Giáo án Toán nhận biết phân biệt chiều cao của 3 đối tượng – Bài giảng

Diệu Hương Giang

Giáo án Toán nhận biết phân biệt chiều cao của 3 đối tượng là một trong những bài giảng LQVT được rất nhiều các giáo viên mầm non quan tâm. Mời các bạn tham khảo và lưu lại ngay mẫu giáo án so sánh chiều cao của 3 đối tượng được sưu tầm và biên soạn kỹ lưỡng dưới đây.

Quảng cáo

Giáo án Toán nhận biết phân biệt chiều cao của 3 đối tượng là mẫu giáo án mầm non trọng tâm trong chương trình kiến thức cho bé làm quen với toán. Khi soạn thảo giáo án toán 4 so sánh chiều cao của 3 đối tượng các giáo viên cần tuân thủ đúng mẫu giáo án mầm non theo quy định, nội dung trình bày khoa học, rõ ràng, giúp trẻ nhận biết, phân biệt được chiều cao của 3 đối tượng được đưa ra.

Giáo án so sánh kích thước 3 đối tượng sẽ tương tự như giáo án so sánh chiều cao 2 đối tượng, giáo án so sánh chiều rộng của 3 đối tượng với nhiều chủ đề khác nhau như chủ đề bản thân, chủ đề giao thông, chủ đề nghề nghiệp, chủ đề gia đình…

giao an toan nhan biet phan biet chieu cao cua 3 doi tuong

Tải Giáo án Toán nhận biết phân biệt chiều cao của 3 đối tượng

LQVT: So sánh chiều cao của 3 đối tượng.

1. 1. Mục đích – yêu cầu:

 * Kiến thức:

 – Trẻ biết so sánh, sắp xếp thứ tự các đối tượng theo chiều tăng hoặc giảm để nhận biết mối quan hệ cao nhất và thấp nhất.

 * Kĩ năng:

 – Trẻ biết so sánh và sắp xếp chiều cao của 3 đối tượng.

 – Trẻ biết so sánh và sắp xếp theo yêu cầu của cô.

 * Thái độ:

 – Trẻ tích cực tham gia hoạt động .

 – Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo về cây, hoa.

1. 2. Chuẩn bị:

* Đồ dùng của cô:

 – 3 cây có kích thước to hơn

 – 3 cây có kích thước khác nhau, quả khác màu để trẻ chơi

 – 2 bảng đa năng .

 – Ti vi, máy tính.

* Đồ dùng của trẻ:

 – Mỗi trẻ có 1 rổ đồ dùng ( 3 cây màu xanh, đỏ, vàng)

* Địa điểm : – Trong lớp  

1. 3. Các hoạt động:

Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức

– Cô cho trẻ hát bài  “Em yêu cây xanh” .

– Các con vừa hát bài gì?

– Trồng cây xanh để làm gì?

Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức

 1. Ôn cao, thấp :

– Cô cho trẻ xem tranh “bạn trai đang hái quả trên cây” . Một cây cao, một cây thấp. Gợi ý cho trẻ nhận xét tranh và tìm cách giải quyết:

+ Bạn trai hái được quả gì?

+ Quả của cây gì? ( cây cam)

+ Vì sao bạn không hái được quả của cây dừa?

+ Cây dừa cao hơn so với ai?

+ Ngược lại bạn như thế nào so với cây? 

– Cô cho trẻ chơi trò chơi  “Ai tinh, ai khéo”, cho trẻ tìm và chọn các đồ vật, cây cối cao, thấp khác nhau cho vào nhóm trên máy tính.

– Cô cho trẻ đọc bài vè  “vè trái cây” về ngồi theo tổ.

 2. Dạy trẻ so sánh chiều cao của 3 đối tượng:

 – Cho trẻ lấy rổ đồ dùng ra phía trước mặt, hỏi trẻ:

 + Trong rổ các con có gì?   

 – Cô cho trẻ nhận xét về chiều cao của ba cây màu đỏ, màu xanh, màu vàng.

– Cô yêu cầu trẻ xếp cây màu đỏ và cây màu xanh ra và hỏi:

+ Ai có nhận xét gì về chiều cao của cây màu đỏ so với cây màu xanh?

 + Vì sao con biết?

– Cô chính xác lại kết quả: cây màu đỏ cao hơn cây màu xanh vì khi để hai cây cạnh nhau, cây màu đỏ có phần thừa ra.

– Cô yêu cầu trẻ cất cây màu xanh vào rổ và lấy cây màu vàng ra đặt cạnh cây màu đỏ. Cô hỏi:

+ Chiều cao của cây màu đỏ như thế nào so với chiều cao của cây màu vàng?

+ Vì sao con biết?

– Cô chính xác lại kết quả: cây màu đỏ cao hơn cây màu vàng vì khi để hai cây cạnh nhau, cây màu đỏ có phần thừa ra.

+ Vậy trong ba cây, cây nào cao nhất?

– Mời 1 vài trẻ nhắc lại câu “ Cây màu đỏ cao nhất”

– Cô chính xác hóa: Muốn so sánh chiều cao của 3 đối tượng, chúng ta phải đặt chúng cạnh nhau và trên cùng một mặt phẳng, đối tượng cao nhất là đối tượng cao hơn cả hai đối tượng còn lại.

– Cho trẻ nhắc lại kết quả vừa so sánh.

– Cô yêu cầu trẻ cất cây màu đỏ vào rổ, còn lại cây màu xanh và màu vàng và hỏi :

+ Chiều cao của cây màu vàng như thế nào so với chiều cao của cây màu xanh?

+ Vì sao con biết?

Cây màu vàng thấp hơn cây màu xanh vì khi để hai cây cạnh nhau, cây màu vàng thiếu một đoạn.

– Cô yêu cầu trẻ cất cây màu xanh vào rổ, xếp cây màu đỏ ra và hỏi:

+ Chiều cao của cây màu vàng như thế nào so với cây màu đỏ? Vì sao con biết?

+ Bây giờ các con hãy lấy cây màu xanh trong rổ ra và đặt cạnh cây màu vàng nào!

+ Chiều cao của cây màu vàng như thế nào so với cây màu xanh và cây màu đỏ?

+ Vậy cây nào thấp nhất? ( mời 2-3 trẻ trả lời)

– Cho trẻ nhắc lại.

– Cô kết luận: cây màu vàng thấp hơn cả hai cây màu xanh và cây màu đỏ nên cây màu vàng thấp nhất.

+ Muốn so sánh chiều cao của 3 đối tượng và tìm ra đối tượng thấp nhát, chúng ta phải làm thế nào?

– Cô chính xác hóa: Muốn so sánh chiều cao của 3 đối tượng, chúng ta phải đặt chúng cạnh nhau và trên cùng một mặt phẳng, đối tượng thấp nhất là đối tượng thấp hơn cả hai đối tượng còn lại.

– Cho trẻ nhắc lại kết quả vừa so sánh.

3. Dạy trẻ so sánh để tìm ra mối quan hệ giữa 3 đối tượng và sắp xếp chiều cao của 3 đối tượng

– Yêu cầu trẻ xếp ba cây theo thứ tự từ trái sang phải theo hàng ngang. ( Cây màu đỏ, cây màu xanh, cây màu vàng). Cô hỏi trẻ:

+ Chiều cao của cây màu xanh như thế nào so với cây màu đỏ?

+ Chiều cao của cây màu xanh như thế nào so với cây màu vàng?

+ Vậy chiều cao của cây màu xanh như thế nào so với chiều cao của cây màu đỏ và cây màu vàng?

( Mời 2- 3 trẻ trả lời và cho trẻ nhắc lại)

– Cô chính xác lại kết quả.

– Cô cho trẻ xếp các cây từ trái sang phải theo thứ tự từ cao xuống thấp và ngược lại từ phải sang trái, từ thấp đến cao.

– Sau mỗi lần, cô hỏi và cho nhiều trẻ nhắc lại kết quả vừa thực hiện.

4. Trò chơi, củng cố:

* TC 1: ” Ai giỏi hơn” .

– Cô nói cây xanh/ đỏ/ vàng, trẻ nói cao nhất/ thấp nhất và giơ lên.

Ví dụ: Cô nói: “ Cây màu đỏ “ -Trẻ nói: “ Cao nhất”

– Cô nói: “ Cao nhất”, “ Thấp nhất “ – Trẻ nói tên cây và giơ lên.

 *TC 2 : “ Đội nào nhanh nhất” .

 – Cách chơi: Cô chia trẻ thành ba đội. Mỗi đội 8-10 bạn lên chơi. Trên mỗi bảng có 3 cây,cay cao nhất – cây thấp hơn – cây thấp nhất. Mỗi thành viên trong đội sẽ lần lượt chạy lên tìm gắn một quả dưới một cây mà cô yêu cầu 9 quả màu đỏ gắn lên cây cao nhất, quả màu vàng gắn lên cây thấp hơn, quả màu xanh gắn lên cây thấp nhất). Sau đó trẻ chạy về vỗ nhẹ vào tay bạn tiếp theo và về đứng cuối hàng, bạn tiếp theo sẽ chạy lên chơi.

– Luật chơi : Mỗi bạn chỉ được chọn 1 quả. Đội nào tìm và gắn đúng quả theo yêu cầu được nhiều nhất, sẽ giành chiến thắng.

– Củng cố :

Hoạt động 3: kết thúc hoạt động

– Nhận xét – tuyên dương.

– Cho trẻ hát và vận động bài  “ Ra vườn hoa “ và nghỉ.

Giáo án LQVT đếm đến 7 cũng là nội dung tài liệu giảng dạy rất hay dành cho các giáo viên mầm non, các bạn có thể tham khảo ngay mẫu Giáo án LQVT đếm đến 7 để nắm được cách soạn thảo giáo án toán mầm non đầy đủ và chất lượng nhất.

Giáo án LQVT phân biệt hình tròn, hình vuông nên soạn thảo như thế nào để các bé 3 tuổi làm quen với toán cũng như phát triển được nhận thức, với tài liệu Giáo án LQVT phân biệt hình tròn hình vuông không chỉ giúp bạn biên soạn giáo án dễ dàng, phù hợp với trình độ của bé mà còn giúp bé tiếp thu bài nhanh chóng.

Soạn giáo án là công việc vô cùng cần thiết và quan trọng đối với mỗi người giáo viên nhằm giúp bài giảng luôn suôn sẻ và tạo ra tâm thế chủ động, tự tin khi đứng lớp, đối với giáo án dạy môn Toán cho trẻ mầm non cũng vậy, để xây dựng một Giáo án Toán sắp xếp theo quy tắc đòi hỏi người dạy phải đầu tư rất nhiều công sức, trí tuệ và thời gian.

Để soạn Giáo án Toán nhận biết phía trước phía sau hoàn chỉnh, các bạn có thể tham khảo thêm những gợi ý khác để học hỏi những điểm mạnh của các giáo án đó giúp bài soạn giảng của mình trở nên phong phú, đầy đủ hơn.