Giá đánh giá là gì? Đặc điểm và các tiêu chí xác định giá đánh giá
Giá đánh giá là gì? Đặc điểm và các tiêu chí xác định giá đánh giá? Quy định của pháp luật về sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch?
Hiện nay như chúng ta thấy hoạt động đấu thầu là một lĩnh vực rất quan trọng và rất có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế hiện nay, theo đó chúng ta thấy hoạt động này cũng không tránh khỏi những sai sót cụ thể như là về giá. Khi đã sửa đổi và hiệu chỉnh các sai lệch người ta gọi đó là giá đánh giá của hồ sơ dự thầu. Hay thừng được gọi theo tiếng anh là Evaluated Price.
Cơ sở pháp lý: Nghị định Số: 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
1. Giá đánh giá là gì?
Giá đánh giá – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Evaluated Price.
Chắc hẳn trong đấu thầu chúng ta đã nghe rất nhiều về thuật ngữ giá đánh giá đây được hiểu là giá dự thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), cộng với các yếu tố để qui đổi trên cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình.
Giá đánh giá dùng để xếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế.
Theo quy định về giá đánh giá thì nó sẽ được ap dụng đối với gói thầu mà các chi phí quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình và với các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu cụ thể về tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn xác định giá đánh giá.
Bên cạnh đó theo quy định của Luật Đấu thầu thì với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá đánh giá để xếp hạng và các nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.
2. Đặc điểm và các tiêu chí xác định giá đánh giá:
Việc xác định giá đánh giá chỉ thực hiện đối với những hồ sơ dự thầu đáp ứng các tiêu chuẩn kĩ thuật sau:
Vật liệu dùng cho công trình xây dựng
Bên mời thầu đánh giá xem các nguyên vật liệu mà nhà thầu cam kết sử dụng để thi công có đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu hay không, và nếu nhà thầu thay thế bằng loại vật liệu khác so với yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, nhà thầu có cung cấp đầy đủ căn cứ để đảm bảo chất lượng hay không.
Tính khả thi của giải pháp kĩ thuật
Bên mời thầu đánh giá xem biện pháp thi công mà nhà thầu đề xuất có khả thi với điều kiện cụ thể của gói thầu hay không.
Đánh giá về nhân sự
Dựa trên đề xuất nhân sự của nhà thầu, bên mời thầu đánh giá xem nhà thầu có đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng nhân sự chủ chốt như chỉ huy trưởng công trình, các nhóm trưởng, đội trưởng đội thi công các hạng mục công trình.
Với những gói thầu có tính chất kĩ thuật phức tạp, để đảm bảo khả năng tham gia gói thầu nếu nhà thầu trúng thầu, bên mời thầu có thể tìm hiểu thêm về nhân sự chủ chốt của nhà thầu qua các kênh thông tin khác.
Tiến độ thực hiện gói thầu
Đối với những gói thầu mà tiến độ thi công là một yếu tố đặc biệt quan trọng, bên mời thầu sẽ loại những nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về tiến độ. Với những trường hợp khác, bên mời thầu đánh giá khả năng đáp ứng tiến độ các hạng mục công trình thông qua biện pháp huy động máy móc thiết bị thi công, cũng như phương án bố trí nhân sự của nhà thầu.
Để đánh giá đề xuất kĩ thuật của gói thầu xây lắp, bên mời thầu sử dụng thang điểm, hoặc sử dụng cách trả lời đạt/không đạt trong hồ sơ mời thầu. Bằng cách sử dụng thang điểm, bên mời thầu so sánh các nội dung của đề xuất kĩ thuật với yêu cầu đưa ra trong hồ sơ mời thầu, từ đó xác định mức độ đáp ứng những yêu cầu này và tính điểm cho từng nội dung.
Điểm cuối cùng cho đề xuất kĩ thuật của từng nhà thầu là điểm trung bình cộng của điểm đánh giá của từng thành viên trong nhóm. Trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa điểm số của các thành viên, hoặc điểm của thành viên nào đó thấp hơn điểm chuẩn trong khi điểm của các thành viên khác lại cao hơn, cần làm rõ để thống nhất.
3. Quy định của pháp luật về s
ửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch:
Căn cứ theo quy định tại điều 17. Sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch nghị định Số: 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu cụ thể như sau:
” 1. Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong hồ sơ dự thầu bao gồm lỗi số học và các lỗi khác được tiến hành theo nguyên tắc sau đây:
a) Lỗi số học bao gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác khi tính toán giá dự thầu. Trường hợp hồ sơ mời thầu có yêu cầu phải phân tích đơn giá chi tiết thì phải lấy số liệu trong bảng phân tích đơn giá dự thầu chi tiết làm cơ sở cho việc sửa lỗi số học. Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở cho việc sửa lỗi; nếu phát hiện đơn giá có sự sai khác bất thường do lỗi hệ thập phân (10 lần, 100 lần, 1.000 lần) thì thành tiền là cơ sở cho việc sửa lỗi;
b) Các lỗi khác:
– Tại cột thành tiền đã được điền đầy đủ giá trị nhưng không có đơn giá tương ứng thi đơn giá được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho số lượng; khi có đơn giá nhưng cột thành tiền bỏ trống thì giá trị cột thành tiền sẽ được xác định bổ sung bằng cách nhân số lượng với đơn giá; nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá và giá trị tại cột thành tiền nhưng bỏ trống số lượng thì số lượng bỏ trống được xác định bổ sung bằng cách chia giá trị tại cột thành tiền cho đơn giá của nội dung đó. Trường hợp số lượng được xác định bổ sung nêu trên khác với số lượng nêu trong hồ sơ mời thầu thì giá trị sai khác đó là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệu chỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
– Lỗi nhầm đơn vị tính: Sửa lại cho phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
– Trường hợp có khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất tài chính thì nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật sẽ là cơ sở cho việc sửa lỗi.”
Như vậy ta thấy căn cứ dựa trên quy định này hi tham dự thầu, nhà thầu phải chịu trách nhiệm tìm hiểu, tính toán và chào đầy đủ các loại thuế, phí, lệ phí (nếu có) trong giá dự thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu không đề cập về thuế, phí, lệ phí thì giá dự thầu của nhà thầu được coi là đã bao gồm đầy đủ các loại thuế, phí.
Bên cạnh đó ngoài quy định trên, Điểm b Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định giá dự thầu phải đảm bảo: Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu.
Nhưu vậy theo quy định này thì các nhà thầu sẽ chỉ được chào cho những phần công việc được mời thầu. Việc nhà thầu chào thừa, thiếu khối lượng, số lượng sẽ được hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Trường hợp nhà thầu không chấp thuận với kết quả sửa lỗi,…
Như vậy cần lưu ý về trường hợp sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 17 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, các bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu biết về việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch đối với hồ sơ dự thầu của nhà thầu. Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của bên mời thầu, nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp thuận kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo thông báo của bên mời thầu. Trường hợp nhà thầu không chấp thuận với kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo thông báo của bên mời thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó sẽ bị loại.