GDP là gì? Phân biệt hai khái niệm giữa GDP và GNP | ZaloPay

GDP là gì?

GDP được viết tắt từ Gross Domestic Product, có thể hiểu là tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm nội địa. Đây là một chỉ số để đo lường tổng giá trị hàng hóa, tài sản được sản xuất ra ở một quốc gia trong một thời điểm nhất định. 

Để đơn giản hơn, bạn có thể hiểu GDP là chỉ số mô tả tổng giá trị thị trường, bằng cách tính tổng giá của tất cả các loại hàng hóa cộng lại và quy ước thành 1 chỉ tiêu duy nhất. Giá trị GDP chỉ biểu thị giá trị của các loại hàng hóa được kinh doanh hợp pháp trên thị trường, không thể hiện giá trị của các loại hàng hóa kinh doanh bất hợp pháp.

GDP là gì?

Phân loại GDP

Dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, chỉ số GDP được phân chia thành những loại sau:

GDP bình quân đầu người

Chỉ số được tính dựa trên kết quả kinh doanh sản xuất bình quân trên đầu người trong một năm gọi là GDP bình quân đầu người. Chỉ số này sẽ tỷ lệ thuận với thu nhập, mức sống của người dân ở quốc gia đó. 

GDP bình quân đầu người được xác định bằng cách lấy tổng sản phẩm trên địa bàn chia cho tổng số dân trung bình.

GDP thực tế

Đây là chỉ số được xác định dựa trên tổng dịch vụ/sản phẩm trong nước đã điều chỉnh theo tốc độ lạm phát. Có thể hiểu đơn giản, GDP thực tế thể hiện giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được điều chỉnh theo sự ảnh hưởng lạm phát của nền kinh tế trong một năm nhất định.

Phân loại GDP

GDP danh nghĩa

GDP danh nghĩa phản ánh tổng giá trị tất cả sản phẩm nội địa tính theo giá thị trường hiện tại. Chỉ số này thể hiện sự thay đổi về giá do lạm phát, nếu giá cả hàng hóa trên thị trường tăng hay giảm thì GDP sẽ thay đổi cao hơn hay thấp hơn.

GDP xanh

GDP xanh là phần còn lại của của tổng sản phẩm nội địa khi đã được khấu trừ các chi phí cần thiết sử dụng cho việc phục hồi môi trường do quá trình sản xuất gây ra. 

Công thức tính chỉ số GDP

Tính GDP theo phương pháp sản xuất

Khi xét về phương diện sản xuất hàng hóa, tổng sản phẩm nội địa sẽ bằng tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thế, GDP sẽ được tính như sau:

GDP = Giá trị gia tăng thêm + Thuế nhập khẩu

Trong đó: 

  • Giá trị gia tăng thêm: là tổng giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế, có thể gồm thu nhập của người sản xuất, tiền công, bảo hiểm, thuế suất, giá trị thặng dư,..

  • Thuế nhập khẩu: là vùng lãnh thổ/quốc gia quy định tính vào các hàng hóa mà nhập khẩu từ nước ngoài về.

Tính GDP theo phương pháp tiêu dùng

Khi xét về góc độ tiêu dùng, chỉ số GDP sẽ được tính bằng chi tiêu cuối cùng của các hộ gia đình sử dụng và mua sắm, tài sản tích lũy chênh lệch với xuất khẩu của một đất nước. 

GDP = C + I + G + NX

Trong đó:

  • C: tổng giá trị tiêu dùng cho các sản phẩm, dịch vụ của các hộ gia đình trong nước đó

  • I: tổng giá trị tiêu dùng của các nhà đầu tư vào quốc gia đó (trang thiết bị, máy móc, xưởng,..)

  • G: tổng giá trị chi tiêu của chính phủ

  • NX: giá trị xuất khẩu ròng của kinh tế quốc gia 

Tính GDP dựa trên thu nhập

Khi xét về góc độ thu nhập, tổng giá trị sản phẩm của một đất nước sẽ bao gồm: thu nhập của người lao động, thuế sản xuất, giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ,  khấu hao tài sản cố định,…

GDP = W + R + I + Pr + Ti + De

Trong đó:

  • W: tiền lương

  • R: tiền thuê

  • I: tiền lãi

  • Pr: lợi nhuận

  • Ti: các khoản thuế của dịch vụ, hàng hóa bán trên thị trường và trợ cấp của chính phủ cho hoạt động sản xuất

  • De: hao hụt tài sản cố định trong sản xuất

Tốc độ tăng trưởng GDP

Tốc độ tăng trưởng GDP là tốc độ gia tăng sản xuất hàng hóa và dịch vụ kinh tế từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Sự gia tăng về vật liệu sản xuất, nhân lực lao động, công nghệ khoa học,… đều có thể góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng GDP

Để tính được tốc độ tăng trưởng GDP thực, đầu tiên phải tính GDP thực.

GDP thực = GDP / (1 + lạm phát kể từ năm cơ sở)

Trong đó, năm gốc là năm được chỉ định, được chính phủ cập nhật định kỳ và được sử dụng làm điểm so sánh cho các cơ sở dữ liệu kinh tế như GDP. Công thức tính tốc độ tăng trưởng GDP thực như sau:

Tốc độ tăng trưởng GDP thực = (GDP thực của năm gần nhất – GDP thực năm trước) / GDP thực năm trước.

Tốc độ tăng trưởng GDP thực = (GDP thực của năm gần nhất – GDP thực năm trước) / GDP thực năm trước

Ý nghĩa của GDP

GDP là chỉ số vô cùng quan trọng để đánh giá về tình hình phát triển kinh tế của một quốc gia. Cụ thể, ý nghĩa của GDP được thể hiện ở những điều sau:

  • Là công cụ đánh giá tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế của một đất nước trong thời gian nhất định. Đồng thời, tổng sản phẩm nội địa có thể phản ánh sự biến động của dịch vụ, hàng hóa theo thời gian.

  • GDP tăng hay giảm cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế. Cụ thể, chỉ số GDP giảm là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang suy thoái, lạm phát, tình trạng thất nghiệp, đồng tiền mất giá,…Điều này dẫn đến nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến đời sống người dân tại đất nước đó.

  • Chỉ số GDP giúp các nhà đầu tư đánh giá tiềm năng tăng trưởng của một quốc gia, từ đó quyết định có rót vốn đầu tư hay không.

  • Dựa theo chỉ số GDP hiện tại, so với các quốc gia lân cận, chính phủ sẽ đánh giá được thực trạng kinh tế mà đưa ra các chính sách tài chính phù hợp.

Ý nghĩa của GDP

Các yếu tố ảnh hưởng đến GDP

Chỉ số GDP chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, dẫn đến giá trị thay đổi theo từ quý, từng năm. Cụ thể, những yếu tố tác động đến GDP bao gồm:

  • Dân số: GDP và dân số có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, dân số là nguồn lực lao động để tạo ra hàng hóa, dịch vụ và cũng chính là đối tượng tiêu thụ các sản phẩm được tạo ra đó. Tổng dân số là giá trị vô cùng quan trọng để xác định GDP.

  • FDI: Viết tắt của từ Foreign Direct Investment, là chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài, gồm các khoản đầu tư chẳng hạn như: tiền mặt, phương thức sản xuất, công nghệ, cơ sở hạ tầng…

  • Sự lạm phát: Là xu hướng tăng giá chung hàng hóa, dịch vụ một cách liên tục, theo thời gian sẽ làm mất giá trị của đồng tiền tại một đất nước nào đó. Lạm phát là điều tất yếu đối với một quốc gia phát triển, tuy nhiên nếu tốc độ lạm phát vượt ngưỡng cho phép sẽ dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế. Vì thế, nhà nước cần đưa ra những chính sách phù hợp để khống chế tốc độ lạm phát trong mức an toàn.

Phân biệt GDP và GNP

Chỉ số tổng sản phẩm nội địa được sử dụng nhiều trong các báo cáo tài chính, tình hình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, GDP vẫn bị nhầm lẫn với các chỉ số kinh tế khác, điển hình là GNP. Vậy GDP và GNP khác nhau như thế nào?

Phân biệt GDP và GNP

Khái niệm về GDP đã được trình bày ở trên. Còn đối với GNP (viết tắt cho Gross National Product ), đây là tổng giá trị tiền thu được từ các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do người dân tạo ra trong một năm. 

Điểm khác biệt rõ nhất giữa GDP và GNP chính là GDP phản ánh tổng giá trị hàng hóa nội địa, GNP lại thể hiện tổng giá trị hàng hóa sản phẩm cả trong và ngoài nước.

Bảng xếp hạng top 10 nước có GDP cao nhất thế giới 

Các tổ chức tài chính thường dựa vào chỉ số GDP để xếp hạng nền kinh tế các nước trên thế giới. Dưới đây là bảng xếp hạng top 10 nước có GDP cao nhất thế giới được thống kê trong năm 2022:

Tên quốc giaGDP (nghìn tỷ USD)Mỹ20.89Trung Quốc14.74Nhật Bản5.06Đức3.85Anh2.67Ấn Độ2.66Pháp2.63Italy1.89Canada1.64Triều Tiên1.63

Tổng kết tình hình GDP Việt Nam trong cuối năm 2022

Với quyết tâm phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, nước ta đã có bước chuyển mình mạnh mẽ trong năm 2022 với mức độ lạm phát trong tầm kiểm soát và kinh tế vĩ mô ổn định.

Theo Tổng cục thống kê, tổng GDP Việt Nam trong năm rồi đã vượt mức 400 tỷ USD, ước tính bình quân đầu người là 95,6 triệu đồng/người, tăng 393 USD so với năm 2021.

GDP Việt Nam 2022 lần đầu tiên ghi nhận mức tăng cao nhất trong 12 năm qua với tỉ lệ hơn 8%.

Tổng kết tình hình GDP Việt Nam trong cuối năm 2022Nguồn: thanhnien.vn

Như vậy bài viết trên đây của ZaloPay đã giúp bạn trả lời câu hỏi chỉ số GDP là gì và sự khác nhau giữa GDP và GNP. Hy vọng bạn sẽ nắm rõ về tốc độ tăng trưởng GDP để từ đó hiểu rõ hơn về thực trạng kinh tế nước ta và có góc nhìn tổng quát hơn.