GNP là gì? Công thức tính GNP hiệu quả chính xác hiện nay
GNP là gì? So sánh sự khác nhau giữa GDP và GNP mới nhất
GNP và GDP là những chỉ số để so sánh sự phát triển kinh tế của một quốc gia trong những năm với nhau. Người ta sẽ sử dụng chỉ số GNP hay GDP để so sánh. Bài viết này Share301 sẽ giới thiệu kỹ hơn để các bạn hiểu thêm về các chỉ số này nhé:
- Các khái niệm, phân loại và cách tính GNP và GDP.
- Cách phân biệt giữa GNP và GDP đơn giản.
- Tình hình GNP của Việt Nam và các nước trên thế giới hiện nay bạn nên biết.
1. GNP là gì?
GNP (Gross National Product) được hiểu là chỉ số tổng sản phẩm quốc dân hay tổng sản phẩm của của một quốc gia. Không chỉ thế, nó còn là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hoá và dịch vụ. Mà các sản phẩm ấy được sản xuất bằng yếu tố sản xuất của một quốc gia trong thời kỳ nhất định (thông thường là một năm).
Nói một cách dễ hiểu, GNP chính là tổng giá trị tiền của các sản phẩm mà các công dân của mỗi quốc gia đã làm được trong khoảng thời gian xác định (thông thường là một năm).
2. Phân loại GNP
GNP danh nghĩa (GNPn): Được hiểu là chỉ số đo lường tổng sản phẩm quốc dân được sản xuất ra trong một thời kỳ ( theo cả thời gian hiện hành). Chỉ số GNPn thông thường được dùng để nghiên cứu các mối quan hệ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
GNP thực tế (GNPr): Được hiểu là chỉ số đo lường tổng sản phẩm quốc dân được sản xuất ra trong một thời kỳ. Nhưng dựa vào giá cố định của thời kỳ được chọn làm gốc. Chỉ số GNPr thông thường được dùng để phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Chỉ số lạm phát hay chỉ số giá cả chính là cầu nối giữa GNPr và GNPr.
3. Cách tính GNP
Người ta thường sử dụng các công thức tính GNP sau đây:
Công thức 1: Tính theo tổng sản phẩm quốc nội GDP.
GNP = GDP + Tổng thu nhập ròng từ nước ngoài
Trong đó, tổng thu nhập ròng từ nước ngoài được tính bằng cách lấy thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu trừ cho thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu.
Công thức 2:
GNP = (X – M) + NR + C + I + G
Trong đó gồm:
- X: Là chỉ số sản lượng kim ngạch xuất khẩu ròng các sản phẩm dịch vụ và hàng hoá.
- M: Là chỉ số sản lượng kim ngạch nhập khẩu ròng các sản phẩm dịch vụ và hàng hoá.
- NR: Là tổng thu nhập ròng từ các tài sản nước ngoài.
- C: Là chỉ số chi phí tiêu dùng cá nhân.
- I: Là tổng mức đầu tư cá nhân quốc nội.
- L: Là các chỉ số chi phí tiêu dùng của nhà nước.
4. Ý nghĩa của GNP
Trong nền kinh tế vĩ mô, GNP thật sự rất quan trọng.
GNP được xem như thước đo để nói lên sự phát triển kinh tế của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, các chỉ số GNP sẽ giúp chúng ta quy mô thu nhập cũng như mức sống của người dân ở một quốc gia. Nếu thông qua các chỉ số nghiên cứu, GNP ở mức ổn định thì mức sống của dân sẽ cải thiện trong khoảng thời gian xác định. Và nếu như chỉ số GDP thấp hơn tốc độ tăng trưởng dân số. Thì thu nhập bình quân của người dân sẽ giảm.
5. Một số hạn chế của GNP cần nhìn nhận
- Tuy vậy chỉ số GNP vẫn chưa bao gồm một số thành tố sau: Những sản phẩm tự cung tự cấp hay những sản phẩm bán ngầm trong nền kinh tế.
- Đối với những người mang 2 quốc tịch, kết quả lao động mà họ tạo ra được tính vào tổng sản phẩm quốc dân của cả 2 quốc gia. Chỉ khi nào tính GNP trên toàn cầu thì kết quả lao động của công dân đó mới được tính gấp đôi. Đây là một trong những nguyên nhân mà chúng ta không thể tính chính xác được tổng sản phẩm quốc dân của một nền kinh tế.
- Do ngày càng nhiều doanh nghiệp hoạt động và mở rộng ra quy mô toàn cầu. Mạng lưới thương mại quốc tế quá phức tạp nên việc dùng GNP để so sánh nền kinh tế giữa các khu vực với nhau sẽ rất khó khăn.
6. GDP là gì?
GDP (Gross Domestic Product) được hiểu là tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội. Qua đó, chỉ số này được xem là một chỉ tiêu dùng để đo lường tổng giá trị thị trường của các sản phẩm cùng được sản xuất trong cùng phạm vi một quốc gia ở một thời kỳ nhất định (Thông thường là 1 năm hoặc 1 quý).
7. Cách tính GDP
Để tính chỉ số GDP, ta sử dụng công thức sau đây:
GDP = C + G + I +NX
Trong đó gồm:
- C: Là bao gồm tất cả chi tiêu các sản phẩm và dịch vụ của hộ gia đình.
- G: Là tổng chi tiêu bao gồm các lĩnh vực giáo dục, an ninh, giao thông,…
- I: Là tiêu dùng của nhà đầu tư. Trong đó bao gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp về thiết bị, nhà xưởng,..
- NX: Được hiểu là xuất khẩu ròng của nền kinh tế. Được tính bằng cách lấy X(Xuất khẩu) – M(Nhập khẩu).
8. Phân biệt GDP và GNP
Thực sự để so sánh GDP và GNP một cách chính xác thì cần phải phân tích rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, mình sẽ chỉ ra những điểm chính để so sánh tương đối sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.
Giống nhau:
Cả 2 chỉ số đều được sử dụng trong nền kinh tế vĩ mô. Để qua đó đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Không chỉ thế, cả hai chỉ số đều là những con số cuối cùng của một quốc gia trong một năm. Và cuối cùng cả hai đều được tính theo các công thức cụ thể.
Khác nhau
Dưới đây là bảng so sánh để giúp các bạn phân biệt GNP và GDP
Các tiêu chíGNPGDPKhái niệmLà tổng sản phẩm quốc gia người dân sản xuất trong lẫn ngoài nước.Là sản phẩm quốc nội do người dân làm ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó.Bản chấtGNP được tạo ra từ tất cả các quốc gia, lãnh thổ mà doanh nghiệp hay công dân quốc gia nào đó làm được.GDP được hiểu là toàn bộ giá trị kinh tế được tạo ra trong phạm vi lãnh 1 quốc gia.Công thứcGNP = (X-M) + NR + C + I + GGDP = C + G + I + NXMức độ phản ánhChỉ số GNP sẽ phản ánh tốt hơn số lượng sản phẩm mà người dân 1 quốc gia có thể mua được. Nhờ vào phần chênh lệch tài sản ở nước ngoài.Chỉ số GDP sẽ phản ánh tốt hơn về số lượng sản phẩm được làm ra. Qua đó, được làm căn cứ để tính bình quân cho người dân ở quốc gia đó.Tính ứng dụngChỉ số GNP được ngân hàng thế giới ước tính GNP của một quốc gia.Chỉ số GDP được các quốc gia áp dụng tính bình quân đầu người.
9. Sản phẩm cuối cùng trong GDP và GNP là gì?
Sản phẩm cuối cùng được dùng để tính GDP và GNP được hiểu là sản phẩm được đem đi tiêu thụ trực tiếp. Không phải là các sản phẩm trung gian dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm khác.
Ví dụ như xe máy. Chiếc xe máy được bán trực tiếp cho người tiêu dùng là sản phẩm cuối cùng. Còn các bộ phận cấu tạo nên xe máy là các sản phẩm trung gian.
10. Tình hình GNP của Việt Nam và các nước trên thế giới
Hằng năm Ngân hàng thế giới sẽ đưa ra các ước tính GNP của mỗi nước. Vào năm 2018, chỉ số GNP của Việt Nam được ước tính là 231,48 tỷ USD. Theo qua các đánh giá, GNP của Việt Nam đã tăng 8,67% so với năm 2017 là 213,01 tỷ USD. Năm 2019, GNP của Việt Nam được ước tính khoảng 249.99 tỷ USD.
Bên cạnh đó, ở các quốc gia trên thế giới cũng có sự thay đổi chỉ số này. Dưới đây là bảng GNP của Việt Nam và một số các quốc gia trên thế giới do Ngân hàng trung ương công bố (2019):
Hiện tại, đại dịch COVID 19 vẫn đang hoành hành ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Cho nên chỉ này của các quốc gia vào năm 2021 sẽ có sự thay đổi.
11. Lời kết
Bài viết ở phía trên cũng đã giúp các bạn hiểu được chỉ số GNP và cả chỉ số GNP. Đồng thời cũng đã cung cấp cho các bạn về cách tích 2 chỉ số trên. Hy vọng sau bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn về thông tin GNP và GNP !
Xem thêm:
Hóa đơn đỏ là gì? Những thông tin cần biết về hóa đơn đỏ
Hạch toán là gì? Tổng quan kiến thức về hạch toán mới nhất