Giao tiếp liên văn hóa – TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA XHH – CTXH – ĐNA PHẠM TRUNG – Studocu

Mục lục bài viết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XHH – CTXH – ĐNA

PHẠM TRUNG HIẾU

1855010038

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA

MỘT SỐ RÀO CẢN CỦA

GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA

TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA.

Giáo viên hướng dẫn

ThS. Phan Thị Anh Thư
Tp. Hồ Chí Minh, 2021
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn :
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..

giao tiếp giữa các nền văn hóa có thể dẫn đến giao tiếp hiệu quả hơn với những người từ các
nền văn hóa khác nhau.

Định nghĩa cơ bản về giao tiếp giữa các nền văn hóa không chỉ bao gồm giao tiếp giữa
những người thuộc các chủng tộc hoặc quốc gia khác nhau, mà còn cả giới tính, tình trạng
kinh tế xã hội, tuổi tác, khuynh hướng tình dục, tôn giáo và nhiều yếu tố khác mà văn hóa xác
định chúng ta là con người. Đôi khi sự khác biệt về giao tiếp giữa các nền văn hóa có thể phát
sinh giữa các thành viên của các nhóm văn hóa khác nhau trong cùng một vị trí địa lý.

Bài tiểu luận này sẽ bao gồm 3 phần chính. Phần đầu tiên là tổng quan về lý thuyết, trong
đó sẽ xác định, tổng hợp và đánh giá các nghiên cứu khoa học trước đó xoay quanh chủ đề
giao tiếp liên văn hóa, vai trò quan trọng cũng như các rào cản trong giao tiếp liên văn hóa.
Tiếp theo, lựa chọn và phân tích từng loại rào cản trong giao tiếp liên văn hóa. Ở đó, phân
tích từ góc độ lý thuyết, văn hoá – xã hội và đưa ra ví dụ minh hoạ. Nêu ra được định nghĩa
của rào cản đã chọn, giải thích lí do nó lại trở thành rào cản trong giao tiếp liên văn hóa, đồng
thời cho thấy mặt hạn chế và biểu hiện của nó. Và cuối cùng là cảm nghĩ của cá nhân sau khi
học xong môn học. Dựa vào các kiến thức và kỹ năng đã học được trong môn này, trình bày
rõ ràng những thay đổi trong suy nghĩ và thái độ về giao tiếp liên văn hoá trong xu thế toàn
cầu hoá và hội nhập quốc tế.

Phần 2: Tổng quan lý thuyết :

Lướt sơ qua từ các bài nghiên cứu xoay quanh về chủ đề giao tiếp liên văn hóa trước đó, ta
có thể nhận ra được tầm quan trọng và giá trị thực của giao tiếp liên văn hóa. Chẳng hạn như
trong bài nghiên cứu của TS. Nguyễn Vũ Hảo, cho thấy được tầm quan trọng của giao tiếp
liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa. Hay trong bài nghiên cứu của TS. Lê Đức Thụ cũng
cho thấy rằng trong giao tiếp liên văn hóa có những cơ hội phát triển gì và còn tồn đọng lại
những thách thức, khó khăn như thế nào. Trong bài luận văn của Hoàng Thị Chiến thì lại cho
thấy một cái nhìn thực tế về hành vi giao tiếp của một tập thể trong một khu vực nhất định.
Qua đó ta có thể đúc kết lại được tổng quan về các lý thuyết xoay quanh chủ đề giao tiếp liên
văn hóa.

Thế giới đã trở thành sân chơi bình đẳng cho mọi người, bất kể quốc tịch, giới tính, tuổi
tác, tôn giáo,…. Vì thế, khả năng giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp hiệu quả giữa các nền văn
hóa khác nhau là cần thiết. Đầu tiên, rõ ràng giao tiếp đa văn hóa sẽ phá vỡ mọi rào cản.
Chúng ta đều có những rào cản nhất định trong môi trường đa văn hóa như ngôn ngữ, niềm
tin, hay định kiến, và điều này sẽ cản trở sự hiểu biết của chúng ta về người khác. Giao thoa
văn hóa là cơ hội để chúng ta nhìn nhận một cách khách quan về mọi người, từ đó mở lòng

đối thoại và học cách cởi mở với các mối quan hệ. Nhờ đó, chúng ta có thể làm việc hiệu quả
hơn ở những nơi có sự giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau. Bước tiếp theo chính là cải
thiện sự tự tin trong công việc và cuộc sống. Ở môi trường làm việc đa văn hóa, giao tiếp
chính là rào cản lớn nhất mà mỗi người cần phải vượt qua. Kĩ năng giao tiếp tốt sẽ giúp ta
tăng hiệu suất làm việc, cũng như tự tin thể hiện quan điểm của mình với những người không
cùng văn hóa và ngôn ngữ. Với những cá nhân có kĩ năng giao tiếp đa văn hóa tốt, họ sẽ quan
sát và biết rõ văn hóa giao tiếp ở những quốc gia khác nhau để tránh xảy ra những lỗi giao
tiếp ngớ ngẩn. Việc xóa bỏ rào cản sẽ là nền tảng xây dựng niềm tin, là cơ hội để mọi người
mở lòng và hiểu nhau hơn. Trên cơ sở đó niềm tin được xây dựng, con người dễ chịu hơn với
sai lầm của nhau, từ đó tạo nên một môi trường làm việc thân thiện, tương hỗ nhau. Khi sự
giao thoa văn hóa không còn là rào cản ngăn mọi người đến gần nhau và chia sẻ với nhau, thì
mỗi cá nhân sẽ nhận ra vị trí cũng như vai trò của mình trong một tập thể. Từ đó, mỗi cá nhân
sẽ có động lực hoàn thành tốt công việc của mình. Với kĩ năng giao tiếp đa văn hóa, ta sẽ dần
khám phá ra bản thân mình thông qua việc học tập, quan sát và giao tiếp với người khác. Có
cơ hội được tiếp xúc, làm việc và trao đổi với mọi người ở nhiều nền văn hóa khác nhau, ta sẽ
dần bộc lộ những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, đó là lúc bạn nhìn nhận và khắc phục
cũng như phát triển bản thân hơn.

Các động lực chính của văn hóa là tập hợp tri giác xã hội lẫn nhau với sự phối hợp, ý
nghĩa và hành động, và phương sai văn hóa. Sự khác biệt trong truyền thông và các hình thức
giao tiếp đa dạng có thể tạo ra sự đa dạng giữa các nền văn hóa khác nhau. Những người sống
trong các nền văn hóa và kỷ nguyên lịch sử khác nhau giao tiếp khác nhau và có những kiểu
suy nghĩ khác nhau. Rào cản văn hóa trong giao tiếp chủ yếu xảy ra khi giao tiếp xảy ra giữa
hai nền văn hóa khác nhau. Chúng ta gặp phải những rào cản văn hóa trong cuộc sống hàng
ngày. Như ta thấy, mỗi quốc gia đều có nhiều tôn giáo được người dân tín ngưỡng, vì vậy sự
khác biệt về giá trị và niềm tin của họ cũng là một ví dụ về rào cản văn hóa. Ngôn ngữ cơ thể
và cử chỉ: Ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ là một yếu tố khác của rào cản văn hóa. Không thể giao
tiếp nếu không có ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ.

Theo Liberman, mọi nền văn hóa và phân nhóm đều cung cấp cho các thành viên của
mình các quy tắc xác định hành vi phù hợp và không phù hợp. Nếu ta tiếp cận giao tiếp giữa
các nền văn hóa từ góc độ cố gắng tìm hiểu các chuẩn mực của tất cả các nền văn hóa và
phân nhóm, đó chắc chắn sẽ là một nhiệm vụ bất khả thi. Không có cách nào mà ta có thể tìm
hiểu tất cả các quy tắc điều chỉnh hành vi phù hợp và không phù hợp cho mọi nền văn hóa và
nhóm mà ta tiếp xúc. Ta sẽ luôn làm điều gì đó sai trái; ta sẽ có đôi lần xúc phạm ai đó. Việc

thành các tiêu chí chung mang tính nhân loại. Nguồn gốc của kiểu tư duy chủ quan, phi đối
xứng theo “thuyết lấy cái tôi làm trung tâm” này, một mặt, chính là ở khuynh hướng tự nhiên
của con người muôn phổ quát hóa quan điểm của mình và hiểu những người khác theo các
tiêu chí của mình, của nền văn hóa mình, bởi chỉ trong “trò chơi ngôn ngữ” của nền văn hóa
mình, người ta mới có thể so sánh các phương thức sống khác nhau và luận giải sự tương
đồng, dị biệt của chúng. Mặt khác, kiểu tư duy chủ quan này thường được vận dụng khi trình
độ hiểu biết liên văn hóa còn bị hạn chế, chưa đủ tầm để có thể đạt tới kiểu tư duy khách
quan, đối xứng dựa trên sự đối thoại giữa các nền ván hóa bình đẳng. Tuy nhiên, phải thừa
nhận rằng, trên thực tế, trong quá trình giao tiếp liên văn hóa, kiểu tư duy chủ quan này là rất
phổ biến và không thể tránh khỏi ở hầu hết những đại diện thuộc các nền văn hóa, các thế
giới quan khác nhau trên thế giới.

Từ đó ta có thể nhận ra rằng rào cản trong giao tiếp liên văn hóa là rất nhiều, không thể
nào có thể tránh được chúng một cách hoàn hảo. Thế nhưng nhờ bổ sung thêm kiến thức về
giao tiếp liên văn hóa, ta có thể hạn chế chúng trong một khuôn khổ nhất định.

Phần 3: Lựa chọn và phân tích từng loại rào cản trong GTLVH :

Có nhiều rào cản trong giao tiếp và những rào cản này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào
của quá trình giao tiếp. Các rào cản có thể dẫn đến việc thông điệp của bạn bị bóp méo và do
đó ta có nguy cơ lãng phí cả thời gian hoặc tiền bạc do gây nhầm lẫn và hiểu nhầm thông
điệp.

_ Lựa chọn 1 : Ngôn ngữ._*
Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp, được con người hay động vật sử dụng để liên lạc hay
giao tiếp với nhau, cũng như chỉ chính năng lực của con người có khả năng sử dụng một hệ
thống như vậy. Là hệ thống thông tin liên lạc được sử dụng bởi một cộng đồng hoặc quốc gia
cụ thể, cách thức hoặc phong cách của một đoạn văn bản hoặc lời nói. Rào cản ngôn ngữ là
sự khó khăn trong việc giao tiếp giữa những người sử dụng những ngôn ngữ khác nhau hay
những phương ngữ khác nhau của cùng một ngôn ngữ.

Khi giao tiếp bằng cùng một ngôn ngữ, thuật ngữ được sử dụng trong thông điệp có thể
hoạt động như một rào cản nếu người nhận không hiểu đầy đủ. Một thông điệp bao gồm
nhiều biệt ngữ chuyên môn và từ viết tắt sẽ không thể hiểu được bởi người nhận không quen
với thuật ngữ được sử dụng. Các từ ngữ và cách diễn đạt thông thường trong khu vực có thể
bị hiểu sai hoặc thậm chí bị coi là xúc phạm.

Ta có thể thấy phần lớn các chữ trong tiếng Trung và tiếng Nhật đều có nhiều cách phát
âm khác nhau. Chẳng hạn trong tiếng Trung có rất nhiều thổ ngữ khác nhau, và cùng một chữ
có thể được phát âm theo nhiều cách. Kết quả là khi một tên riêng bằng tiếng Trung Quốc
được viết theo phiên âm tiếng Anh, sẽ có nhiều cách đánh vần khác nhau. Ví dụ, hai họ Ng và
Wu của người Trung Quốc ở Mỹ trông thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu viết trong tiếng
Trung thì lại là một.

Khẩu hiệu “Finger-lickin’ good” (tiếng Việt: “Vị ngon trên từng ngón tay”) khi được dịch
sang tiếng Trung đã bị nhầm thành “xơi tái ngón tay của bạn”. Tuy nhiên, KFC vẫn được
hưởng ứng ở Trung Quốc vì người dân ở nước này khá cởi mở với những sản phẩm đến từ
phương Tây.

Thương hiệu Coca-Cola ở Trung Quốc ban đầu được phiên âm thành một cụm từ được
phát âm là “Ke-kou-ke-la”. Sau khi đã in hàng ngàn biển hiệu, Coca-Cola mới phát hiện ra
rằng, cụm từ này có nghĩa là “cắn con nòng nọc” hoặc “con ngựa cái chở đầy sáp ong” tùy
theo từng địa phương. Sau đó, Coca-Cola đã nghiên cứu 40 ký tự tiếng Trung và tìm ra
một cách phiên âm tương đương hợp lý “Ke-kou-ke-le”, có thể dịch là “niềm vui ở trong
miệng”.

Nói đến phương ngữ, mặc dù về mặt kỹ thuật, hai người có thể nói cùng một ngôn ngữ,
nhưng sự khác biệt về phương ngữ có thể khiến việc giao tiếp giữa họ trở nên khó khăn. Ví
dụ, tiếng Trung có nhiều loại phương ngữ được sử dụng phổ biến, bao gồm cả tiếng Quảng
Đông và tiếng Quan Thoại, ngay cả ở các quốc gia sử dụng chung ngôn ngữ tiếng Anh, ý
nghĩa của “Yes” thay đổi từ “Maybe, I’ll consider it” thành “Definitely so,” với nhiều sắc thái
ở giữa. Ngoài ra, còn có khuyết tật ngôn ngữ là những trở ngại về thể chất đối với ngôn ngữ.
Khuyết tật ngôn ngữ thể chất gây ra rào cản ngôn ngữ bao gồm nói lắp, chứng khó nói hoặc
rối loạn khớp và mất thính giác. Người mất thính giác là người rất thiệt thòi, khi họ không thể
nghe được vì thế họ cũng không nhận dạng được âm thanh để phát âm. Khi giao tiếp họ
thường xử dụng ngôn ngữ cơ thể là chủ yếu. Vì vậy, khi muốn giao tiếp hiệu quả với họ ta
nên học thêm về ngôn ngữ cơ thể.

Một khía cạnh chính khác của phong cách giao tiếp là mức độ quan trọng đối với giao tiếp
không lời. Giao tiếp không lời không chỉ bao gồm nét mặt và cử chỉ; nó cũng liên quan đến
việc sắp xếp chỗ ngồi, khoảng cách cá nhân và cảm giác về thời gian. Ngoài ra, các tiêu
chuẩn khác nhau liên quan đến mức độ quyết đoán thích hợp trong giao tiếp có thể làm tăng
thêm những hiểu lầm về văn hóa. Ví dụ, một số người Mỹ da trắng thường coi việc lớn giọng
là một dấu hiệu cho thấy một cuộc chiến đã bắt đầu, trong khi một số người Mỹ da đen, Do

Việt như nón lá hay mấn đội đầu. Nhiều người Trung Quốc vẫn xem đây là “sườn xám” cách
tân song có thể thấy hai loại trang phục này khác nhau về kiểu dáng, chiều dài tà áo cũng như
cách kết hợp với các phụ kiện. Điều đó đã khiến không ít người Việt phẫn nộ vì trang báo
trên mặc định những trang phục này đều là phong cách của Trung Quốc. Nhiều người lo lắng
cũng như không khỏi phẫn nộ với các “sáng tạo” từ nhà mốt xứ Trung và gọi đó là hành vi
“ăn cắp văn hóa”. Được biết rằng, áo dài là một loại trang phục cách tân từ áo Ngũ thân và
vốn được xem là trang phục truyền thống của người Việt Nam. Xuất hiện từ năm 1744 (thời
Chúa Nguyễn Phúc Khoát – người có công sáng chế và định hình chiếc áo dài Việt Nam như
hiện nay), áo dài đã đi qua bao thăng trầm lịch sử và trở thành trang phục quen thuộc trong
cuộc sống đại chúng, biểu tượng của văn hóa Việt. “Áo dài” được đưa nguyên bản vào từ
điển Oxford và được nhấn mạnh là trang phục của phụ nữ Việt. Từ đó, ta nhận ra rằng Trung
Quốc đã vướng phải rào cản dân tộc khi tự cho một thiết kế của một cá nhân là phong cách
thời trang của nước mình.

Chủ nghĩa dân tộc chủ yếu được thực hiện một cách không chủ ý khi một người không
nhận thức được thực tế rằng những gì họ đang làm có thể gây ra các rào cản về văn hóa và
giao tiếp. Chủ nghĩa dân tộc thiểu số không thể dự đoán trước vì những lý do rõ ràng và
không thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối với một sự kiện như vậy. Tuy nhiên, đối
phó với vấn đề dân tộc thiểu số khá đơn giản và các phương pháp khác nhau có thể tạo ra kết
quả tích cực trong thời gian ngắn. Đầu tiên là nên tôn trọng sự khác biệt của các nền văn hóa
có thể làm giảm đáng kể cảm giác về chủ nghĩa dân tộc trong dân chúng. Tiếp đó là nâng cao
nhận thức của mọi người về các phong tục khác nhau của các nền văn hóa khác.

_ Lựa chọn 3 : Thiếu kiến thức, kiến thức bị sai lệch._*
Trong quá trình toàn cầu hóa, có nhiều kiến thức về văn hóa sẽ khơi dậy sự tương tác và
quan hệ giữa những người đến từ các nền văn hóa khác nhau. Kiến thức không tự nhiên mà
có trong bộ não của con người, mà phải trải qua quá trình học tập, lao động, nhận thức và tiếp
thu. Đó là cách mà mỗi cá nhân đều thực hiện để tích luỹ kiến thức cho chính bản thân mình.
Kiến thức giúp con người trở nên thành công hơn, đạt được những mục đích và có vị trí trong
xã hội. Có thể nói rằng, càng có nhiều kiến thức thì sẽ càng thành công. Kiến thức không chỉ
là những vấn đề trong sách vở mà đó còn là kỹ năng sống, kinh nghiệm trong thực tế.

Vì vậy có thể nói vấn đề thiếu kiến thức hay kiến thức bị sai lệch là một rào cản rất lớn
trong giao tiếp liên văn hóa. Trong quá trình toàn cầu hóa, có nhiều kiến thức về văn hóa sẽ
khơi dậy sự tương tác và quan hệ giữa những người đến từ các nền văn hóa khác nhau. Bất kì

một hành động sai sót nhỏ nào cũng có thể gây ảnh hưởng đến công việc và xuyên suốt quá
trình giao tiếp.

Tùy thuộc vào mối quan hệ mà chúng tôi giữ khoảng cách trong bốn khu vực chính. Cách
nói “Xin chào” quá nhiệt tình có thể dẫn đến thất bại, ngoài ra, thái độ quá trang trọng cũng
có thể tạo ra một số vấn đề. Cần phải nhớ rằng sự đụng chạm và gần gũi được coi là điều tự
nhiên trong văn hóa Mỹ Latinh, Ả Rập, Ý và Tây Ban Nha, một phần ở Bắc Phi, vì vậy đừng
ngần ngại mỉm cười thật nhiều, bắt tay, thể hiện sự hạnh phúc và thậm chí là ôm hôn. Mặt
khác, ở một số quốc gia ở Đông Âu, cũng như ở Ireland, Anh và Hà Lan, và một số khu vực
của châu Phi, người dân có xu hướng hạn chế tiếp xúc ở mức tối thiểu. Đồng thời, cần biết
rằng tránh giao tiếp bằng mắt là chuẩn mực ở Châu Phi để bày tỏ sự tôn trọng. Tiếp xúc bằng
mắt trong thời gian dài được coi là nguy hiểm ở Nhật Bản.

Một ví dụ khác : một khách hàng tiềm năng có thể trả lời tin nhắn đầu tiên của bạn với một
công ty là “không” nhưng có thể mong đợi bạn tiếp tục cung cấp cho họ thêm lý do để thay
đổi “không” thành “có”. Với Hy Lạp, Bỉ, Nga, Ý, Hàn Quốc có nhiều khả năng sẽ nghi ngờ
bạn về rất nhiều chi tiết, chi tiết và sự kiện vì vậy bạn nên tiếp tục cung cấp cho họ thêm lý
do để tin tưởng. Điều này lại có thể gây nhầm lẫn cho ta, khi có những người nói từ “không”
và nghĩ, “không có nghĩa là không”. Ví dụ: Mexico, Anh, Mỹ, Singapore, Ấn Độ, Trung
Quốc và Indonesia, trong trường hợp này, sẽ có lòng tin của khách hàng cao hơn và sẽ dễ
dàng hơn trong việc thương lượng hoặc đơn giản là giới thiệu sản phẩm của bạn và thiết lập
sự hợp tác.

Việc kiến thức bị sai lệch cũng là một lỗ hổng rất lớn trong quá trình giao tiếp liên văn
hóa, đặc biệt là các đối tượng tín ngưỡng tôn giáo. Ta thường nghĩ đơn giản là tôn giáo chỉ là
một tín ngưỡng bình thường, nhưng với các tín đồ tôn giáo, họ coi trọng điều đó là thiêng
liêng, việc ta vạ miệng nói sai về tín ngưỡng của họ cũng có thể khiến cho họ cảm thấy bị xúc
phạm.

Chẳng hạn như về việc phân biệt Phật giáo Nam Tông và Phật giáo Bắc Tông. Phật giáo
Nam tông xuất phát từ Ấn độ truyền đến các nước nằm ở phía Nam chịu ảnh hưởng bởi văn
hóa Ấn Độ và đạo Bà la môn. Do đó, tạo ra lực lượng tín đồ vô cùng đông đảo và ổn định, ít
bị xâm nhập bởi các tôn giáo khác. Phật giáo Bắc tông khi truyền đến các nước thuộc phía
Bắc phải qua con đường từ Trung Quốc sang. Nên chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi văn hóa
Trung Quốc. Do đó lực lượng phật tử này chịu ảnh hưởng Phật giáo ở nhiều mức độ khác
nhau. Sự khác nhau về cách thức tu hành : Phật giáo Nam tông đề cao sự tự giải phóng bằng
việc nỗ lực của cá nhân. Cách giác ngộ chính là thông qua Thiền và rất coi trọng tu viện. màu

đặc biệt là sự thiếu vắng thái độ khoan dung văn hóa với thói quen tôn sùng giá trị văn hóa
của minh và hạ thấp các giá trị văn hóa khác.

Trước kia, cá nhân tôi thậm chí còn không muốn, không cần quan tâm đến các tri thức đầy
đủ, chính xác về thế giới quan và phương thức sống của nền văn hóa khác. Tôi đã không nhận
ra được tầm quan trọng sự giao tiếp liên văn hóa trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc
tế. Đến bây giờ tôi đã nhận thức được tầm quan trong của vấn đề này, không những thế tôi đã
nghiên cứu và tích trữ cho mình rất nhiều kiến thức quan trọng.

Để tránh sự hiểu biết không đúng về văn hóa, một mặt, chúng ta phải khắc phục hiện
tượng “mù văn hóa”, vượt qua sự không hiểu biết về văn hóa. Ngoài ra, cũng cần phải loại bỏ
các nguyên nhân có thể dẫn tới sự hiểu biết không đúng về các nền văn hóa khác. Trong thời
kì hội nhập đất nước nào mà không thích nghi với các nền văn hóa đa dạng, đất nước đó sẽ đi
lùi so với các nước giao lưu văn hóa tích cực.

Phần 5: Danh mục tài liệu tham khảo :

  1. Allan Pease & Barbara Pease ( 2000 ), Tại Sao Đàn Ông Không Biết Cách Lắng Nghe
    Còn Phụ Nữ Không Biết Đọc Bản Đồ , NXB Khoa học Xã Hội.
  2. Bennett, M. (1993), Towards Ethnorelativism: a developmental model of intercultural
    sensitivity , trong R. M. Paige. Education for the intercultural experience.
  3. Heather R. Huhman, How To Be A Part Of The Male Conversations At Work,
    forbes/sites/work-in-progress/2012/05/30/how-to-be-a-part-of-the-
    male-conversations-at-work/?sh=c7176bb2944c#ref=guides , truy cập ngày
    29/10/2021.
  4. Hoàng Thị Chiến, Thực trạng hành vi giao tiếp có văn hóa của sinh viên trường
    CĐSP Cà Mau , slideshare/trongthuy1/luan-van-hanh-vi-giao-tiep-co-
    van-hoa-cua-sinh-vien-hay-9d , truy cập ngày 30/10/2021.
  5. Ingrid Piller ( 2017 ), Intercultural Communication: A Critical Introduction.
  6. IvyPanda, Barriers to Intercultural Communication Essay ,
    ivypanda/essays/barriers-to-intercultural-communication/ , truy cập ngày
    29/10/2021.
  7. Liberman, Barriers to Intercultural Communication ,
    sagepub/sites/default/files/upm-
    binaries/5245_Jandt_Final_Pages_Chapter_4 , truy cập ngày 28/10/2021.
  8. Milton J. Bennett, Developmental Model of Intercultural Sensitivity ,
    researchgate/publication/318430742_Developmental_Model_of_Inte
    rcultural_Sensitivity , truy cập ngày 1/11/2021.
  9. TS. Lê Đức Thụ , Giao tiếp liên văn hóa : Những cơ hội và thách thức ,
    repository.ulis.vnu.edu/bitstream/ULIS_123456789/747/1/L%C3%AA%
    %C4%90%E1%BB%A9c%20Th%E1%BB%A5
  10. TS. Nguyễn Vũ Hảo, Giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa ,
    taplamvan.edu/giao-tiep-lien-van-hoa-trong-boi-canh-toan-cau-
    hoa/#ixzz3me8E7WHN , truy cập ngày 2/11/2021.