóng mặt ù tai là triệu chứng cảnh báo bệnh lý gì?

1. Các loại thuốc say xe thường gặp

Trên thực tế không có loại thuốc nào điều trị dứt điểm chứng say tàu xe mà chỉ có thuốc giúp giảm thiểu và cải thiện tình trạng này. Trong đó thuốc kháng histamin và kháng cholinergic là hai loại thuốc có công dụng điều trị hiệu quả hiện tượng say tàu xe mà nhiều người gặp phải.

1.1. Thuốc kháng histamine

Trong nhiều năm qua thuốc kháng histamin bên cạnh tác dụng điều trị dị ứng còn giúp kiểm soát tình trạng say tàu xe khá hiệu quả. Loại thuốc này có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc phối kết hợp cùng với những biện pháp khác. Thuốc kháng histamin có thể sử dụng theo dạng kê đơn hoặc không kê đơn. Tùy vào từng loại thuốc được chỉ định mà liều dùng cũng như đường dùng có thể sẽ khác nhau.

Một số loại thuốc say xe kháng histamin phổ biến hiện nay đó là promethazine, diphenhydramine, Dimenhydrinate, meclizine,… Chúng đều được điều chế theo dạng viên uống và có thể dùng từ 30 – 60 phút trước khi đi tàu xe.

Thuốc promethazine chống say xe

Thuốc promethazine chống say xe

Tuy nhiên thuốc cũng tồn tại một số tác dụng phụ như khô miệng, buồn ngủ và mờ mắt,… Những tác dụng phụ này sẽ hết sau khi ngừng thuốc.

1.2. Thuốc kháng cholinergic

Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là giúp cản trở acetylcholine – một chất dẫn truyền thần kinh có  tác dụng kích thích các hoạt động không tự chủ như tiết nước bọt, tiêu hóa,… của cơ thể. Thuốc kháng cholinergic điều trị say tàu xe thường được dùng nhất đó là miếng dán scopolamine.

Người bệnh chỉ cần gắn miếng dán này vào vùng sau tai khoảng 4 giờ trước khi di chuyển bằng tàu xe. Miếng dán này có công dụng kéo dài lên đến 72 giờ nhờ sự thẩm thấu thuốc qua da giúp hạn chế cảm giác buồn nôn, nôn mửa cũng như các biểu hiện khác. 

Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc bao gồm buồn ngủ, khô miệng, nhìn mờ hoặc kích ứng vùng da có miếng dán. 

Đặc biệt khi dùng những thuốc say xe nêu trên, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Khi đang trong quá trình dùng thuốc bạn không nên uống rượu bia vì sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ;

  • Một số loại thuốc say xe có thể phản ứng tương tác với những loại thuốc khác như thuốc giảm đau, hạ sốt Ibuprofen, Tylenol,…;

  • Hãy thông báo ngay cho bác sĩ nếu các tác dụng phụ của thuốc say xe gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.

Thuốc say xe dạng miếng dán

Thuốc say xe dạng miếng dán

2. Chống say tàu xe bằng cách nào nếu không dùng thuốc?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc để cải thiện những triệu chứng khó chịu do say tàu xe gây ra, bạn có thể áp dụng những biện pháp tự nhiên khác như:

  • Luôn ngồi ở vị trí hàng đầu, phía trước, cạnh cửa sổ của tàu, thuyền, xe ô tô khi di chuyển;

  • Không nên nhìn ngó xung quanh mà nên nhìn thẳng cố định tại một điểm phía trước mặt để tránh bị chóng mặt, đau đầu khi đi tàu xe;

  • Nếu có thể hãy mở cửa sổ ô tô để hít thở không khí trong lành;

  • Thở chậm, nhắm mắt, tự đánh lạc hướng bằng cách nghe nhạc thư giãn;

  • Có thể dùng các sản phẩm từ gừng như trà gừng, kẹo gừng,… để chống buồn nôn. Hoặc bạn có thể làm theo cách sau: cắt 1 lát gừng tươi và cầm trên tay. Khi di chuyển bằng ô tô hãy đưa lát gừng xuống dưới mũi để hít mùi cay và hăng của lát gừng vào sâu trong mũi; 

  • Bạn cũng có thể dùng vỏ cam, vỏ quýt để thay thế cho gừng tươi, cụ thể: trước khi đi xe khoảng 1 tiếng, bóc vỏ 1 quả quýt, gấp đôi vỏ lại và đặt vào vị trí giữa hai lỗ mũi, đồng thời dùng các ngón tay nắn cho vỏ quýt bật ra những tia nước, tinh dầu có mùi thơm để át đi mùi khó chịu của động cơ xe. Tinh dầu vỏ cam, vỏ quýt còn có tác dụng an thần và thư giãn rất tốt;

  • Dầu gió cũng là một loại tinh dầu phổ biến được nhiều người áp dụng để ngăn ngừa tình trạng say xe. Khi lên xe bạn hãy lấy một ít dầu gió để thoa lên huyệt phong trì và huyệt thái dương. Cho những ai chưa biết thì huyệt phong trì nằm ở vùng hõm sau mang tai, phía bờ trong ức đòn chũm và sát đáy sau hộp sọ. 

Hoặc bạn có thể nhỏ một ít dầu gió vào vùng rốn và che lại bằng băng gạc;

  • Day ấn huyệt nội quan giúp chống say xe: trong trường hợp bạn đang không có sẵn những nguyên liệu nêu trên, hãy lấy ngón tay cái rồi bấm và day vào huyệt nội quan. Huyệt này nằm ở phía trên cổ tay về phía khuỷu tay, cách lằn chỉ cổ tay 2 thốn (khoảng 3cm);

  • Hãy ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi thư giãn vào hôm trước ngày đi xe.

Để tránh bị say xe bạn hãy ngồi cạnh cửa sổ, mở cửa thoáng khí và hạn chế nhìn xung quanh

Để tránh bị say xe bạn hãy ngồi cạnh cửa sổ, mở cửa thoáng khí và hạn chế nhìn xung quanh

Ngoài việc lưu ý những điều nên làm, bạn cũng cần tránh làm những điều sau:

  • Khi đang ngồi trên xe, bạn không nên xem phim, đọc sách hay dùng các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính bảng,…) để tránh bị chóng mặt, đau đầu gây buồn nôn và nôn;

  • Hạn chế nhìn ngó xung quanh, đặc biệt là những vật thể đang chuyển động ở 2 bên đường;

  • Tránh để bụng đói hoặc ăn quá no. Nếu có kế hoạch di chuyển bằng tàu xe thì tốt nhất bạn hãy tránh ăn đồ dầu mỡ, nhiều chất béo và không sử dụng rượu bia. Hãy có một thực đơn ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng để đảm bảo rằng bạn không bị chứng đầy bụng, khó tiêu cũng như mệt mỏi vì không có gì trong bụng làm phiền.

Những cách điều trị say tàu xe nêu trên hiệu quả tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người. Vì vậy bạn hãy lựa chọn và áp dụng phương pháp nào phù hợp với mình nhất. Ngoài ra để dùng thuốc say xe hiệu quả, an toàn thì bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất in trên bao bì và nếu gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng, hãy ngừng dùng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để có hướng khắc phục kịp thời.