Giao dịch Bitcoin là gì? Hướng dẫn giao dịch bitcoin cho người mới
Thời gian đọc:
13
minute(s)
Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn về cách đầu tư Bitcoin và cố gắng tìm câu trả lời cho việc liệu có đáng để đầu tư vào đồng tiền điện tử này hay không. Chúng ta sẽ đi qua những ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp đầu tư Bitcoin khác nhau và những điều điểm quan trọng liên quan đến tiền điện tử này mà bạn cần lưu ý.
XTB cung cấp các sản phẩm phái sinh độc quyền. Thông tin trong bài viết chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn hoặc khuyến nghị giao dịch phái sinh.
Qua bài viết này, bạn sẽ biết được:
- Cách giao dịch Bitcoin
- Khai thác Bitcoin là gì và làm thế nào để đào Bitcoin
- Các sàn giao dịch tiền điện tử – một giải pháp nhanh chóng để mua Bitcoin
- Độ bảo mật của Bitcoin
- Nên lựa chọn Bitcoin hay Bitcoin CFD?
- Có đáng để đầu tư Bitcoin?
- Thuật ngữ về Bitcoin
Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác đã dần trở nên quen thuộc trong tiềm thức của nhiều người và ngày càng có nhiều người tự hỏi làm thế nào để bắt đầu tiếp cận những tài sản này. Bitcoin thường được kết hợp với một quá trình “khai thác” tiền điện tử rất phức tạp, nhưng toàn bộ quá trình sẽ giúp bạn sở hữu đồng Bitcoin hoặc sử dụng thị trường này để kiếm lợi nhuận một cách dễ dàng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn về cách đầu tư Bitcoin và cố gắng tìm câu trả lời cho việc liệu có đáng để đầu tư vào đồng tiền điện tử này hay không. Chúng ta sẽ đi qua những ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp đầu tư Bitcoin khác nhau và những điều điểm quan trọng liên quan đến tiền điện tử này mà bạn cần lưu ý.
Mục lục bài viết
Làm thế nào để đầu tư Bitcoin?
Trên thực tế, có nhiều cách để bạn bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình trên thị trường tiền điện tử. “Khai thác” Bitcoin là cách đầu tiên và đồng thời cũng là một cách rất thú vị. Tuy nhiên, phương pháp này không chỉ đòi hỏi sự kiên nhẫn mà còn cần bạn chi một số tiền lớn cho các thiết bị để “đào” Bitcoin. Phương pháp thứ hai, phổ biến hơn là mua Bitcoin đã được “khai thác” trên các sàn giao dịch chứng khoán hay văn phòng đặc biệt chuyên trao đổi tiền điện tử hoặc từ một người đã sở hữu Bitcoin và sẵn sàng bán nó. Tất cả các cách để sở hữu Bitcoin trên đều có những ưu và nhược điểm. Cùng xem qua bảng tóm tắt bên dưới.
Khai thác Bitcoin là gì? Làm thế nào để đào Bitcoin?
Khai thác Bitcoin là một quá trình liên quan đến việc đưa Bitcoin mới vào lưu thông. Quá trình này rất quan trọng trong việc duy trì toàn bộ blockchain (tìm hiểu thêm về blockchain trong phần Thuật ngữ Bitcoin) và đòi hỏi một bộ máy tính “khủng” để làm việc này. Mục tiêu của các thợ đào (những người khai thác Bitcoin) là xác nhận và thêm các khối khác vào chuỗi bằng cách giải các phép toán phức tạp. Nhiều người khác thác có thể thực hiện nhiệm vụ này một cách đồng thời, nhưng phần thưởng dưới dạng Bitcoin sẽ được cấp cho người hoàn thành đầu tiên bằng cách thêm một khối khác vào mạng lưới. Trước đây, phần thưởng là 50 BTC nhưng cùng với sự phát triển của mạng lưới và các đợt halving liên tiếp nhau (xem bảng thuật ngữ Bitcoin), giá trị của phần thưởng đã giảm xuống còn 6,25 BTC (vào tháng 9 năm 2021).
Như bạn có thể thấy, bất chấp thời gian trôi qua, phần thưởng cho việc khai thác một Bitcoin mới (với nguồn cung hạn chế lên tới 21 triệu đơn vị) vẫn rất hấp dẫn. Tuy nhiên, trên thực tế, khai thác Bitcoin tốn nhiều thời gian và chi phí và do sự cạnh tranh rất lớn trong lĩnh vực này – lợi nhuận chỉ xảy ra một cách lẻ tẻ.
Ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển mạng Bitcoin, việc khai thác có thể được thực hiện trên các máy tính cá nhân thông thường, nhưng việc này hiện cần phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng được thiết kế riêng. Ngoài ra, việc sở hữu một “máy khai thác Bitcoin” duy nhất không thể đảm bảo lợi nhuận, vì vậy các thợ đào kết hợp sức mạnh tính toán của nhiều thiết bị và tạo ra “nhóm khai thác”.
Sàn giao dịch tiền điện tử – giải pháp nhanh chóng để mua Bitcoin
Cùng với sự phổ biến ngày càng tăng của tiền điện tử, các dịch vụ đặc biệt – trao đổi tiền điện tử kết nối các bên tham gia giao dịch, đã được thành lập. Ở cấp độ cơ bản nhất, sàn giao dịch tiền điện tử không khác nhiều so với sàn giao dịch chứng khoán Warsaw hoặc New York – sự khác biệt lớn nhất là tài sản được giao dịch. Do tính chất cụ thể của thị trường tiền điện tử, các sàn giao dịch tiền điện tử hoạt động bảy ngày một tuần và có thể giao dịch suốt ngày đêm.
Để có thể thực hiện giao dịch trên sàn giao dịch tiền điện tử, bạn phải đăng ký trước và xác nhận danh tính của mình. Cùng với hồ sơ người dùng, một ví trực tuyến sẽ được tạo để bạn có thể lưu trữ các loại tiền điện tử đã mua. Tuy nhiên, vì các sàn giao dịch tiền điện tử có quy định tương đối nhỏ và không chặt chẽ, bạn không nên giữ tiền của mình ở đó.
Điều này là do đã có những sự sụp đổ nhanh chóng của các sàn giao dịch tiền điện tử nổi tiếng trong quá khứ. Sự phá sản của Mt. Gox là một trong những trường hợp này. Trong những năm 2013–2014, sàn giao dịch tiền điện tử này chịu trách nhiệm cho khoảng 70% tất cả các giao dịch Bitcoin. Sau một cuộc tấn công bởi các hacker, 850 nghìn Bitcoin, trị giá hơn 450 triệu USD trên thị trường vào thời điểm đó, đã biến mất khỏi máy chủ của công ty. Kể từ đó, đã có nhiều vụ sụp đổ và trộm cắp nghiêm trọng không kém, cả trên các sàn giao dịch tiền điện tử toàn cầu và địa phương.
Sàn trao đổi tiền điện tử phi tập trung
Các sàn giao dịch tiền điện tử phi tập trung không có một máy chủ trung tâm duy nhất để giải quyết tất cả các giao dịch, nhưng chúng hoạt động trên cơ sở ngang cấp (peer-to-peer). Hiểu theo cách ngắn gọn, điều này cho phép các đồng tiền kỹ thuật số giao dịch trực tiếp với bên kia của giao dịch – mà không cần pháp nhân chịu trách nhiệm giải quyết. Nhiều người dùng tiền điện tử tin rằng các sàn giao dịch tiền điện tử phi tập trung phản ánh bản chất của toàn bộ thị trường, thực tế là dựa trên sự phân quyền, tốt hơn . Tuy nhiên, giải pháp này cũng có nhược điểm như:
- Các vấn đề về thanh khoản – các sàn giao dịch tiền điện tử phi tập trung phụ thuộc vào số lượng và hoạt động của người dùng, điều này có thể gây ra vấn đề với việc phải có đủ thanh khoản cho một số tài sản nhất định.
- Bất lợi về định giá – do sự phổ biến của Bitcoin, khả năng chúng ta sẽ tìm thấy người bán là rất nhỏ và nếu may mắn tìm được thì các đề nghị mua, bán đồng tiền này sẽ không thỏa mãn nhu cầu.
- Độ bảo mật – phi tập trung có nghĩa là trong trường hợp gian lận hoặc thao túng giá, không có cơ quan chức năng nào có thể bảo vệ quyền của người dùng.
Nên lưu trữ Bitcoin ở đâu
Đối với giao dịch tiền điện tử, các nhà đầu tư phải ưu tiên tính bảo mật cao nhất. Vì không có sự sự giám sát thích hợp và các quy định khiêm tốn, những người đam mê Bitcoin thường trở thành nạn nhân của các vụ gian lận hoặc thao túng. Như đã nói trước đó, việc giữ tiền điện tử của bạn trên sàn giao dịch tiền điện tử không phải là ý tưởng hay và đây là lý do tại sao bạn nên tạo ví riêng hoặc mua ví phần cứng ngay cả trước khi thực hiện một giao dịch mua đầu tiên.
Điều thú vị là bạn có thể tạo ví ngoại tuyến của riêng bạn trên một tờ giấy thông thường. Để làm được điều này, chỉ cần in ra một vài chìa khóa cho phép truy cập nguồn vốn. Tuy nhiên, quá trình này phải được thực hiện trong một môi trường được kiểm soát – trên một máy tính đã ngắt kết nối Internet và không có bất kỳ vi-rút nào.
Bitcoin hay Bitcoin CFD?
Sự phát triển của thị trường tiền điện tử cũng đi kèm với thị trường phái sinh tiền điện tử. Các tổ chức tài chính lớn của Mỹ như CME và CBOE đã bắt đầu giới thiệu hợp đồng Bitcoin sau khi chúng ngày càng trở nên phổ biến. Sự gia nhập của các tổ chức lớn vào thị trường phái sinh có nghĩa là các nhà đầu tư lớn hơn có thể đầu tư vào tiền điện tử theo cả hai hướng tăng và giảm. Đầu tư vào Bitcoin và các hợp đồng tiền điện tử đồng nghĩa sẽ có các rủi ro biến động trên các sàn giao dịch tiền điện tử thông thường. Đòn bẩy tài chính thường là một rủi ro kèm theo nhưng cũng là một cơ hội. Vì tính biến động cao của thị trường, đòn bẩy tài chính trong trường hợp tiền điện tử thường bị hạn chế so với đòn bẩy có sẵn trên các tài sản như tiền tệ, hàng hóa, chỉ số hoặc cổ phiếu.
Tại XTB, bạn có thể giao dịch CFD Bitcoin cùng với các CFD altcoin phổ biết nhất. Bạn có thể tìm hiểu các đồng tiền điện tử có thể giao dịch tại đây.
Bitcoin CFD – cách xác định vị thế BUY
Nhờ vào một loạt các chỉ báo và công cụ để phân tích kỹ thuật, đầu tư vào Bitcoin trên xStation 5 không có nhiều khác biệt so với đầu tư vào các loại tài sản khác. Như bạn có thể thấy trong biểu đồ bên dưới, đà giảm của Bitcoin đã dừng tại mức 44 nghìn USD. Vùng hỗ trợ nhanh chóng được xác nhận bởi các đường trung bình động và giao điểm của đường SMA 9 (xanh lam đậm) và đường SMA 21 (đỏ) có thể được sử dụng để xác định một vị thế mua:
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Bitcoin CFD – Cách xác định vị thế SELL
Mặc dù xu hướng tăng của Bitcoin vẫn rõ ràng trong những năm gần đây, nhưng biểu đồ tiền điện tử đã bị cắt giảm bởi những đợt điều chỉnh sâu. Mặc dù các giai đoạn thị trường giảm rất hiếm, nhưng sự sụt giảm của giá Bitcoin có thể rất lớn. Đợt giảm nghiêm trọng cuối cùng của Bitcoin diễn ra vào nửa đầu năm 2021, khi BTC mất hơn 50% giá trị chỉ trong một tháng. Trong khoảng thời gian sáu tháng sau khi giảm giá, giá Bitcoin vẫn chưa vượt qua mức đỉnh lịch sử gần đây nhất.
Việc phân tích các đỉnh và đáy tiếp theo, cùng với việc quan sát các mức trung bình, có thể giúp xác định vị thế SELL trên Bitcoin vào tháng 5 năm 2021. Nguồn: xStation 5
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Như bạn có thể thấy từ các ví dụ trên, bằng cách đầu tư vào Bitcoin thông qua CFD, chúng ta có thể hưởng lợi từ cả việc tăng và giảm giá của loại tiền điện tử này. Khả năng giao dịch 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần và sự biến động cao có nghĩa là Bitcoin đã nhanh chóng trở nên phổ biến với các nhà đầu cơ và nhà giao dịch hàng ngày trên khắp thế giới. Cần lưu ý rằng các giao dịch phái sinh là hình thức giao dịch có sử dụng đòn bẩy, vì vậy cần phải chắc chắn rằng bạn đã có một chiến lược giao dịch phù hợp và cân nhắc những rủi ro có thể xảy ra.
Có đáng để đầu tư vào Bitcoin?
Trong những năm gần đây, tiền điện tử đã trở nên cực kỳ phổ biến và không còn là lĩnh vực chỉ dành cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Sự ra đời của các công cụ phái sinh trên Bitcoin đã tạo điều kiện cho các tổ chức đáng kính như JP Morgan và Goldman Sachs tham gia vào thị trường này. Hiện tại, nhờ CFD trên Bitcoin, mọi chủ sở hữu tài khoản môi giới đều có thể tiếp cận thị trường này mà không cần phải tạo ví hoặc tham gia khai thác tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, cũng như các tài sản khác, giao dịch bằng Bitcoin có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Tuy nhiên, sự biến động của Bitcoin cũng là một trong những nhược điểm lớn của đồng tiền điện tử này. Thật khó để xác định liệu thị trường tiền điện tử có bất kỳ nền tảng nào hay không, vì vậy phần lớn các nhà đầu tư Bitcoin chỉ sử dụng phân tích kỹ thuật. Do đó, sự biến động hàng ngày trên biểu đồ Bitcoin có thể lớn hơn vài, hoặc hơn chục lần so với thị trường tiền tệ hoặc hàng hóa. Kết hợp với đòn bẩy tài chính có trong Hợp đồng chênh lệch (CFD), một chuyển động đột ngột theo hướng ngược lại với vị thế đã đặt có thể dẫn đến thua lỗ nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn có một chiến lược quản lý vốn phù hợp và kỹ năng phân tích đúng tình hình trên biểu đồ, đầu tư vào Bitcoin với việc sử dụng CFD có thể giúp bạn kiếm được lợi nhuận đáng kể.
Thuật ngữ của Bitcoin
Đào (mining) – Là một quy trình khai thác Bitcoin bằng cách giải các phép tính toán học phức tạp, được sử dụng để phê duyệt thêm thông tin (giao dịch) trong chuỗi khối. Công suất tính toán cần thiết để khai thác Bitcoin hiệu quả là rất lớn và theo một số ước tính, mức tiêu thụ điện hàng năm cần thiết để cung cấp năng lượng cho các thiết bị khai thác chuyên dụng là khoảng 90 terawatt giờ. Con số này nhiều hơn mức tiêu thụ năng lượng hàng năm ở Thụy Sĩ!
Blockchain – Là một chuỗi các khối. Đây là một dạng cụ thể của cơ sở dữ liệu bao gồm các khối thông tin. Mỗi khối trong đó có một công suất cụ thể. Khi dung lượng này bị vượt quá, một khối khác sẽ được thêm vào chuỗi. Trong trường hợp của Bitcoin, blockchain được phân cấp, có nghĩa là không có cá nhân hoặc nhóm người cụ thể nào có quyền kiểm soát nó. Các blockchains phi tập trung không thể thay đổi, có nghĩa là dữ liệu chứa trong chúng là không thể thay đổi và hiển thị cho mỗi người dùng mạng.
Halving – thời điểm giảm một nửa phần thưởng cho những người khai thác Bitcoin. Việc phân chia diễn ra tự động sau khi thêm 210.000 khối vào chuỗi khối Bitcoin, diễn ra khoảng bốn năm một lần.
Ví (wallet) – một phương tiện ảo hoặc vật lý để lưu trữ các khóa mật mã được sử dụng để thực hiện các giao dịch bằng tiền điện tử.
Altcoin – hoặc còn gọi là đồng tiền điện tử thay thế, có nghĩa là bất kỳ loại tiền điện tử nào thay thế cho Bitcoin. Các altcoin phổ biến bao gồm Litecoin, Ethereum và Dash.
Nội dung này chỉ mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize.
Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.