GIÁO DỤC STEM Ở MẦM NON MỞ RA THẾ GIỚI DIỆU KỲ CHO TRẺ

Mỗi đứa trẻ có những sở thích khác nhau, những cách thể hiện khác nhau, gia đình và giáo viên chính là những người tìm ra sự khác biệt đó và khuyến khích để con có thể bộc lộ hết những khả năng của mình. Và giáo dục STEM ở mầm non đang là xu hướng toàn cầu để trẻ được là chính mình, đáp ứng nhu cầu xã hôi.

Theo nghiên cứu của Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên Hoa Kỳ, đến năm 2030, máy tính sẽ thay thế con người trong khoảng 60% công việc. Cũng theo thống kê này, tại Hoa Kỳ hiện lao động STEM có vai trò chi phối, chỉ có 4% người lao động là nhà khoa học và kỹ sư, họ đã tạo ra việc làm cho 96% số lao động còn lại và 10 công việc được trả lương cao nhất đều thuộc các lĩnh vực STEM.

Để đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0, phong trào dạy học STEM cũng diễn ra ngày càng sôi nổi. Vậy mô hình giáo dục này có vai trò như thế nào trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0? Và STEM có phải phương pháp giáo dục sớm từ trẻ sơ sinh? Ở Việt Nam phương pháp giáo dục STEM ở mầm non đang phát triển như thế nào? Bài viết này sẽ trả lời một phần những câu hỏi đó.

Phương pháp giáo dục STEM là gì?

Ở phương pháp truyền thống, giáo viên là người cung cấp kiến thức, còn trẻ là người nghe – ghi nhớ và làm theo. Điều này khiến cho người học thụ động, ghi nhớ máy móc, hạn chế năng lực tư duy logic và phản biện, hạn chế sức sáng tạo,năng lực giải quyết vấn đề và khả năng ứng dụng vào cuộc sống của học sinh. Chính vì những hạn chế này mà phương pháp giáo dục STEM ở mầm non và các cấp ra đời.

STEM là viết tắt của SCIENE (khoa học), TECHNOLOGY (công nghệ), ENGINEERING (quy trình sáng tạo kĩ thuật), MATHEMATICS (toán học).

STEM là thuật ngữ xuất phát từ phương pháp giảng dạy và học tập tích hợp nội dung và các kỹ năng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Giáo dục STEM không phải để học sinh trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hay những kỹ thuật viên mà là xây dựng cho học sinh có kỹ năng – có thể được sử dụng để vận dụng và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay.

Ở Việt Nam, giáo dục STEM vẫn còn là khái niệm tương đối xa lạ với đại chúng. Các học sinh lâu nay được cho là học khá các môn tự nhiên, nhưng trên thực tế tư duy học tập chưa mang tính gắn kết chặt chẽ giữa học và hành, chưa tích hợp ngành này và ngành khác để tạo ra các sản phẩm thiết thực cụ thể như giáo dục STEM luôn hướng tới.

Giáo dục STEM ở Mầm non

Giáo dục Mầm non đặt viên gạch đầu tiên trong quá trình xây dựng ước mơ và tương lai của trẻ. Vì vậy việc đưa STEM vào chương trình giáo dục Mầm non là bước khởi đầu để con có thể được học tập và trải nghiệm từ cuộc sống thực tế một cách trực quan.

Giáo dục STEM ở mầm non tôn trọng sự sáng tạo của trẻ, giáo viên chỉ là người đưa ra vấn đề, định hướng, còn các bé sẽ là người giải quyết vấn đề đó.

Mỗi đứa trẻ có những sở thích khác nhau, những cách thể hiện khác nhau, gia đình và giáo viên chính là những người tìm ra sự khác biệt đó và khuyến khích để con có thể bộc lộ hết những khả năng của mình. Đó chính là cách phương pháp giáo dục STEM hướng đến cho trẻ trong độ tuổi Mầm non.

Trẻ học không chỉ để ghi nhớ và trả bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều đó được ứng dụng vào chính cuộc sống hàng ngày. Vì thế, mỗi kiến thức hay kỹ năng sẽ trở nên có nghĩa khi bài học đó gắn với việc tạo ra một sản phẩm cụ thể như: chiếc đèn lồng, chiếc giỏ, quả bóng, chú robot đáng yêu….Để mỗi nguyên lý khoa học trở nên cụ thể, được trẻ ứng dụng trực tiếp, sáng tạo ra một món đồ dùng đồ chơi yêu thích, từ đó sẽ tác động mạnh mẽ đến hứng thú và sự say mê tìm tòi của trẻ.

Giáo dục STEM tại Hệ thống giáo dục trường mầm non STEAMe GARTEN

Trường mầm non STEAMe GARTEN là một trong số ít chuỗi trường Mầm non đầu tiên đưa giáo dục STEAM và phương pháp dạy học theo dự án vào chương trình chính khóa. Sự kết hợp này mang đến cho trẻ nhỏ sự hứng khởi trong học tập, thúc đẩy dư duy giải quyết vấn đề một cách khoa học, phát triển các kỹ năng như: giao tiếp, hợp tác, xử lý thông tin, tự phục vụ, đảm bảo an toàn…

Phương pháp giáo dục STEM ở trẻ Mầm non tạo hứng khởi cho trẻ trong mỗi bài học, mỗi hoạt động, thí nghiệm được triển khai các ban nhỏ sẽ nắm được quy trình thực hiện, thấy được sự thay đổi trạng thái, hình dáng, kích thước của sự vật hiện tượng.

Trường mầm non STEAMe luôn lựa chọn những dự án học gần gũi với các bé như: Dự án trung thu, dự án chong chóng, dự án đồ tái chế, dự án lều trại… Mỗi dự án đều lồng ghép những kiến thức STEM ở đó. Qua mỗi dự án các bé sẽ tạo ra được những sản phẩm thực, hữu dụng trong cuộc sống, điều đó tạo cho bé hứng khởi và niềm yêu thích đến trường, yêu thích khám phá tìm hiểu mọi vấn đề trong cuộc sống. Đó chính là mục tiêu mà giáo dục STEM và trường mầm non STEAMe luôn hướng tới.

Không thể có nền kinh tế 4.0 dựa trên nền tảng khoa học công nghệ lạc hậu, cũng như không thể có nền khoa học công nghệ phát triển dựa trên nền tảng giáo dục đào tạo lạc hậu.

Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ mới đây có nêu rõ: Bộ Giáo dục và Đào tạo thúc đẩy triển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông, nhằm tăng cường khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Điều đó cho thấy, giáo dục STEM ở mầm non đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc cách mạng này. Vì vậy, tiếp cận với phương pháp giáo dục STEM là một hướng đi giúp trang bị cho con em chúng ta hành trang tốt nhất để thích ứng và phát triển trong kỉ nguyên công nghệ 4.0 này.