Giáo án mầm non lớp Chồi – Đề tài: So sánh chiều dài 3 đối tượng – GiaoAnMamNon.com

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi – Đề tài: So sánh chiều dài 3 đối tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

GIÁO ÁN: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 Đề tài: So sánh chiều dài 3 đối tượng
 Chủ đề: Thế giới thực vật- tết & mùa xuân. 
Đối tượng trẻ: 4- 5 tuối Ngày dạy: 08/02/2018. 
Thời gian: 25- 30 phút
 I. Mục đích yêu cầu: 
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết so sánh nhận xét về sự khác nhau về chiều dài 3 đối tượng. 
- Nhận biết sự khác nhau về kích thước: dài nhất, ngắnhơn, ngắn nhất. Biết so sánh số lượng và dùng các từ “dài nhất, ngắn hơn, dài hơn, ngắn nhất”. 
2. Kỹ năng:
 - Trẻ biết so sánh nhận ra vật có chiều dài khác nhau.  
- Trẻ biết cách so sánh bằng cách đặt một đầu bằng nhau của các vật cần so sánh. 
- Phát triển khả năng tư duy, quan sát.
 3. Thái độ: 
- Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động, trẻ tích cực hoạt dộng dưới sự hướng dẫn của cô. 
- Biết nghe và làm theo hiệu lệnh của cô giáo
 II. Chuẩn bị: 
1. Đồ dùng của cô: 
- 3 băng giấy có chiều rộng bằng nhau, chiều dài khác nhau.
 2. Đồ dùng của trẻ: 
- Mỗi trẻ có rổ đồ chơi đựng 3 băng giấy: băng giấy xanh ngắn nhất, băng giấy vàng dài hơn, băng giấy đỏ dài nhất.
 - Bảng to, bảng con đủ cho trẻ, máy tính, đồ dùng để chơi trò chơi. 
- NDKH: 
 III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức
- Cô và trẻ cùng hát bài “Sắp đến tết rồi” - Hỏi trẻ tên bài hát? - Trong bài hát mẹ đang làm gì? 
- Để may được áo mới cho các con thì mẹ phải làm gì? 
- Đúng rồi. Để mau được áo mới mẹ phải dùng thước để đo chiều dài các mảnh vải đấy. 
Chúng mình cùng nhìn lên trên màn hình xem có gì nhé. 
2. Phương pháp, hình thức tổ chức.
a. Ôn kĩ năng so sánh chiều dài 2 đối tượng
 - Cô mở cho trẻ quan sát hình ảnh 2 mảnh vải trên máy được xếp cạnh nhau, một đầu bằng nhau, đầu còn lại không bằng nhau. Cô hỏi trẻ: 
+ Hai mảnh vải có chiều dài như thế nào so với nhau? 
+ Mảnh vải nào dài hơn? 
+ Mảnh vải nào ngắn hơn?
 - Cô che đầu so le của 2 mảnh vải và hỏi trẻ: Hai mảnh vải có chiều dài như thế nào so với nhau? 
 - Khi để 2 mảnh vải có một đầu bằng nhau và che đầu kia lại thì chúng ta sẽ thấy 2 mảnh vải đó dài bằng nhau.- Tiếp theo, cô đặt 2 mảnh vải theo cách sau: Để so le nhau cả 2 đầu, một đầu cô che lại cho bằng nhau và hỏi trẻ: Hai mảnh vải có chiều dài như thế nào so với nhau? 
- Sau đó cô bỏ tấm bìa che ra và hỏi trẻ:
 Hai mảnh vải có chiều dài như thế nào so với nhau? 
- Các con có so sánh được chiều dài hai mảnh vải không? 
Vì sao? Vì hai mảnh vải được đặt so le nhau cả hai đầu nên chúng ta không thể so sánh được được chiều của chúng bằng mắt thường được. 
- Cô để lại hai mảnh vải có một đầu bằng nhau và hỏi trẻ: Hai mảnh vải có chiều dài như thế nào so với nhau? 
+ Mảnh vải nào dài hơn? + Mảnh vải nào ngắn hơn? 
- Cô chốt lại: Để so sánh chiều dài của hai đối tượng thì chúng ta đặt 2 đối tượng đó sát cạnh nhau, một đầu bằng nhau, đầu còn lại của đối tượng nào thừa ra là có chiều dài dài hơn đấy. Vừa rồi cô cháu mình đã so sánh chiều dài của 2 đối tượng. cô mời các con cùng đi lấy rổ đồ dùng để cô cháu mình cùng so sánh chiều dài của 3 đối tượng nhé,
 * Dạy trẻ so sánh chiều dài 3 đối tượng:
 - Cho trẻ đi lấy rổ đồ dùng và cề chỗ ngồi. Cho trẻ lấy băng giấy vàng và băng giấy xanh ra đặt ngay ngắn trên bảng một đầu 2 băng giấy bằng nhau. 
+ Hai băng giấy có chiều dài như thế nào so với nhau? 
+ Băng giấy nào dài hơn? 
+ Băng giấy nào ngắn hơn? 
- Cho trẻ lấy băng giấy còn lại đặt dưới băng giấy vàng sao cho đầu phía trái của 3 băng giấy bằng nhau. 
- Cho trẻ nhận xét 3 băng giấy. 
+ Các con thấy băng giấy màu xanh có chiều dài như thế nào so với băng giấy màu đỏ và băng giấy màu vàng?
 + Vậy trong 3 băng giấy thì băng giấy màu xanh có chiều dài như thế nào? 
+ Các con thấy băng giấy màu đỏ có chiều dài như thế nào so với băng giấy màu xanh và băng giấy màu vàng?
 + Vậy trong 3 băng giấy thì băng giấy màu đỏ có chiều dài như thế nào?
 + Băng giấy màu vàng có chiều dài như thế nào so với băng giấy màu xanh? 
+ Băng giấy màu vàng có chiều dài như thế nào so với băng giấy màu đỏ?
 - Cô khẳng định lại cho trẻ: Khi ta lấy băng giấy băng giấy màu xanh làm chuẩn thì băng giấy màu xanh ngắn nhất, băng giấy màu vàng dài hơn băng giấy màu xanh nhưng ngắn hơn băng giấy màu đỏ và băng giấy màu đỏ dài nhất đấy.
 - Cho vài trẻ nhắc lại. 
- Để kiểm tra lại cô chau mình cùng chơi “Chập trùng khít nhé” + Cho trẻ đặt 3 băng giấy chồng khít lên nhau theo thứ tự mày xanh ở trên, màu vàng ở giữa, màu đỏ ở dưới nhất và nhận xét: Các con có nhìn thấy cả 3 băng giấy không
 + Vì sao con nhìn thấy cả 3 băng giấy? 
+ Đúng rồi, vì 3 băng giấy có chiều dài khác nhau và chúng ta đặt băng giấy ngắn hơn ở trên băng giấy dài hơn lên chúng ta nhìn thấy cả băng giấy màu xanh và phần thừa ra của băng giấy màu đỏ và màu vàng đấy. 
- Cho trẻ lật đặt cả 3 băng giấy lại để băng giấy màu đỏ ở trên và hỏi trẻ: Chúng mình nhìn thấy băng giấy nào? 
+ Vì sao chỉ nhìn thấy băng giấy màu đỏ? 
+ Vì băng giấy màu đỏ dài nhất nên khi để băng giấy màu đỏ ở trên nhất thì nó đã che mất 2 băng giấy màu vàng và màu xanh; do đó chúng ta chỉ nhìn thấy băng giấy màu đỏ.
 *Trò chơi luyện tập 
+TC 1: Ai giỏi nhất 
- Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cách chơi: Cô nói tên băng giấy hoặc tên chiều dài, trẻ chọn các băng giấy và nói chiều dài hoặc tên băng giấy rồi giơ lên thật nhanh. Ví dụ: + Băng giấy màu xanh. + Băng giấy dài nhất. + Băng giấy dài hơn băng giấy màu xanh và ngắn hơn băng giấy màu đỏ? + Băng giấy màu đỏ. 
+TC 2: Đội nào chiến thắng 
- Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cách chơi: Chia trẻ làm 3 đội đứng thành 3 hàng dọc. Khi cô hô bắt đầu thỉ 3 trẻ đứng đầu 3 đội lên bật nhảy qua 3 vòng lên lấy một băng giấy, chấm hồ và dán lên bảng theo chiều dọc sau đó quay về chỗ đập tay vào bạn tiếp theo và về cuối hàng đứng. Trẻ thứ hai lên bật và dán tiếp sát vào băng giấy trẻ thứ nhất đã dán rồi về cuối hàng. Hết thời gian chơi là một bản nhạc, đội nào dán được băng giấy dài nhất là đội chiến thắng. - Luật chơi: Mỗi lần kên chơi một trẻ chỉ được dán 1 băng giấy. - Cho trẻ chơi theo hướng dẫn. - Cô nhận xét kết quả chơi của 3 đội, tuyên bố đội chiến thắng động viên, khen ngợi trẻ. 
3. Kết thúc: 
- Hỏi lại trẻ tên bài học - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ và cho trẻ ra chơi.