Giáo án PTNL bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét | Giáo án phát triển năng lực sinh học 7 – Tech12h

Giáo án PTNL bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét. Bài học nằm trong chương trình sinh học 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:……….
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn: ……………….
Ngày dạy: ……………….
Tiết số: ……………….

BÀI 6: TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
– Học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo của trùng sốt rét và trùng kiết lị phù hợp với lối sống kí sinh.
– Học sinh chỉ rõ được những tác hại do 2 loại trùng này gây ra và cách phòng chống bệnh sốt rét.
2. Kĩ năng:
– Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức qua kênh hình.
– Kĩ năng phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường và cơ thể.
4. Năng lực
– Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
– Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
– Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên: Tranh phóng to H 6.1; 6.2; 6.4 SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh:
HS kẻ phiếu học tập bảng 1 trang 24 “Tìm hiểu về bệnh sốt rét” vào vở.
Phiếu học tập
STT Tên ĐV
Đặc điểm Trùng kiết lị Trùng sốt rét
1 Cấu tạo
2 Dinh dưỡng
3 Phát triển
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Trùng giày lấy thức ăn, thải bã như thế nào?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (3 PHÚT)
– Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay… kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành khởi động thông qua hoạt động chơi trò chơi “ đoán qua vật dụng, đồ dùng, …”.
Giáo viên: Đưa ra hình ảnh bó rau sống, ang nước đọng
? Hãy cho biết hình ảnh trên liên quan đến loại bệnh gì mà em biết? ( 3’)
? Em cần làm gì để phòng tránh ?
B2: Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức, vận dụng hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi
Dự kiến kết quả phần khởi động:
– N1:
+ Tiêu chảy, kiết lị, muỗi đốt
+ Ăn chín uống sôi, không để nước đọng
– N2:
+ Sốt rét, tiêu chảy
+ Rửa sạch, ngủ mắc màn
B3: Giáo viên: Trên thực tế có những bệnh do trùng gây nên làm ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Ví dụ: trùng kiết lị, trùng sốt rét.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)
– Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV – HS Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu trùng kiết lị và trùng sốt rét
Hoạt động 1: Tìm hiểu trùng kiết lị và trùng sốt rét
Mục tiêu: học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo của 2 loại trùng này phù hợp với đời sống kí sinh. Tác hại của trùng sốt rét và trùng kiết lị.
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, quan sát hình 6.1; 6.2; 6.3 SGK trang 23, 24. Hoàn thành phiếu học tập.
– Giáo viên nên quan sát lớp và hướng dẫn các nhóm học yếu.
Bước 2: Giáo viên kẻ phiếu học tập lên bảng.
– Yêu cầu các nhóm lên ghi kết quả vào phiếu học tập.
– Giáo viên ghi ý kiến bổ sung lên bảng để các nhóm khác theo dõi.
– Giáo viên lưu ý: Nếu còn ý kiến chưa thống nhất thì GIÁO VIÊN phân tích để học sinh tiếp tục lựa chọn câu trả lời.
– Giáo viên cho học sinh quan sát phiếu mẫu kiến thức – Trùng kiết lị và Trùng sốt rét thích nghi rất cao với lối sống kí sinh.
– Trùng kiết lị kí sinh ở thành ruột.
– Trùng sốt rét kí sinh trong máu người và thành ruột, tuyến nước bọt của muỗi Anôphen.
– Cả hai đều huỷ hoại hồng cầu và gây bệnh nguy hiểm.
STT Tên ĐV

Đặc điểm Trùng kiết lị Trùng sốt rét
1 Cấu tạo – Có chân giả ngắn
– Không có không bào. – Không có cơ quan di chuyển.
– Không có các không bào.
2 Dinh dưỡng – Thực hiện qua màng tế bào.
– Nuốt hồng cầu. – Thực hiện qua màng tế bào.
– Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu.
3 Phát triển – Trong môi trường, kết bào xác, khi vào ruột người chui ra khỏi bào xác và bám vào thành ruột. – Trong tuyến nước bọt của muỗi, khi vào máu người, chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá huỷ hồng cầu.

B3: Giáo viên cho học sinh làm nhanh bài tập mục  trang 23 SGk, so sánh trùng kiết lị và trùng biến hình.
– Giáo viên lưu ý: trùng sốt rét không kết bào xác mà sống ở động vật trung gian.
– Khả năng kết bào xác của trùng kiết lị có tác hại như thế nào?
– Nếu học sinh không trả lời được, Giáo viên nên giải thích.
B4: Giáo viên cho học sinh làm bảng 1 trang 24.
– Giáo viên cho học sinh quan sát bảng 1 chuẩn. – Yêu cầu:
+ Đặc điểm giống: có chân giả, kết bào xác.
+ Đặc diểm khác: chỉ ăn hồng cầu, có chân giả ngắn.

Bảng 1: So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét
Đặc điểm

ĐV Kích thước (so với hồng cầu) Con đường truyền dịch bệnh Nơi kí sinh Tác hại Tên bệnh
Trùng kiết lị To Đường tiêu hóa Ruột người Viêm loét ruột, mất hồng cầu. Kiết lị.
Trùng sốt rét Nhỏ Qua muỗi Máu người
Ruột và nước bọt của muỗi. Phá huỷ hồng cầu. Sốt rét.

– Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại nội dung bảng 1, kết hợp với hình 6.4 SGK.
– Tại sao người bị sốt rét da tái xanh? (Do hồng cầu bị phá huỷ)
– Tại sao người bị kiết lị đi ngoài ra máu?
(Thành ruột bị tổn thương.)
Liên hệ: Muốn phòng tránh bệnh kiết lị ta phải làm gì?(Giữ vệ sinh ăn uống)
– Giáo viên phòng học sinh hỏi: Tại sao người bị sốt rét khi đang sốt nóng cao mà người lại rét run cầm cập?
Hoạt động 2: Tìm hiểu bệnh sốt rét ở nước ta
Mục tiêu: học sinh nắm được tình hình bệnh sốt rét và các biện pháp phòng tránh.
B1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK kết hợp với thông tin thu thập được, trả lời câu hỏi:
– Tình trạng bệnh sốt rét ở Việt Nam hiện này như thế nào?
– Cách phòng tránh bệnh sốt rét trong cộng đồng?
B2: Giáo viên hỏi: Tại sao người sống ở miền núi hay bị sốt rét?
B3: Giáo viên thông báo chính sách của Nhà nước trong công tác phòng chống bệnh sốt rét:
+ Tuyên truyền ngủ có màn.
+ Dùng thuốc diệt muỗi nhúng màn miễn phí.
+ Phát thuốc chữa cho người bệnh.
B4: Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận. – Bệnh sốt rét ở nước ta đang dần được thanh toán.
– Phòng bệnh: Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, diệt muỗi.
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
– Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
+ học sinh đọc kết luận cuối bài sgk.
+ Trả lời câu hỏi cuối sách.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
– Mục tiêu:
+ Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
? Đóng vai trò là một y tế thôn em sẽ làm gì để tuyên truyền đến mọi người phòng tránh bệnh kiết lị và bệnh sốt rét
4. Dặn dò (1 phút)
– Học bài và trả lời câu hỏi SGK
– Tìm hiểu về bệnh do trùng gây ra.
* Rút kinh nghiệm bài học: