Giải mã bí ẩn thuật thôi miên – Chơi Phong Thuỷ

bi%20an%20thuat%20thoi%20mien

 

 

Muốn cuộc thôi miên diễn ra thuận lợi thì phải biết những bí ẩn về thuật thôi miên. Có nhiều người vẫn còn e ngại vì những suy nghĩ sai lầm về thuật thôi miên, tuy những hỏi đáp dưới đây chỉ là một phần nhỏ, nhưng căn bản bao quát cả những vấn đề chính yếu, có thể giúp bạn giải tỏa những bí ẩn trước đây về thuật thôi miên:

 

Hỏi: Bị thôi miên ngộ lỡ không tỉnh dậy nữa thì sao?

 

Trả lời: Trong quá trình thôi miên, người chịu thôi miên và nhà thôi miên giữ mối liên hệ cảm ứng mật thiết, cho nên nhìn có vẻ như người chịu thôi miên không biết gì hết, nhưng thực sự họ đang tiếp xúc trong tiềm thức với nhà thôi miên, và vẫn còn giữ liên hệ với thế giới bên ngoài, họ sẽ tỉnh dậy khi có hiệu lệnh của nhà thôi miên. Dĩ nhiên, nếu trạng thái thôi miên vẫn tiếp tục, thì người chịu thôi miên sẽ đi vào trạng thái ngủ tự nhiên, ngủ đủ giấc thì người chịu thôi miên sẽ tỉnh lại, không hề gặp tác dụng phụ hay hậu quả xấu nào. Cũng thế, trong giấc ngủ tự nhiên bình thường, bạn cũng có thể nhờ thuật thôi miên đi vào trạng thái thôi miên, đó gọi là thuật thôi miên mang tính giấc ngủ.

 

Hỏi: Thôi miên có nghĩa là làm cho nguời ta không biết gì hết rồi sau đó sẽ có những thay đổi kì lạ phải không?

 

Trả lời: Thôi miên không phải là tước đoạt khả năng hoạt động tâm lý của người khác, tuy mức độ hoạt động của ý thức giảm xuống, nhưng mức độ hoạt động trong tiềm thức lại càng sống động hơn, lúc này người chịu thôi miên sẽ có cảm giác ý thức mơ hồ, như chỉ nghe được tiếng nói của nhà thôi miên; nhưng có người lại cảm thấy rất tỉnh táo, nghe được hết mọi thứ, thậm chí còn cho rằng mình hoàn toàn không bị thôi miên, những cảm giác này sẽ xuất hiện trong trạng thái thôi miên, cũng không ảnh hưởng đến tiến trình trị liệu. Tuy nhiên, người chịu thôi miên cảm nhận và thực hiện mệnh lệnh (chứ không phải là kiểm nghiệm) theo nhà thôi miên, thì hiệu quả càng tốt.

 

Hỏi: Trong phim ảnh và tiểu thuyết người chịu thôi miên làm theo mọi điều nhà thôi miên sai bảo, điều này có thật hay không? Lỡ như bị người ta sai bảo và tiết lộ bí mật cá nhân thì sao?

 

Trả lời: Phim ảnh và tiểu thuyết thường bịa đặt những chi tiết thổi phồng. Tiềm thức của mỗi cá nhân có một nhiệm vụ, đó chính là bảo vệ người đó. Trên thực tế, cho dù trong trạng thái thôi miên, tiềm thức cũng bảo vệ bạn như một vệ sĩ trung thành. Thôi miên có thể giúp bạn trò chuyện với tiềm thức tốt hơn, nhưng không thể cứ giục một người mà tiềm thức của họ không tán thành. Cho nên bạn đừng lo bị khống chế mà tiết lộ bí mật cá nhân. 

 

Hỏi: Thôi miên là bị ám thị, cho nên phải chăng chỉ những người không có chủ kiến hoặc ý chí không vững hoặc trình độ văn hóa kém thì mới bị thôi miên?

 

Trả lời: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thôi miên rất phức tạp, ám thị chỉ là một nhân tố trong đó; không phải là toàn bộ. Tính cảm nhận trong thôi miên là toàn bộ đặc trưng tâm lý của một người bình thường, cho nên không phải chỉ có người không có chủ kiến mới bị thôi miên; đồng thời, căn cứ vào kết quả nghiên cứu của giới thôi miên, nhân tố đầu tiên nảy sinh trạng thái thôi miên là nhân tố vật chất, tức là chức năng hệ thống thần kinh não; thứ hai là tình trạng tiếp nhận hoạt động tâm lý cá nhân. Từ đó có thể thấy càng dễ bị thôi miên chính là những người có hệ thống chức năng não tốt, hiệu suất của chức năng hoạt động tâm lý tương đối cao và là người nhạy bén. Cho nên người càng có trình độ văn hóa, tố chất tâm lý tốt, tính cảm nhận nhạy bén, càng có thể gặt hái được nhiều thành công trong thôi miên; còn những trẻ em quá nhỏ và người quá già hay những người thiểu năng trí tuệ thường khó thôi miên, vì chức năng hệ thống thần kinh của họ kém.

 

Hỏi: Thôi miên có ảnh hường gì đến tâm lý hay không?

 

Trả lời: Bản thân thôi miên là một kĩ thuật điều chỉnh và trị liệu tâm lý an toàn, nhà thôi miên làm đúng quy trình, sẽ không ảnh hưởng xấu đến tâm lý. Dù sau khi thôi miên cảm thấy không khỏe thì vẫn có thể loại bỏ trong lần thôi miên sau, không để lại bất cư hậu quả 

xấu gì. Dĩ nhiên, vì tính đặc biệt của thuật thôi miên, trong quá trình thôi miên, nhất là những cuộc thôi miên có tính điều trị và huấn luyện, phải do những nhà thôi miên có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn thực hiện, trong quá trình thôi miên, cũng có những hiện tượng kì lạ khó giải thích về mặt lý luận, chẳng hạn như hiện tượng cảm giác nhạy bén (những nhà thôi miên nói với thân chủ của mình rằng, có một thỏi sắt nóng trên người anh ta, thì trên người anh ta sẽ xuất hiện vết phỏng), sự phân rẽ giữa hành động và tri giác, sự hồi phục tri thức và chứng quên lãng sâu khi thôi miên, đây là những hiện tượng thường xuất hiện. Đây là điều khiến cho thôi miên đầy tính thử thách và lôi cuốn, cũng là điều cho đến nay được giới học thuật hoàn toàn chấp nhận. Cho nên người ta thường cảm thấy thôi miên đầy bí ẩn, giống như ảo thuật. Thế nhưng, khi nghiên cứu kĩ sẽ biết thôi miên không phải là những hiện tượng như ảo thuật, cũng không chỉ là một quá trình đơn thuần thôi miên, được thôi miên. Trên thực tế, nó có lý luận nghiêm túc, hoàn chỉnh, là một ngành khoa học cổ xưa mà lại non trẻ.

 

Hỏi: Tại sao có những người dễ thôi miên đồng thời cũng có những người rất khó thôi miên?

 

Trả lời: Thông thường đa số người có độ nhạy cảm tương đối cao, chỉ có một số ít người khó bị thôi miên. Đối với dạng người này, quá trình thôi miên được lặp đi lặp lại nhiều lần, mới có thể đưa họ vào trạng thái thôi miên. 

 

Trên thực tế, người càng trẻ càng dễ bị thôi miên, bởi tế bào não nhạy bén, còn tuổi càng lớn càng khó thôi miên. Những người có đặc điểm dưới đây, có độ nhạy cảm cao khi thôi miên: người trẻ tuổi, người dễ thư giãn, những người tin cậy nhà thôi miên, người có trí tưởng tượng phong phú, người có khả năng tập trung cao, người tò mò, người có chỉ số trí tuệ cao …

 

Hỏi: Muốn học thuật thôi miên, phải bắt đầu như thế nào?

 

Trả lời: Trước tiên phải đọc nhiều sách. Hiện nay, thôi miên có khá nhiều trường phái, chẳng hạn như trường phái tiêu chuẩn, trường phái Erickson, tất cả đều phải tìm hiểu qua. Sau đó chọn một quyển sách tương đối có hệ thống, đọc kĩ nó. Muốn hiểu thuật thôi miên, không đọc thuộc sách dạy thôi miên, thì không thể trở thành nhà thôi miên thực sự được. Phải hiểu tại sao thuật ngữ thôi miên trong giáo trình được trình bày giải thích như vậy, để có thể tự tìm hiểu thuật thôi miên, rồi luyện tập thêm. Học tập thôi miên đúng phương cách như thế rất dễ dàng thành công.

 

Kế đến là phải xem, trên mạng có rất nhiều clip học thôi miên, để rút kinh nghiệm, dần dần cảm giác bí ẩn sẽ khống còn nữa, bản thân bạn sẽ tin tưởng hơn, có thể bắt chước theo cách thôi miên của người khác.

 

Đặc biệt là phải luyện tập nhiều. Luyện tập là chìa khóa quan trọng nhất để trở thành nhà thôi miên thật sự. Ngay từ đầu khó kiếm người để cùng luyận tập, cho nên phải lập nhóm, luyện tập lẫn nhau. Nhưng vì bạn 

bè xảy ra tình trạng đùa giỡn, nên đó là điều nên tránh. Phải nghiêm túc khi đang luyện tập.

 

Sau hết là tham gia lớp chính quy. Hiện nay nhiều nơi đã mở các trung tâm thôi miên, bạn nên chọn những nơi uy tín để được tư vấn kĩ càng hơn.

 

Hỏi: Học thuật thôi miên phải tuân theo những bước cụ thể nào?

 

Trả lời: Rất nhiều người muốn học thuật thôi miên thật giỏi, nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Trước hết, lúc mới học phải tiến hành theo từng bước để đảm bảo an toàn, đồng thời cũng đảm bảo cho thuật thôi miên có hiệu quả. Khi đã nắm vững thuật thôi miên, thì có thể thiên biến vạn hóa, để cuối cùng đạt được hiệu quả trị liệu.

Thông thường, học thuật thôi miên phải tuân theo 5 bước sau đây:

 

Thứ nhất, đặt câu hỏi.

 

Tìm hiểu động cơ và nhu cầu của người được thôi miên, hỏi họ có ý kiến gì về thuật thôi miên, trả lời rõ ràng những thắc mắc để họ an tâm bước vào cuộc thôi miên.

 

Bước thứ hai, giai đoạn dẫn dụ. 

 

Nhà thôi miên dùng lời nói để dẫn dắt thân chủ bước vào trạng thái thôi miên, kĩ thuật thường dùng là dần dần thả lỏng, phương pháp nhìn chăm chăm, phương pháp hít thở sâu, phương pháp tưởng tượng, phương pháp đếm số, phương pháp nhấc cánh tay và phương pháp biến hình và ngụy trang. 

 

Bước thứ ba, giai đoạn đi sâu. 

 

Hướng dẫn thân chủ từ trạng thái thôi miên nhẹ bước vào trạng thái thôi miên sâu. Kỹ thuật thường dùng là phương pháp hạ cánh tay phương pháp đếm số; phương pháp xuống bậc thang; phương pháp đi thang máy; phương pháp qua đường hầm. Ngoài ra; giai đoạn này thường là tùy cơ ứng biến; tức là có thể sáng tạo những phương pháp mới. Nhà thối miên vận dụng trí tưởng tượng để có thể nghĩ ra nhiều kỹ thuật mới.

 

Bước thứ tư: giai đoạn trị liệu; 

 

Chữa trị theo nhu cầu của thân chủ. Nhà thôi miên cần phải có kiến thức vê tâm thần học và trị liệu tấm ly tốt nhất nên tìm hiểu kiến thức về triết học; tôn giáo.

 

Bước thứ năm, giải trừ thôi miên. 

 

Giúp thân chủ giải trừ trạng thái thôi miên trở về trạng thái ý thức bình thường; phải đảm bảo thân chủ nhớ hết toàn quá trình trị liệu; đưa ra ám thị thích hợp sau thôi miên; giúp họ có cảm giác thoải mái; tươi tỉnh; khỏe mạnh; tăng cường hiệu quả trị liệu; thông thường là dùng phương pháp đếm số.

Mà nói chung; khi học thuật thôi miên cần phải chú ý bắt đầu tìm hiều về khái niệm; phương pháp; kĩ thuật; dần dần tích lũy kinh nghiệm thực tế; rút ra bí quyết riêng cho mình; cho đến khi nắm vững kĩ thuật. 

 

Nguồn: choiphongthuy.com