Giá trị cốt lõi của xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa công ty bắt đầu trước hết với các giá trị cốt lõi. Bằng cách đầu tư thời gian và trí lực vào việc phát triển các giá trị cốt lõi phù hợp, doanh nghiệp đã đi bước đi đầu tiên trên con đường xây dựng văn hóa doanh nghiệp (VHDN).
Một doanh nghiệp không có các giá trị cốt lõi thì không thể được nhìn nhận là một doanh nghiệp thực sự mà chỉ là một hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận thuần tuý.
Giá trị cốt lõi là cụm từ và khái niệm quen thuộc nhưng không phải chủ DN nào cũng nhận thức và phân biệt được hết vai trò và mối liên hệ của nó với VHDN.
Ở một vài khía cạnh, giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp đồng nghĩa với nhau nhưng không phải là tất cả.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá định nghĩa và vai trò của các giá trị cốt lõi của công ty đối với sự hình thành và phát triển của văn hóa doanh nghiệp.
Giá trị cốt lõi của công ty là gì?
Giá trị cốt lõi của công ty được định nghĩa là những nguyên tắc, định hướng rõ ràng về tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược hoạt động của một tổ chức, doanh nghiệp trong lâu dài thậm chí là trường tồn.
Giá trị cốt lõi là một bộ giá trị tiêu chuẩn về tầm nhìn, sứ mệnh và nguyên tắc của một tổ chức, doanh nghiệp.
Theo đó, tất cả mọi người đều phải đi theo một hướng dẫn về các triết lý chung trong kinh doanh, dịch vụ đối nhân xử thế để phục vụ khách hàng và rộng hơn là cả một cộng đồng.
Bộ tiêu chuẩn này tập hợp một danh sách các giá trị cốt lõi hết sức cụ thể và cũng chỉ là một vài điểm duy nhất hay vượt trội có thể là tạo ra lợi thế cạnh tranh cao cho bất kì doanh nghiệp trên thị trường.
Mối liên hệ giữa giá trị cốt lõi với VHDN: Giá trị cốt lõi là trái tim của một nền VHDN
Văn hóa công ty bắt đầu trước hết với các giá trị cốt lõi.
Nếu văn hóa là ngôi nhà trong đó công ty chia sẻ những khó khăn và thành công trong kinh doanh, thì các giá trị là nền tảng mà ngôi nhà đó được xây dựng.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa giá trị cốt lõi chỉ là danh sách các từ hoặc cụm từ cao cả được chọn ra và tô lên tường văn phòng làm việc.
Giá trị cốt lõi được minh họa trực quan tại nơi làm việc.
Giá trị cốt lõi phải là sản phẩm của quá trình xem xét nội tâm, cân nhắc, cộng tác và cuối cùng là sự đồng thuận giữa các thành viên của ban lãnh đạo công ty và sự đồng lòng của toàn bộ đội ngũ.
Giá trị cốt lõi là kết quả của quá trình xem xét nội tâm, cân nhắc, cộng tác và đồng thuận giữa các thành viên của ban lãnh đạo công ty.
Doanh nghiệp càng dành nhiều thời gian và sự quan tâm trong việc xây dựng các giá trị cốt lõi của công ty thì VHDN sẽ càng thêm gắn kết và truyền cảm hứng.
Giá trị công ty được ví như DNA của công ty và chúng giúp phân biệt một doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh.
Giá trị cốt lõi là DNA định danh cho công ty.
Đó là lý do tại sao chúng ta không thể đưa ra bất kỳ quyết định kinh doanh quan trọng nào nếu không cân nhắc đến chúng.
Giá trị công ty cũng góp phần làm rõ bản sắc của thương hiệu và giáo dục khách hàng về những gì công ty đại diện.
Còn VHDN là thước đo để xếp hạng và khác biệt hóa tính chất của một doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có nền văn hóa lành mạnh sẽ luôn được đánh giá cao và trở nên nổi bật hơn giữa một “rừng đối thủ”.
Ở khía cạnh nhận diện thương hiệu, giá trị cốt lõi và VHDN đồng nghĩa với nhau bởi cả hai đều nói về khát vọng lớn của một công ty và cuối cùng trở thành DNA định danh cho công ty đó.
Lợi ích của giá trị cốt lõi trong xây dựng VHDN
Các giá trị cốt lõi của công ty được nhìn nhận với vai trò định hình văn hóa công ty và tác động đến chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp.
Nói cách khác, các giá trị cốt lõi hỗ trợ tầm nhìn và hình thành văn hóa của công ty.
Đó là lý do tại sao mọi quyết định kinh doanh phải phù hợp với những giá trị này.
Nếu không có những giá trị ấy làm chuẩn mực, hầu như không thể gắn kết nhân viên để hoàn thành các mục tiêu chiến lược, tăng cường hợp tác nhóm hoặc trao quyền cho nhân viên, v.v.
Dưới đây là 3 biểu hiện mà các giá trị cốt lõi thể hiện trong VHDN.
1. Các giá trị cốt lõi của công ty giúp nhân viên đưa ra quyết định đúng đắn
Có một bộ giá trị rõ ràng sẽ giúp nhân viên trong công ty hiểu rõ rằng doanh nghiệp của mình đại diện cho điều gì, đồng thời cũng mang lại cho họ sự hướng dẫn chi tiết trong công việc và tạo cảm giác an toàn.
Giá trị cốt lõi hỗ trợ quá trình ra quyết định của nhân viên.
Do đó, nhân viên có nhiều khả năng đưa ra quyết định đúng hơn – những quyết định giúp họ đạt được tầm nhìn và mục tiêu của công ty một cách có chủ đích.
Và đó là bởi vì họ có sự thấu hiểu và đồng cảm với sứ mệnh mà công ty tuyên bố, đồng thời cũng chia sẻ các giá trị mà DN đại diện và tin tưởng cũng như tự hào vào tổ chức.
Hơn thế nữa, việc có một tập hợp các giá trị công ty được xác định rõ ràng sẽ cung cấp định hướng đạo đức để hướng dẫn nhân viên trong những thời điểm khó khăn.
Giá trị cốt lõi cung cấp định hướng đạo đức cho nhân viên trong những thời điểm khó khăn.
Trong một môi trường đầy biến động với những thay đổi nhanh chóng về công nghệ, môi trường và xã hội, bộ quy chuẩn giá trị cốt lõi doanh nghiệp sẽ là một “ngọn hải đăng” rất cần thiết.
Nhưng để giúp nhân viên đưa ra quyết định đúng đắn, cần đặt ra các giá trị phù hợp cho công ty, những giá trị mà qua đó sẽ phản ánh những gì DN muốn đại diện.
2. Các giá trị cốt lõi của công ty giúp cải thiện giao tiếp giữa lãnh đạo và nhân viên
Giao tiếp với nhân viên đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn hóa công ty tốt hơn, cải thiện sự hài lòng của mỗi cá nhân và tăng sự gắn kết của đội ngũ.
Giá trị cốt lõi củng cố tương tác công sở giữa lãnh đạo và nhân viên.
Vấn đề là, khi người sử dụng lao động không đưa ra các giá trị cốt lõi của công ty một cách rõ ràng, sự giao tiếp giữa họ với nhân viên thường không nhất quán và đôi khi gây ra những hiểu lầm không đáng có.
Vì thế, sở hữu bộ giá trị cốt lõi sắc bén, các nhà lãnh đạo có thể cải thiện đáng kể giao tiếp với nhân viên tại nơi làm việc và giúp họ sống theo những giá trị mà tổ chức đã đặt ra.
3. Các giá trị cốt lõi của công ty có tác động trực tiếp đến động lực và sự gắn bó của nhân viên
Giá trị cốt lõi của công ty thúc đẩy động lực và sự gắn bó của nhân viên.
Các giá trị cốt lõi của công ty giúp nhân viên tạo ra mục đích, cải thiện sự gắn kết trong nhóm và tạo cảm giác cam kết ở nơi làm việc.
Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng tất cả nhân viên của các phòng ban đều làm việc nhằm hướng tới cùng một mục tiêu.
Khi sự giao tiếp giữa nhân viên được xây dựng dựa trên các giá trị cốt lõi của công ty, nó sẽ giúp thúc đẩy động lực và sự gắn bó của nhân viên.
Thật vậy, nếu nhân viên được giải thích giá trị cốt lõi của công ty và lý do tại sao nên ủng hộ những giá trị cụ thể này, họ sẽ hiểu rõ hơn về các mục tiêu của công ty và sẽ làm việc chăm chỉ hơn để đạt được chúng.
Vì thế, nếu muốn nhân viên cảm thấy gắn bó hơn với DN, cần xác định các giá trị của công ty và truyền đạt chúng đúng cách.
Lời kết
Về cơ bản, VHDN là một trong những phạm trù khó nhằn mà các DN có thể áp dụng vào hoạt động kinh doanh và thậm chí việc xây dựng nó còn khó hơn rất nhiều.
Nhưng có một điều chắc chắn về văn hóa công ty: nó bắt đầu với các giá trị cốt lõi.
Bằng cách đầu tư thời gian và trí lực vào việc phát triển một bộ các giá trị cốt lõi mang tính dẫn dắt phù hợp với mọi người trong công ty, người lãnh đạo đã đặt nền móng đầu tiên cho một nền VHDN thống nhất và bền vững.