GNP là gì? Cách phân biệt chính xác GNP với GDP
6. Mối quan hệ giữa chỉ số GDP và chỉ số GNP là gì?
5. Điểm khác nhau của GNP và GDP là gì?
3. Tầm quan trọng của GNP là gì?
GNP là gì? GNP là một chỉ số rất quan trọng trong kinh tế của mỗi quốc gia. Vậy GNP là gì? Cách tính GNP như thế nào? Làm sao để phân biệt GNP với GDP? Bài viết sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc này.
1. GNP là gì?
GNP là viết tắt của cụm từ Gross National Product, dùng để chỉ tổng sản phẩm quốc gia đồng thời dùng để đánh giá mức độ phát triển kinh tế của một đất nước. GNP đo lường tổng giá trị theo tiền của các sản phẩm/dịch vụ cuối cùng do công dân của đất nước đó làm ra trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường được tính trong vòng một năm dương lịch.
Sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng có nghĩa là thành phẩm cuối cùng bán ra cho người tiêu dùng, không phải bán cho nhà sản xuất.
Ví dụ: Khi 1 chiếc laptop bán cho người tiêu dùng sửu dụng thì đó là sản phẩm cuối cuối cùng. Còn các linh kiện để lắp ráp thành laptop như: pin, sạc, màn hình… được xem là sản phẩm trung gian. Nếu như sản phẩm trung gian này bán trực tiếp cho người tiêu dùng thì được xem là sản phẩm cuối cùng và tính vào chỉ số GNP.
2. Phân loại GNP
GNP được phân thành 2 loại:
– GNP danh nghĩa (GNPn): Là chỉ số đo lường tổng sản phẩm quốc gia sản xuất ra trong 1 thời kỳ theo giá cả hiện hành trên thị trường. GNP danh nghĩa được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ tài chính, ngân hàng.
– GNP thực tế (GNPr): Là chỉ số đo lường tổng sản phẩm quốc gia sản xuất ra trong 1 thời kỳ theo giá của thời kỳ được chọn làm gốc. GNP thực tế được sử dụng để phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Việc so sánh chỉ số GNP danh nghĩa và GNP thực tế là để chỉ ra chỉ số lạm phát của giá cả thị trường.
3. Tầm quan trọng của GNP là gì?
Mục lục bài viết
3.1. Chức năng, ý nghĩa của GNP
-
GNP chính là thước đo để đánh giá sự phát triển về kinh tế của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ.
-
Nghiên cứu GNP thực tế sẽ cho chúng ta thấy sự gia tăng thu nhập cũng như mức độ cải thiện mức sống của người dân trong một quốc gia ở một khoảng thời gian xác định.
-
Nếu mức độ tăng lên của Tổng sản phẩm quốc gia thực tế thấp hơn so với tốc độ tăng của dân số thì chỉ số thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm.
3.2. Hạn chế của GNP
-
Nếu một công dân có hai quốc tịch, GNP của công dân đó có thể sẽ được tính vào GNP của cả hai quốc gia. Chính vì thế, điều này khiến tổng sản phẩm quốc dân của một nền kinh tế có thể sẽ chưa thể hiện một cách chính xác
-
GNP bỏ qua các loại hàng hóa sản xuất tự cung tự cấp, tự sản xuất tự sử dụng, buôn bán ngầm trên thị trường như thực phẩm tự nuôi trồng (rau, củ, quả, gia cầm,…)
-
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đa quốc gia, kinh doanh ở nhiều nơi trên thế giới, mạng lưới kinh doanh vô cùng phức tạp nên việc sử dụng GNP để so sánh các nền kinh tế tại các quốc gia với nhau sẽ gặp khó khăn.
Kiến thức bổ ích: Volume là gì?
4. Công thức tính GNP là gì?
Hiện nay có 2 cách tính GNP được áp dụng:
4.1. Tính GNP dựa trên GDP
GNP = GDP + Thu nhập ròng tại nước ngoài
Trong đó, thu nhập ròng tại nước ngoài được tính bằng chênh lệch giữa Thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu và Thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu. Cụ thể:
GNP = GDP + (Thu nhập từ xuất khẩu – Thu nhập từ nhập khẩu)
Công thức này thể hiện GNP sẽ bằng tổng sản phẩm quốc nội GDP cộng với phần chênh lệch từ thu nhập chuyển ra nước ngoài và thu nhập chuyển vào trong nước
4.2. Cách tính GNP dựa trên khái niệm chi tiêu
GNP = (X – M) + NR + C + I + G
Trong đó:
-
X là sản lượng kim ngạch xuất khẩu ròng về sản phẩm hàng hóa và dịch vụ
-
M là sản lượng kim ngạch nhập khẩu ròng về sản phẩm hàng hóa và dịch vụ
-
NR là thu nhập ròng từ các tài sản ở nước ngoài
-
C là chi phí tiêu dùng của cá nhân
-
I là tổng mức đầu tư cá nhân quốc nội
-
G là chi phí Nhà nước dùng cho việc tiêu dùng
5. Điểm khác nhau của GNP và GDP là gì?
GDP (tổng sản phẩm quốc nội – Gross Domestic Product) và GNP là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau.
GNP
GDP
Khái niệm
Là tổng sản phẩm quốc gia, do người dân của một nước sản xuất ra, tính cả bên trong và bên ngoài nước đó.
Là tổng sản phẩm quốc nội, do người dân của một nước sản xuất ra, chỉ tính bên trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó.
Bản chất
GNP được tạo ra ở tất cả các quốc gia mà công dân của một quốc gia nào đó làm ra được.
GDP là toàn bộ giá trị kinh tế được tạo ra từ bên trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia.
Công thức tính
GNP = (X – M)+NR+C+I+G
GDP = C + I + G + NX
NX là xuất khẩu ròng của nền kinh tế
Mức độ phản ánh
GNP phản ánh tốt số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người dân một nước có thể mua được nhờ phần chênh lệch tài sản từ nước ngoài
GDP phản ánh tốt số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ngoài thị trường để làm căn cứ tính bình quân cho người dân quốc gia đó
Tính ứng dụng
Được ứng dụng phổ biến trong mối quan hệ tài chính – ngân hàng nhằm tính toán tổng sản lượng hàng hóa/dịch vụ cuối cùng của các quốc gia
Sử dụng phổ biến hơn, dùng để các nước tính toán thu nhập bình quân
6. Mối quan hệ giữa chỉ số GDP và chỉ số GNP là gì?
Người ta thường so sánh hai chỉ số GDP và GNP để đánh giá chính xác sức mạnh kinh tế và tiềm năng phát triển của một quốc gia. Cụ thể như sau:
-
GDP > GNP: Kinh tế của quốc gia còn yếu.
-
GDP < GNP: Sức mạnh kinh tế của quốc gia tốt và có tiềm năng phát triển lớn.
Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến GNP là gì, cách phân biệt GNP với GDP. Hy vọng bài viết sẽ đem lại những kiến thức hữu ích cho bạn đọc hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.
Rate this post