Giá trị văn hoá của động Phong Nha Kẻ Bàng là gì?
Ở mỗi đất nước, luôn có những địa điểm đặc trưng của từng nước. Đối với Việt Nam, đất nước luôn được thiên nhiên yêu đãi, bạn có thể kể tới các cảnh đẹp thiên nhiên như vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha. Giá trị văn hoá của động Phong Nha mang lại là rất lớn. Bên cạnh đó không thể nào phủ nhận một giá trị lịch sử hào hùng, tráng lệ. Vậy bạn đã biết vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng ở đâu chưa?
Với những giá trị văn hóa của Phong Nha – Kẻ Bàng, thì vào tháng 7 năm 2003, UNESCO đã công nhận nơi đây là một trong những di sản thiên nhiên của thế giới. Bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu về Giá trị văn hoá của động Phong Nha nhé.
Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng ở đâu?
Ở mỗi đất nước, luôn có những địa điểm đặc trưng của từng nước. Đối với Việt Nam, đất nước luôn được thiên nhiên yêu đãi, bạn có thể kể tới các cảnh đẹp thiên nhiên như vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha. Với những giá trị văn hóa của Phong Nha – Kẻ Bàng, thì vào tháng 7 năm 2003, UNESCO đã công nhận nơi đây là một trong những di sản thiên nhiên của thế giới.
Lịch sử hình thành vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng nằm ở Thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Vị trí địa lý: Nằm ở tỉnh Quảng Bình, miền Trung Việt Nam; toạ độ địa lý: 17021’12” đến 7044’51” vĩ độ Bắc; 105046’33” đến 106023’33” kinh độ Đông.
Ngày 9 tháng 8 năm 1986, chính phủ Việt Nam quyết định thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên (rộng khoảng 50km2, nay là Vườn quốc gia Phong Nha thuộc Quảng Bình). Năm 1991, nhà nước ta quyết định tăng thêm diện tích cho Khu bảo tồn lên 41,132 ha.
Ngày 12 tháng 12 năm 2001, Khu bảo tồn được quyết định chính thức trở thành Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với diện tích rộng 85,754 ha được chia thành 3 phân khu chính:
-
Phân khu hành chính
-
Phân khu phục hồi sinh thái
-
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
Với những giá trị văn hóa của Phong Nha – Kẻ Bàng mang lại thì vào tháng 07/2003, nơi đây chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới.
Những giá trị văn hoá của động Phong Nha mang lại
Những giá trị văn hóa của Phong Nha – Kẻ Bàng không chỉ dừng ở khía cạnh lịch sử. Địa chất đặc trưng cùng với hệ thống hang động, đa dạng sinh học của Vườn quốc gia, nó có nhiều đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu địa chất và sinh học ở Việt Nam.
Giá trị về địa chất của Vườn quốc gia Phong Nha
Một trong những giá trị văn hóa của vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng có thể kể tới đó là giá trị địa chất của Phong Nha Kẻ Bàng mang lại. Vườn quốc gia đa dạng về mặt địa chất, địa đạo, sinh học, khí hậu và hệ sinh thái, cảnh quan. Nơi này còn có các di tích từ kỷ Devon về sự kiện hình thành vỏ Trái đất.
Sự đa dạng của địa chất Phong Nha Kẻ Bàng Quảng Bình
Sự hình thành vỏ Trái đất là nguyên nhân tác động để có bình đồ địa chất, địa mạo và tính đa dạng của hệ thống sinh học vườn quốc gia Phong Nha Quảng Bình. Các mối quan hệ tương tác qua lại tạo nên các mối quan hệ thống nhất và biện chứng cho sự tiến hoá và hình thành địa chất của Phong Nha ngày nay.
Giá trị văn hoá của động Phong Nha về văn hóa di sản
Giá trị văn hoá của động Phong Nha là gì? Sự đa dạng của Vườn quốc gia có thể kể tới nữa đó chính là hệ thống động Phong Nha Kẻ Bàng. Nơi đây có hệ thống gồm hơn 300 hang động lớn nhỏ, hiện nay nó cũng được thuộc một trong những vùng đá vôi nhiệt cổ đại lớn nhất. Đây là một vùng địa chất khá độc đáo được nhiều nhà nghiên cứu địa chất trong và ngoài nước đặc biệt chú ý.
Khám phá hệ thống hang động của Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng
Là một món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng, những giá trị văn hoá của Phong Nha – Kẻ Bàng còn nhiều hơn cả vật chất, nó là nơi cái đẹp kết tinh và làm say đắm lòng người.
Là động đá vôi rộng lớn nhất thế giới với diện tích lên đến trên 200.000 ha cùng các hệ thống hang động khác. Đây chính là nơi nổi bật nhất khi nhắc tới Quảng Bình, mà du khách không thể bỏ qua, cùng điểm lại một số hang động thú vị tại nơi này.
Đây cũng là một hang động nổi tiếng nhất tại đây, động Phong Nha đã nâng cao giá trị văn hoá của Phong Nha – Kẻ Bàng. Du khách tiến vào bằng cách đi thuyền máy qua sông Son, với vẻ đẹp thơ mộng của con sông này như dòng nước xanh biếc, cá uốn lượn, khung cảnh xung quanh đẹp như tranh vẽ với sự hồn nhiên và đơn sơ của cả thiên nhiên và con người nơi đây.
Với chiều dài nổi bật là gần 8km cùng đoạn sông ngầm nằm trong danh sách những con sông ngầm dài nhất thế giới đã thu hút được du khách tới hang động này. Dùng thuyền để di chuyển nên du khách sẽ được nhìn ngắm rõ ràng, và chậm rãi cái vẻ đẹp mà tạo hóa ban cho.
Được coi là Đệ Nhất Động với các hang Bi Ký, Cô Tiên & Cung Đình, đá vôi phủ đầy thạch nhũ với nhiều hình dáng khác nhau,.. bạn có biết được thiên nhiên kỳ lạ, đặc biệt đến mức nào? Chính điều này góp phần tạo nên những giá trị địa chất của Phong Nha Kẻ Bàng.
Giá trị văn hóa của động Phong Nha – Kẻ Bàng
Bên cạnh cảnh quan thiên nhiên tráng lệ kỳ ảo, động Phong Nha – Kẻ Bàng còn là một di chỉ khảo cổ mang giá trị văn hóa và lịch sử vô cùng to lớn.
Giá trị lịch sử của Phong Nha Kẻ Bàng
Năm 1995, Viện Khảo cổ học Việt Nam khẳng định rằng động Phong Nha – Kẻ Bàng là một trong những di chỉ khảo cổ có giá trị lịch sử to lớn cần được quan tâm. Những dấu tích còn sót lại ở hang Bi Ký đã khiến cho nhiều nhà khoa học nhận định rằng nơi đây từng là một thánh đường Chăm từ thế kỷ IX đến thế kỷ XI. Tại đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều mảnh thân và miệng các bình gốm tráng men của người Chăm, các mảnh gốm thô sơ có lõi đen. Bên cạnh đó còn có các mảnh gốm hoa văn miệng hình cánh sen, màu xanh ngọc, màu hồng nhạt.
Động Phong Nha – Kẻ Bàng cũng từng là nơi trú ngụ của vua Hàm Nghi trong thời gian diễn ra phong trào Cần Vương. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nơi đây cũng từng được sử dụng để cất giấu hàng hóa và những chiếc phà sắt cồng kềnh để vận chuyển ra tiền tuyến.
Phong Nha – Kẻ Bàng là nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số
Trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có hai dân tộc thiểu số đang sinh sống là dân tộc Chứt với các nhóm tộc Sách, Mày, Rục, A Rem, Mã Liềng; dân tộc Bru – Vân Kiều với các nhóm tộc Vân Kiều, Trì, Khùa, Ma Coong. Đời sống của hai dân tộc thiểu số này có rất nhiều nét văn hóa đặc sắc, những phong tục sinh hoạt nguyên thủy vẫn được lưu truyền lại cho đến tận ngày nay. Đời sống của người dân thuộc dân tộc Chứt và dân tộc Bru – Vân Kiều đang trở thành đối tượng quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà dân tộc học. Mỗi. Đến với nơi đây, bạn sẽ có cơ hội được chứng kiến những hoạt động văn hóa đặc sắc như: Lễ Đập trống của người Ma Coong, hát Tuồng bội của người Kinh ở Khương Hà.
Nơi sinh sống của người dân các dân tộc thiểu số với bản sắc văn hóa được giữ gìn đến ngày nay
Giá trị văn hóa mang tính lịch sử thám sát động Phong Nha – Kẻ Bàng
Với những gì thiên nhiên ban tặng, giá trị văn hoá của động Phong Nha còn được công nhận trên nhiều những lĩnh vực khác nhau và bởi nhiều tổ chức, các nhà khoa học quốc tế: các thành viên CNRS (Pháp), các nhà nghiên cứu thuộc động Bunung Muhu (Malaysia), WWF Việt Nam, Đại học Sydney, Đại học Nottinham, Hội địa chất Australian, các chuyên gia thuộc Cục Bảo tồn Bảo tàng Việt Nam, các thành viên của Viện Điều tra quy hoạch lâm nghiệp, Chương trình Phong Nha – Kẻ Bàng của tỉnh Quảng Bình… . Đặc biệt là UNESCO, từ ngày 29 tháng 01 đến ngày 04 tháng 02 năm 1999, hai chuyên gia của IUCN đã trực tiếp khảo sát thực địa của khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng.
Những đánh giá và kết luận cuối cùng của hai ông sau chuyến khảo sát chính là tiền đề và cơ sở quan trọng giúp Ủy ban Di sản thế giới thuộc tổ chức UNESCO nghiên cứu và công nhận rằng Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là giá trị văn hoá cũng như giá trị lịch sử của động Phong Nha Kẻ Bàng của dân tộc Việt Nam.