Giải mã sự xuất hiện đám mây hình đĩa bay ở núi Bà Đen
Mới đây, trên mạng xã hội đã xuất hiện những hình ảnh đám mây có hình đĩa bay bao quanh núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) khiến nhiều người ngạc nhiên và thích thú.
Mời Đạo hữu ngắm và cung thỉnh tôn tượng Đức Thích Ca Mâu Ni
tại đây.
Mục lục bài viết
Đám mây xuất hiện trên núi Bà Đen thực sự độc và lạ
Cụ thể, hình ảnh ghi lại khoảnh khắc đám mây lớn tạo thành quầng lớn bao quanh đỉnh núi Bà Đen như hình đĩa bay đã tạo ra khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, khiến nhiều người dân bất ngờ.
“Thực sự là hình ảnh độc lạ, hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, những ai sống ở gần núi này hoặc một số núi khác cũng sẽ bắt gặp đôi lần mây xuất hiện trên đỉnh núi, với những hình dạng độc đáo” – ông Lê Đình Quyết – Phó phòng dự báo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, nhận định khi xem ảnh đám mây được chụp tại núi Bà Đen.
Mây thấu kính có tạo hình đẹp mắt trên đỉnh núi Bà Đen (Tây Ninh). Ảnh: Huy Bùi
Theo ông Quyết, những ai sống ở gần núi này (núi Bà Đen) hoặc một số núi khác cũng sẽ có cơ hội bắt gặp đôi lần mây xuất hiện trên đỉnh núi, với những hình dạng độc đáo. Tuy nhiên hình dạng “đĩa bay” sẽ khó lặp lại.
Những đám mây tầng thấp (mây tích) có cấu trúc thành những khối, lơ lửng ở độ cao chân mây khoảng 700 – 1.000m, nhìn từ dưới lên có những lúc hình dạng như bắp cải do cấu trúc không bền vững, dưới tác động của gió, và vận chuyển bên trong khối mây, nên khối mây luôn “động”, cấu trúc luôn thay đổi nên hình thái rất đa dạng.
Ông Quyết cho biết thêm, rất có thể trước đó đám mây ở khu vực núi Bà Đen rộng hơn, nhưng càng về sau khi mặt trời sắp chiếu sáng, năng lượng bức xạ mặt trời và nhiệt độ không khí bắt đầu tăng, thì những đám mây ngoài rìa tan thành những mây khác được đẩy ra xa hoặc lên tầng cao.
Dần dần, những biến đổi tự nhiên vô tình tạo thành hình dạng đặc biệt. Thêm nữa, không khí có xu hướng chuyển động đi lên nhưng yếu, cũng tạo ra mây có hướng chuyển động đi lên, sau đó tạo nên các lớp trong cùng khiến đám mây giống như chiếc “đĩa bay” hay những chiếc nón xếp chồng lên nhau.
Vì sao có hiện tượng đám mây hình đĩa bay?
Mây bao phủ đỉnh núi Bà Đen – Ảnh: Công ty Sun World Bà Đen Mountain
“Núi Bà Đen – Tây Ninh với độ cao 986m, nhiệt độ tại đỉnh núi thấp hơn dưới chân núi khoảng 6-7oC. Nhiệt độ lúc 7 giờ sáng 24.11 tại TP. Tây Ninh là 24 0 C, độ ẩm không khí 94% thì trên đỉnh núi Bà Đen nhiệt độ khoảng 170C, trong mấy ngày vừa qua, đêm và sáng sớm có mưa, độ ẩm không khí cao, 95-97%, đây là điều kiện tốt để hình thành mây” – theo tiến sĩ Cấn Thu Văn, Trưởng khoa Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM.
Tuy nhiên tiến sĩ Cấn Thu Văn nhìn nhận: “Những ai sống ở gần núi này hoặc một số núi khác cũng sẽ bắt gặp đôi lần mây xuất hiện trên đỉnh núi với những hình dạng độc đáo. Vì những đám mây tầng thấp (mây tích) có cấu trúc thành những khối, lơ lửng ở độ cao chân mây khoảng 700-1.000m, nhìn từ dưới lên có những lúc hình dạng như bắp cải, hình đe… Do cấu trúc không bền vững, dưới tác động của gió và vận chuyển bên trong khối mây, nên khối mây luôn ‘di động’, cấu trúc luôn thay đổi nên hình dạng rất đa dạng”.
Cũng lí giải về hiện tượng này, ông Lê Đình Quyết cho biết, vì những đám mây tầng thấp (mây tích) có cấu trúc thành những khối, lơ lửng ở độ cao chân mây khoảng 700-1000m, nhìn từ dưới lên có những lúc hình dạng như bắp cải, hình đe. Tuy nhiên, đặc điểm những đám mây địa hình này đa phần sẽ tồn tại không lâu.