GDCD 7 Bài 9 ngắn nhất: Xây dựng gia đình văn hóa
Mục lục bài viết
GDCD 7 Bài 9 ngắn nhất: Xây dựng gia đình văn hóa
Bài 9 ngắn nhất: Xây dựng gia đình văn hóa
Với loạt bài soạn, giải bài tập sách giáo khoa GDCD lớp 7 Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa ngắn nhất, chi tiết trả lời câu hỏi lệnh và giải các bài tập trong sgk sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Giáo dục công dân lớp 7 Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa.
Quảng cáo
Trả lời Gợi ý GDCD 7 Bài 9 trang 28 ngắn nhất:
a) Em có nhận xét gì về nếp sống của gia đình cô Hoà ?
Trả lời:
Gia đình cô Hòa là một gia đình hạnh phúc, còn nền nếp, gia phong. Các thành viên trong gia đình đều là những tấm gương cho sự gương mẫu, trách nhiệm. Cô Hòa là một phụ nữ đảm đang, vừa giỏi việc cơ quan, vừa đảm việc nhà, chăm sóc, nuôi dạy con cái. Trong gia đình cô, mọi người đều dành cho nhau sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ cho nhau mọi công việc. Con trai của cô chú tuy còn nhỏ nhưng cũng ý thức được trách nhiệm, sự hiếu thảo của mình, biết giúp đỡ cha mẹ nhiều việc như dọn dẹp, chăm sóc cây trồng… Một gia đình gương mẫu đi đầu xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
b) Mọi thành viên trong gia đình cô Hoà đã làm gì để xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hoá ?
Trả lời:
– Cô Hòa vừa công tác ở ở quan, vừa quán xuyến việc nhà, chăm sóc, nuôi dạy con cái chu đáo.
– Chồng cô Hòa ngoài thời gian công tác ở Trung tâm y tế huyện nhà, còn cùng với cô Hòa tăng gia sản xuất, trồng mía và hoa quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
– Bạ Tú biết giúp đỡ cha mẹ nhiều việc như dọn dẹp nhà cửa, cắt cỏ cho bò, chăm sóc cây trồng.
Quảng cáo
– Mọi sinh hoạt trong gia đình đều có giờ giấc sinh hoạt nhất định.
– Gia đình cô Hòa tích cực xây dựng nếp sống văn hóa, vận động bà con thường xuyên làm các công tác như vệ sinh môi trường và chống các tệ nạn xã hội.
c) Theo em, thế nào là gia đình văn hoá ?
Trả lời:
– Gia đình hòa thuận, hạnh phúc và tiến bộ.
– Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình.
– Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, gắn kết với xóm làng.
– Thực hiện tốt các trách nhiệm của người công dân.
d) Để xây dựng gia đình văn hoá, mỗi người trong gia đình cần phải làm gì ?
Quảng cáo
Trả lời:
– Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình.
– Xây dựng gia đình hòa thuận, đấu tranh chống bạo lực gia đình.
– Biết nhường nhịn, bao dung, cùng giúp đỡ nhau trong các công việc.
– Không sa vào các tệ nạn xã hội, không ham thú vui thiếu lành mạnh.
Trả lời Câu hỏi GDCD 7 Bài 9 trang 29, 30 ngắn nhất:
a) Hãy tìm hiểu kĩ nội dung và các tiêu chuẩn của gia đình văn hoá tại địa phương em và nhận xét việc thực hiện tiêu chuẩn gia đình văn hoá của gia đình em, của bản thân em.
Trả lời:
Quảng cáo
Để thực hiện gia đình văn hóa, gia đình em đã:
– Mọi người đều sinh hoạt đúng giờ giấc, ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ.
– Bố, mẹ và em đều cùng chăm sóc, dọn dẹp nhà cửa, đều cùng nhau vào bếp.
– Tối đến bố và mẹ dạy em học bài.
– Em cố gắng học giỏi để đạt danh hiệu học sinh giỏi.
– Bố mẹ em chỉ sinh 2 người con là anh trai và em.
b) Em hãy nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của các loại gia đình sau :
– Gia đình đông con ;
– Gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi, đua đòi ;
– Gia đình có hai con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm.
Theo em, có phải gia đình giàu có thì bao giờ cũng hạnh phúc, tiến bộ?
Trả lời:
– Gia đình đông con: bố mẹ không có nhiều điều kiên kinh tế để nuôi dưỡng. Sẽ dẫn đến các tình trạng như: con cái không được học đầy đủ, suy dinh dưỡng, dễ sa vào các tệ nạn vì bố mẹ thiếu quan tâm.
– Gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi, đua đòi: con cái có điều kiện để được nuôi dưỡng, nhưng con cái ăn chơi, đua đòi sẽ dễ bị sa vào các tệ nạn xã hội, bị hư hỏng và kết quả học tập sẽ sa sút.
– Gia đình có hai con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm: gia đình này sẽ hạnh phúc vì chỉ sinh hai con sẽ có đủ điều kiện vật chất, đủ thời gian để lo các công việc.
c) Trong gia đình, mỗi người đều có thói quen và sở thích khác nhau. Theo em, làm thế nào để có được sự hoà thuận và không khí đầm ấm, hạnh phúc trong gia đình ?
Trả lời:
Mỗi người đều có thói quen và sở thích khác nhau đó là điều không tránh khỏi. Theo em, mỗi người nên biết nhường nhịn, hạ cái tôi của mình xuống một chút vì người khác. Đặc biệt, phải tôn trọng sở thích của người khác, lắng nghe, chia se những góp ý về những sở thích không lành mạnh.
d) Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý
(1) Việc nhà là việc của mẹ và con gái ;
(2) Trong gia đình nhất thiết phải có con trai ;
(3) Không cần có sự phân công chặt chẽ công việc trong gia đình
(4) Gia đình có nhiều con là gia đình hạnh phúc ;
(5) Con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc gia đình ;
(6) Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình ;
(7) Trẻ em không thể tham gia xây dựng gia đình văn hoá.
Trả lời:
Em không đồng ý với ý kiến: (1), (2), (3), (4), (6), (7). Bởi vì, các quan điểm này mang tính phiến diện khi chỉ quy đối tượng xây dựng gia đình văn hóa là của một, hai người. Chẳng hạn, quan điểm (1) việc nhà là việc của mẹ và còn gái. Quan điểm này là sai trái, thể hiện sự bất bình đẳng giới. Công việc nhà là công việc chung, mỗi thành viên đều có trách nhiệm xây dựng và làm việc.
đ) Em có thể rút ra nhận xét gì về vai trò của con cái trong gia đình qua kinh nghiệm của bản thân và qua câu nói của Xu-khôm-lin-xki.
Trả lời:
Con cái có vai trò quan trọng không thể thiếu đối với mỗi gia đình. Bởi vì, tài sản quý giá nhất của bố mẹ là con cái, gia đình có hạnh phúc hay không khi nhìn vào con cái chúng ta sẽ biết. Biện pháp giáo dục của cha mẹ dù có tốt đến đâu nhưng chính yếu vẫn phụ thuộc vào năng lực của những đứa con, khả năng thích nghi và vượt qua những cám dỗ là từ chính bản thân những đứa con.
e) Theo em, những gia đình sau đây có ảnh hưởng đến cộng đồng và xã hội như thế nào ?
– Gia đình có cha mẹ bất hoà ;
– Gia đình có cha mẹ thiếu gương mẫu (làm ăn bất chính, nghiện hút..) ;
– Gia đình có con cái hư hỏng (ăn chơi quậy phá, nghiện hút, đua xe…).
Trả lời:
– Gia đình có cha mẹ bất hòa: điều này, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người con. Gia đình bất hòa nếu không giải quyết tốt sẽ dẫn đến cảnh rạn vỡ, bố mẹ chia li, con cái thiếu vắng tình yêu thương và không ai nuôi dạy.
– Gia đình có cha mẹ thiếu gương mẫu (làm ăn bất chính, nghiện hút..) điều này, trước hết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm. Cha mẹ không gương mẫu, những người con sẽ bắt chước như vậy và trở nên hư hỏng theo.
– Gia đình có con cái hư hỏng (ăn chơi quậy phá, nghiện hút, đua xe…) thì gia đình đó sẽ không hạnh phúc được. Cha mẹ sẽ rất đau đầu, những đứa con lúc này sẽ trở thành gánh nặng của xã hội.
g) Hãy kể tên những việc của gia đình mà em có thể tham gia. Em dự kiến sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hoá ?
Trả lời:
– Cùng với mẹ dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh xóm làng.
– Không đua đòi, ăn diện, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình.
– Chăm ngoan, học giỏi, biết giữ gìn tài sản công cộng.
– Ngoan ngoãn, nghe lời bố mẹ, giúp bố mẹ chăm sóc em, nhường nhịn em.
Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa GDCD lớp 7 ngắn nhất, hay khác:
Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 7 tại khoahoc.vietjack.com
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Các bài Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi GDCD 7 được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 7.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học