Gạo Đồng Đậu – Mùa Thơm

I. Đôi nét về gạo Đồng Đậu

Gạo Đồng Đậu là loại gạo được sản xuất từ vùng đồng bằng sông Cửu Long, chọn lọc từ những cánh đồng có điều kiện thổ nhưỡng tốt nhất. Sau đó được sấy, đóng gói và bảo quản nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho từng hạt gạo. 

1. Nguồn gốc, xuất xứ của gạo

Gạo Đồng Đậu được tuyển chọn từ giống lúa ST21, chất lượng giống lúa này vượt trội hơn so với nhiều loại gạo thơm khác. Điều này thể hiện ở việc ST21 luôn được người tiêu dùng quốc tế lựa chọn và nhập khẩu, kể cả ở thị trường châu Âu, châu Mỹ, châu Phi lẫn châu Á. 

Ngày nay ST21 được trồng rộng rãi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là ở Sóc Trăng – nguồn gốc của giống gạo.

2. Đặc tính của gạo

Hạt gạo Đồng Đậu nhỏ, thon dài (chiều dài trung bình hạt khoảng 6,6mm), màu trắng trong và không bạc bụng. 

Khi nấu, cơm có vị ngọt dịu, mềm dẻo, hạt cơm kết dính đồng đều (không quá nhão), rất bắt mắt. Cơm có hương thơm rõ rệt, đặc biệt không bị khô cứng kể cả khi để nguội. 

3. Nguồn gốc ý nghĩa tên gạo Đồng Đậu

Văn hóa Đồng Đậu là nền văn hóa thuộc thời kỳ đồ đồng ở Việt Nam, cách ngày nay khoảng 3000 năm. Nằm sau văn hóa Phùng Nguyên và trước văn hóa Gò Mun. Tên của nền văn hóa này được đặt theo tên khu di tích Đồng Đậu ở thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, nơi các nhà khả cổ học đã khám phá ra một nền văn hóa đồ đồng phong phú năm 1962.

Người Đồng Đậu sống ngoài trời, trên các gò trung du Bắc Bộ với một nền kinh tế khá ổn định và phát triển dựa trên nền nông nghiệp trồng lúa và các cây hoa màu. Các dấu tích luyện kim như xỉ đồng, các mảnh khuôn đúc (bằng đá) cho thấy nghề đúc đồng đã có và phát triển ở thời kỳ này.

II. Giá trị dinh dưỡng của gạo Đồng Đậu 

Gạo Đồng Đậu chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp đem đến những bữa cơm gia đình thơm ngon, nóng hổi. Trong 1kg sản phẩm gạo, thành phần dinh dưỡng hiện có cụ thể như sau:

  • Carbohydrate >= 750g

  • Protein >= 60g

  • Lipid >= 1g

Chỉ tiêu chất lượng quy định: 

  • Độ ẩm <= 14.5%

  • Tỷ lệ tấm <= 5%

III. Cách nấu và bảo quản gạo Đồng Đậu tốt nhất 

Để có được bữa cơm ngon, trọn vị thì trước hết bạn phải nắm rõ cách nấu và bảo quản gạo. Gạo Đồng Đậu dễ nấu, dễ bảo quản và có thể giữ hương vị được lâu. Dưới đây là cách nấu và bảo quản gạo tốt nhất: 

1. Hướng dẫn nấu gạo Đồng Đậu thơm ngon

Gạo Đồng Đậu khi nấu cũng tương tự các loại gạo thơm khác. Tuy nhiên đây là gạo dẻo nên bạn có thể thêm lượng nước ít hơn gạo thông thường một chút. Tránh trường hợp cơm bị nhão nhé.

Bước 1: Đong gạo bằng chén hoặc ly phù hợp với số lượng và nhu cầu người ăn. Tiếp tục lấy gạo đi vo với nước sạch vài lần để loại sạch cặn bẩn.

Bước 2: Đong lượng nước vừa đủ. Bạn có thể áp dụng cách dân giã là mực nước trên gạo khoảng 1 đốt ngón tay là vừa.

Bước 3: Nấu cơm chín đều, hạn chế mở nắp hoặc đảo cơm trong quá trình nấu. 

Bước 4: Thưởng thức khi cơm đã chín, dùng nóng ngon hơn.

2. Bảo quản gạo đúng cách để giữ được lâu

Bảo quản gạo đúng cách sẽ giúp bạn giữ gạo được lâu hơn. 

  • Lưu trữ gạo tại nơi thoáng mát, không ẩm mốc, tránh ánh nắng trực tiếp mặt trời.

  • Sau khi mở vỏ bì gạo, cần bỏ vào thùng đựng ngay, có nắp đậy kín để tránh côn trùng, mối mọt và giữ được mùi hương được lâu.

Bạn có muốn dùng thử sản phẩm hảo hạng này không? Nếu bạn đang quan tâm và có nhu cầu sử dụng, hãy liên hệ ngay Mùa Thơm để nhận được tư vấn và báo giá nhanh chóng!

 

Tư vấn khách hàng:

Công Ty Cổ Phần Mùa Thơm

Địa chỉ: 171 Gò Dầu, P.Tân Quý, Q. Tân Phú, Tp.HCM

Website: www.muathom.com

Email: [email protected]

Hotline: 091.428.8428