Giá rau, thịt ở các siêu thị tại TP.HCM chênh nhau thế nào?
Giá các loại thực phẩm thiết yếu như rau củ, thịt, cá… ở một số siêu thị TP.HCM có sự chênh lệch 10.000-20.000 đồng/kg giữa cùng mặt hàng.
Cụ thể, khảo sát tại các chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh, Co.op mart, SatraFoods, một số mặt hàng rau, củ có giá chênh lệch.
Khổ qua tại Bách Hóa Xanh có giá cao nhất trong 3 siêu thị là 45.000 đồng/kg, trong khi đó Co.opmart có giá 30.500 đồng/kg và Satrafoods có giá 26.500 đồng/kg.
Tương tự, rau cải thìa tại Satrafoods có giá 41.500 đồng/kg, trong khi đó Bách Hóa Xanh và Co.opmart có giá tương đương nhau là 34.300 đồng/kg.
Mức giá này vẫn thấp hơn tại các chợ, điểm bán tự phát ở TP.HCM thời điểm này.
Mục lục bài viết
Giá thịt heo ở siêu thị vẫn cao hơn ở chợ
Tuy nhiên, giá thịt heo tại các siêu thị vẫn cao hơn chợ và các điểm bán tự phát, online. Chẳng hạn, giá sườn non heo ở Bách Hóa Xanh dẫn đầu với 293.200 đồng/kg, trong khi đó ở Satrafoods là 270.000 đồng/kg.
Thịt ba rọi tại Bách Hóa Xanh 192.000 đồng/kg, Satrafoods 200.000 đồng/kg, tại Co.opMart 200.000 đồng/kg. Nạc vai ở Satrafoods 170.000 đồng/kg, Bách Hóa Xanh 150.000 đồng/kg, còn Co.opmart giá bình ổn 145.000 đồng/kg…
Trong khi đó, một số điểm bán online tại TP.HCM, sườn non có giá chỉ khoảng 160.000-200.000 đồng/kg, ba rọi heo 160.000-180.000 đồng/kg, nạc vai 125.000 đồng/kg.
Bách Hóa Xanh Co.op Mart SatraFoods Cải ngọt 29.600 34.000 38.000 Cải thìa34.30034.00041.500 Mồng tơi 29.600 21.500 28.800 Rau muống 27.000 18.500 32.000 Khổ qua 45.000 30.500 26.500 Bắp cải thảo 20.000 20.500 25.000 Bắp cải trắng20.00016.50016.500Cà rốt35.00030.00032.000Ba rọi heo192.000200.000200.000Sườn non heo293.200
270.000Nạc vai heo150.000145.000170.000Cá basa54.00057.00053.000Tôm205.000198.000
Bà Mai (quận Bình Thạnh) cho biết trong đợt dịch này khi chợ đều đóng cửa, bà thường ra siêu thị Co.op mart vì ở đây có nhiều thực phẩm, hàng hóa đa dạng, giá cũng bình dân hơn, phù hợp cho người có thu nhập trung bình.
“Tuy nhiên, thịt heo trong siêu thị giá vẫn rất cao, tôi vào chủ yếu mua rau, củ và ít thịt gà”, bà nói.
Hiện, nhiều người tiêu dùng phản ánh tại một số hệ thống siêu thị, cửa hàng tại TP.HCM có hiện tượng tăng giá bán thực phẩm tươi sống so với bình thường, trong đó có chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh.
Chị Thoa (huyện Hóc Môn, TP.HCM) cho biết trước đây bầu sao chỉ 20.000-25.000 đồng/kg nhưng nay trong Bách Hóa Xanh chị vừa mua lên đến 43.000 đồng/kg.
Đại diện siêu thị Bách Hóa Xanh khẳng định không có chủ trương tăng giá bán lẻ để kiếm lời trong giai đoạn dịch bệnh. Tuy nhiên, không thể bảo đảm 100% việc giữ giá bán như trước đợt dịch đối với một số mặt hàng tươi sống.
Chính sách giá bán lẻ áp dụng với một số mặt hàng thiết yếu tại TP.HCM đã được điều chỉnh theo sự biến thiên của giá nhập đầu vào tại những thời điểm nhất định.
Tăng giá bán do nhiều chi phí phát sinh
Theo đại diện chuỗi siêu thị này, việc giá một số mặt hàng tươi sống tăng do thời gian vận chuyển từ vùng trồng về các cửa hàng tăng đáng kể khi qua các chốt kiểm soát liên tỉnh và tình trạng ùn ứ kéo dài trên các quốc lộ dẫn đến chi phí vận chuyển tăng (cộng thêm giá xăng tăng) và tỷ lệ hư hao hàng tươi sống tăng cao.
Rất nhiều khâu phát sinh chi phí, buộc Bách Hóa Xanh phải tăng giá bán một số mặt hàng tươi sống. Ảnh: Quỳnh Danh.
Hiện, Bách Hóa Xanh đã thực hiện giải pháp bán hạn chế số lượng cho mỗi khách hàng đối với một số mặt hàng ở một số cửa hàng để chống lại hiện tượng mua gom hàng về bán giá gấp 2 – 3 lần của một số người.
“Chúng tôi cũng đã đồng hành cùng TP.HCM triển khai các điểm bán hàng lưu động để phục vụ nhu yếu phẩm cho người dân vùng phong tỏa”, đại diện này nói.
Bên cạnh đó, hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops Market, Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food cũng phát đi thông báo cam kết giữ vững bình ổn giá, hỗ trợ người tiêu dùng cùng vượt qua đại dịch.
Trong bối cảnh sức mua tăng cao, giá cả tại các chợ truyền thống biến động lớn, các siêu thị cho biết hàng hóa vẫn được giữ mức giá ổn định bất kể những chi phí phát sinh về vận chuyển, xét nghiệm hay khó khăn về nhân sự.
Chia sẻ với Zing, đại diện Satra khẳng định đến nay vẫn đảm bảo hàng hóa cung ứng cho người tiêu dùng với giá cả ổn định nhờ vào việc liên tục đàm phán với các nhà cung cấp, tìm kiếm thêm nhà cung cấp mới, thương thảo các hợp đồng gối đầu và giải quyết nhanh công tác vận chuyển.
“Tuy nhiên, hiện nay việc giao hàng của nhà cung cấp phải qua rất nhiều chốt, đặc biệt là các nhà cung cấp ở các tỉnh, nên thời gian giao hàng đến các địa điểm của hệ thống cũng có sự ảnh hưởng”, vị này cho biết.