Giáo trình văn hóa doanh nghiệp – Tài liệu text
Mục lục bài viết
Giáo trình văn hóa doanh nghiệp
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 352 trang )
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
PGS.TS. Đỗ Thị Phi Hồi
GIÁO TRÌNH
VĂN HĨA DOANH NGHIỆP
NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH
1
2
LỜI NÓI ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cơ hội cho các doanh
nghiệp Việt Nam cùng với những khó khăn thử thách đòi hỏi các
doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi, định hình phong cách, bản
sắc của mình. Các triết lý, quy tắc và phương pháp phù hợp với xu
hướng có ý nghĩa quan trọng không chỉ giúp giải quyết những vấn đề
về quản lý mà còn để hạn chế việc phải khắc phục những hậu quả
của các quyết định sai lầm có thể mắc phải. Đó chính là quá trình
xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp trở thành giá
trị cốt lõi để xác định thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu hàng
hóa. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở nên cần thiết hơn bao
giờ hết để các doanh nghiệp phát triển bền vững.
Môn học Văn hóa doanh nghiệp cần được đưa vào giảng dạy ở
các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế nói chung và Học viện Tài
chính nói riêng. Thực hiện chủ trương đổi mới mục tiêu đào tạo, nội
dung, chương trình, giáo trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của
Học viện Tài chính; được sự đồng ý của Hội đồng Khoa học Học
viện, chúng tôi biên soạn giáo trình Văn hóa doanh nghiệp nhằm đáp
ứng yêu cầu đào tạo. Cuốn sách cũng là tài liệu bổ ích giúp các
doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp của riêng mình.
Với mục tiêu trên, giáo trình Văn hóa doanh nghiệp được biên
soạn thành 5 chương với những nội dung chính như sau:
Chương 1: Trình bày những kiến thức tổng quan về văn hóa và
văn hóa doanh nghiệp: Khái niệm, các yếu tố cấu thành, những nét
đặc trưng của văn hóa; các mức độ văn hóa doanh nghiệp, tác động
của văn hóa doanh nghiệp và sự hình thành văn hóa doanh nghiệp.
Chương 2: Trình bày các dạng văn hóa doanh nghiệp: Các
biểu hiện, cách phân loại văn hóa doanh nghiệp và nhận dạng văn
hóa doanh nghiệp.
3
Chương 3: Trình bày tổng quan về đạo đức kinh doanh:
Khái niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh
nghiệp; các biểu hiện của đạo đức kinh doanh và xây dựng đạo
đức kinh doanh.
Chương 4: Trình bày những nội dung cơ bản về văn hóa
doanh nhân: Khái niệm, vai trò của doanh nhân và một số quan
điểm trong cách nhìn nhận của xã hội đối với doanh nhân; những lý
luận cơ bản về văn hóa doanh nhân và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá
văn hóa doanh nhân.
Chương 5: Việc nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp, doanh
nhân và đạo đức kinh doanh để được vận dụng trong các hoạt động
kinh doanh. Đó là, văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp,
trong xây dựng và phát triển thương hiệu, trong hoạt động
marketing, trong đàm phán và thương lượng, trong định hướng tới
khách hàng.
Cuốn sách do PGS., TS. Đỗ Thị Phi Hoài làm chủ biên. Tham
gia biên soạn là các giảng viên Khoa Quản trị Kinh doanh – Học
viện Tài chính gồm Th.S Đỗ Khắc Hưởng và Th.S Lê Việt Anh.
Trong quá trình biên soạn và hoàn thành cuốn sách các tác giả
đã nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước về vấn
đề văn hóa doanh nghiệp, về đạo đức kinh doanh và văn hóa trong
các hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng khoa học
cao nhất. Tuy nhiên, đây là giáo trình lần đầu biên soạn và môn học
mới được đưa vào giảng dạy tại Học viện nên cuốn sách không thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Học viện Tài chính và tập thể
tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành của bạn
đọc để cuốn sách ngày càng bổ ích hơn cho sinh viên và bạn đọc.
Hà Nội, tháng 5 năm 2011
PGS, TS. Đỗ Thị Phi Hoài
4
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA
VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Mục tiêu chính:
Sau khi học xong Chương 1, sinh viên sẽ nắm được những
nội dung chính như sau:
– Nắm được những kiến thức chung về văn hóa và văn hóa
doanh nghiệp;
– Hiểu được những tác động của văn hóa doanh nghiệp đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
– Nắm được sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp qua từng
thời kỳ;
– Nắm rõ được những tác động của sự thay đổi văn hóa doanh
nghiệp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Khái quát về văn hóa
1.1. Khái niệm
Văn hóa gắn liền với sự ra đời của nhân loại. Phạm trù văn
hóa rất đa dạng và phức tạp. Nó là một khái niệm có rất nhiều nghĩa
được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm khác nhau về đối
tượng, tính chất, và hình thức biểu hiện.
– Theo nghĩa gốc của từ
Ở phương Tây, văn hóa – culture (trong tiếng Anh, tiếng
Pháp) hay kultur (tiếng Đức)… đều xuất xứ từ chữ Latinh cultus có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trông nom cây lương
thực. Sau đó từ cultus được mở rộng nghĩa, dùng trong lĩnh vực
xã hội chỉ sự vun trồng, giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khả
năng của con người.
5
Ở Phương Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hóa bao hàm ý
nghĩa “văn” là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con
người có thể đạt được bằng sự tu dưỡng của bản thân và cách thức
cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền. Còn chữ “hóa” là đem cái văn
(cái đẹp, cái tớt, cái đúng) để cảm hóa, giáo dục và hiện thực hóa
trong thực tiễn, đời sống. Vậy, Văn hóa chính là nhân hóa hay nhân
văn hóa.
Như vậy, văn hóa trong từ nguyên của cả phương Đông và
phương Tây đều có một nghĩa chung căn bản là sự giáo hóa, vun
trồng nhân cách con người (bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội
loài người), cũng có nghĩa là làm cho con người và cuộc sống trở
nên tốt đẹp hơn.
– Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu
+ Theo phạm vi nghiên cứu rộng, văn hóa là tổng thể nói
chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
trong quá trình lịch sử.
Do đó, nói đến văn hóa là nói đến con người – nói tới những
đặc trưng riêng chỉ có ở loài người, nói tới việc phát huy những
năng lực và bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người.
Cho nên, theo nghĩa này, văn hóa có mặt trong tất cả các
hoạt động của con người dù đó chỉ là những suy tư thầm kín,
những cách giao tiếp ứng xử cho đến những hoạt động kinh tế,
chính trị và xã hội. Hoạt động văn hóa là hoạt động sản xuất ra
các giá trị vật chất và tinh thần nhằm giáo dục con người khát
vọng hướng tới chân – thiện – mỹ và khả năng sáng tạo chân thiện – mỹ trong đời sớng.
Theo UNESCO “Văn hóa là một phức thể, tổng thể các đặc
trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, linh cảm… khắc họa
nên bản sắc của mợt cợng đồng gia đình, xóm làng quốc gia, xã
hợi… Văn hóa khơng chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả
những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ giá
trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”
6
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích
c̣c sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và
các phương tiện, phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người
đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống, và địi hỏi
của sự sinh tồn”.
Theo E.Herriot: “Văn hóa là cái còn lại sau khi người ta đã
quên đi tất cả, là cái vẫn còn thiếu sau khi người ta đã học tất cả.”
+ Theo nghĩa hẹp, văn hóa là những hoạt động và giá trị tinh
thần của con người. Trong phạm vi này, văn hóa khoa học và văn
hóa nghệ thuật được coi là hai phân hệ chính của hệ thống văn hóa.
+ Theo nghĩa hẹp hơn nữa, văn hóa được coi như một ngành
– ngành văn hóa – nghệ thuật để phân biệt với các ngành kinh tế kỹ thuật khác.
– Căn cứ theo hình thức biểu hiện
Văn hóa được phân loại thành văn hóa vật chất và văn hóa
tinh thần, hay nói đúng hơn, theo cách phân loại này văn hóa bao
gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.
Các đền chùa, cảnh quan, di tích lịch sử cũng như các sản
phẩm văn hóa truyền thống như tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, áo
dài, áo tứ thân… đều thuộc loại hình văn hóa vật thể. Các phong
tục, tập quán, các làn điệu dân ca hay bảng giá trị, các chuẩn mực
đạo đức của một dân tộc… là thuộc loại hình văn hóa phi vật thể.
Tuy vậy, sự phân loại trên cũng chỉ có nghĩa tương đối bởi vì trong
một sản phẩm văn hóa thường có cả yếu tố “vật thể” và “phi vật
thể” như “cái hữu hình và cái vơ hình gắn bó hữu cơ với nhau, lồng
vào nhau, như thân xác và tâm trí con người”. Điển hình như trong
không gian văn hóa cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên, ẩn
sau cái vật thể hữu hình của nó gồm những cồng, những chiêng,
7
những con người của núi rừng, những nhà sàn, nhà rơng mang đậm
bản sắc… là cái vơ hình của âm hưởng, phong cách và quy tắc chơi
nhạc đặc thù, là cái hồn của thời gian, không gian và giá trị lịch sử.
Như vậy, khái niệm văn hóa rất rộng, trong đó những giá trị
vật chất và tinh thần được sử dụng làm nền tảng định hướng cho lối
sống, đạo lý, tâm hồn và hành động của mỗi dân tộc và các thành
viên để vươn tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp, trong mối quan hệ giữa
người và người, giữa người với tự nhiên và môi trường xã hội.
Khái niệm: “Văn hóa là toàn bợ những giá trị vật chất và tinh
thần mà loài người tạo ra trong quá trình lịch sử”.
1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa
Văn hóa là một phạm trù phức tạp và đa dạng. Để hiểu bản
chất của văn hóa, cần xem xét các yếu tố cấu thành văn hóa. Dựa
vào khái niệm về văn hóa, có thể chia văn hóa thành hai lĩnh vực cơ
bản là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
– Văn hóa vật chất
Văn hóa vật chất là toàn bợ những giá trị sáng tạo được thể
hiện trong các của cải vật chất do con người tạo ra. Đó là các sản
phẩm hàng hóa, công cụ lao động, tư liệu tiêu dùng, cơ sở hạ tầng
kinh tế như giao thông, thông tin, nguồn năng lượng; cơ sở hạ tầng
xã hội như chăm sóc sức khỏe, nhà ở, hệ thống giáo dục và cơ sở
hạ tầng tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính trong
xã hội. Văn hóa vật chất được thực hiện qua đời sống vật chất của
quốc gia. Chính vì vậy, văn hóa vật chất sẽ ảnh hưởng to lớn đến
trình độ dân trí, lối sống của các thành viên trong nền kinh tế đó.
Một điểm lưu ý là khi xem xét đến văn hóa vật chất, chúng ta
xem xét cách con người làm ra những sản phẩm vật chất thể hiện ở
tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, ai làm ra chúng và tại sao. Tiến bộ
kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng đến mức sống và giúp giải thích
những giá trị và niềm tin của xã hội. Ví dụ như nếu là một quốc gia
tiến bộ kỹ thuật, con người ít tin vào số mệnh và họ tin tưởng rằng
có thể kiểm soát những điều xảy ra đối với họ. Những giá trị của họ
8
cũng thiên về vật chất bởi vì họ có mức sống cao hơn. Như vậy,
một nền văn hóa vật chất thường được coi là kết quả của công nghệ
và liên hệ trực tiếp với việc xã hội đó tổ chức hoạt đợng kinh tế của
mình như thế nào.
– Văn hóa tinh thần
Là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người và xã hội
bao gồm kiến thức, các phong tục, tập quán, thói quen, cách ứng
xử, ngôn ngữ (bao gồm cả ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời),
các giá trị và thái độ, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, tôn giáo,
giáo dục, các phương thức giao tiếp và cách thức tổ chức xã hội.
+ Kiến thức là nhân tố hàng đầu của văn hóa, thường được đo
một cách hình thức bằng trình độ học vấn, trình độ tiếp thu và vận
dụng kiến thức khoa học, hệ thống kiến thức được con người phát
minh, nhận thức và được tích lũy lại, bổ sung nâng cao và không
ngừng đổi mới qua các thế hệ.
+ Các phong tục tập quán là những quy ước thông thường của
cuộc sống hàng ngày như nên mặc như thế nào, cách sử dụng các đồ
dùng ăn uống trong bữa ăn, cách xử sự với những người xung quanh,
cách sử dụng thời gian… Phong tục, tập quán là những hành động ít
mang tính đạo đức. Sự vi phạm phong tục tập quán không phải là
vấn đề nghiêm trọng, người vi phạm chỉ bị coi là không biết cách cư
xử chứ ít khi bị coi là hư hỏng hay xấu xa. Vì thế, người nước ngoài
có thể được tha thứ cho việc vi phạm phong tục tập quán lần đầu tiên
đến một nước khác. Tập tục có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với tập
quán, nó là những quy tắc được coi là trọng tâm trong đời sống xã
hội, việc làm trái tập tục có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng.
Chẳng hạn như tập tục bao gồm các yếu tố như sự lên án các hành
động trộm cắp, ngoại tình, loạn luân và giết người. Ở nhiều xã hội,
một số tập tục đã được cụ thể hóa trong luật pháp.
+ Thói quen là những cách thực hành phổ biến hoặc đã hình
thành từ trước. Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn
trong một xã hội riêng biệt. Thói quen thực hiện cách sự vật được
9
làm, cách cư xử được dùng khi thực hiện chúng. Ví dụ thói quen ở
Mỹ là ăn món chính trước món tráng miệng. Khi thực hiện thói
quen này, họ dùng dao và dĩa ăn hết thức ăn trên đĩa và khơng nói
khi có thức ăn trong miệng. Ở nhiều nước trên thế giới, thói quen
và cách cư xử hoàn toàn khác nhau. Ở các nước Latinh có thể chấp
nhận việc đến trễ, nhưng ở Anh và Pháp, sự đúng giờ là giá trị.
Người Mỹ thường sử dụng phấn bột sau khi tắm nhưng người Nhật
cảm thấy như thế là làm bẩn lại.
+ Giá trị là những niềm tin và chuẩn mực chung cho một tập
thể người được các thành viên chấp nhận, còn thái độ là sự đánh
giá, sự cảm nhận, sự phản ứng trước một sự vật dựa trên các giá trị.
Ví dụ thái độ của nhiều quan chức ở độ tuổi trung niên của Chính
phủ Nhật Bản với người nước ngoài không thiện chí lắm, họ cho
rằng dùng hàng nước ngoài là không yêu nước. Thái độ có nguồn
gốc từ những giá trị, ví dụ người Nga tin tưởng rằng cách nấu ăn
của Mc Donald là tốt nhất đối với họ (giá trị) và do đó vui lòng
đứng xếp hàng dài để ăn (thái độ).
+ Ngôn ngữ là một yếu tố hết sức quan trọng của văn hóa vì
nó là phương tiện được sử dụng để truyền thông tin và ý tưởng,
giúp con người hình thành nên cách nhận thức về thế giới và có tác
dụng định hình đặc điểm văn hóa của con người. Ở những nước có
nhiều ngôn ngữ người ta thấy có nhiều nền văn hóa. Ví dụ, ở
Canada có 2 nền văn hóa, nền văn hóa tiếng Anh và nền văn hóa
tiếng Pháp. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự khác biệt về ngôn
ngữ cũng dẫn đến sự khác biệt về xã hội. Trong hoạt động kinh
doanh, nhất là kinh doanh quốc tế, sự hiểu biết về ngôn ngữ địa
phương, về những thành ngữ và ngôn ngữ xã giao hàng ngày, về
dịch thuật là rất quan trọng. Một công ty đã không thành công khi
quảng cáo bột giặt của mình đã đặt hình ảnh quần áo bẩn ở bên trái
hộp xà phòng và hình ảnh quần áo sạch sẽ ở bên phải vì ở nước này
người ta đọc từ phải qua trái, và điều đó được hiểu là xà phòng làm
bẩn quần áo.
10
Bản thân ngôn ngữ đa dạng, nó bao gồm ngôn ngữ có lời và
ngôn ngữ không lời. Thông điệp được chuyển giao bằng nội dung
của từ ngữ, bằng cách diễn tả các thông tin đó (âm điệu, ngữ
điệu…) và bằng các phương tiện không lời như cử chỉ, tư thế, ánh
mắt, nét mặt… Ví dụ một cái gật đầu là dấu hiệu của sự đồng ý,
một cái nhăn mặt là dấu hiệu của sự khó chịu. Tuy nhiên, một số
dấu hiệu của ngôn ngữ cử chỉ lại bị giới hạn về mặt văn hóa.
Chẳng hạn trong khi phần lớn người Mỹ và Châu Âu khi giơ ngón
cái lên hàm ý “mọi thứ đều ổn” thì ở Hy Lạp, dấu hiệu đó là ngụ ý
khiêu dâm.
+ Thẩm mỹ liên quan đến thị hiếu nghệ thuật của văn hóa,
các giá trị thẩm mỹ được phản ánh qua các hoạt động nghệ thuật
như hội họa, điêu khắc, điện ảnh, văn chương, âm nhạc, kiến trúc…
+ Tôn giáo ảnh hưởng lớn đến cách sống, niềm tin, giá trị và
thái độ, thói quen làm việc và cách cư xử con người trong xã hội
đối với nhau và với xã hội khác. Chẳng hạn, ở những nước theo đạo
Hồi vai trò của người phụ nữ bị giới hạn trong gia đình; Giáo hội
Thiên chúa giáo đến tận bây giờ vẫn tiếp tục cấm sử dụng các biện
pháp tránh thai. Thói quen làm việc chăm chỉ của người Mỹ là
được ảnh hưởng từ lời khuyên của đạo tin lành. Các nước Châu Á
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Khổng nên coi trọng đạo đức làm
việc. Thói quen ăn kiêng của một số tôn giáo ảnh hưởng từ thói
quen làm việc.
+ Giáo dục là yếu tố quan trọng để hiểu văn hóa. Trình độ
cao của giáo dục thường dẫn đến năng suất cao và tiến bộ kỹ thuật.
Giáo dục cũng giúp cung cấp những cơ sở hạ tầng cần thiết để phát
triển khả năng quản trị.
Sự kết hợp giáo dục trong nhà trường và giáo dục ở gia đình,
xã hợi giúp cho con người có những giá trị và chuẩn mực xã hội
như tôn trọng người khác, tuân thủ luật pháp, trung thực, gọn gàng,
ngăn nắp, đúng giờ…, giúp họ hiểu và thực hiện những nghĩa vụ cơ
bản của công dân, những kỹ năng cần thiết. Việc đánh giá kết quả
11
học tập bằng điểm số hoặc phân loại giáo dục cho học sinh thấy giá
trị thành công của mỗi cá nhân và khuyến khích tinh thần cạnh
tranh ở học sinh. Trình độ giáo dục của một cộng đồng có thể đánh
giá qua tỷ lệ người biết đọc, biết viết, tỷ lệ người tốt nghiệp phổ
thông, trung học hay đại học…
+ Cách thức tổ chức của một xã hội thể hiện qua cấu trúc xã hội
Ở đây nổi lên ba đặc điểm quan trọng giúp ta phân biệt sự
khác nhau giữa các nền văn hóa:
Thứ nhất là sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân với chủ nghĩa
tập thể. Các xã hội phương Tây có xu hướng nhấn mạnh ưu thế của
cá nhân, trong khi nhiều xã hội khác lại coi trọng tập thể hơn. Sự
coi trọng ưu thế cá nhân, thành tựu cá nhân, một mặt khuyến khích
tinh thần sáng tạo của mỗi cá nhân và làm xã hội trở nên năng động
hơn; mặt khác, chủ nghĩa cá nhân cũng làm suy yếu mối liên hệ
giữa các cá nhân, có thể gây ảnh hưởng xấu đến ý thức trách nhiệm
của từng cá nhân với tập thể nói riêng và xã hội nói chung. Xã hội
Mỹ và Nhật Bản là ví dụ điển hình về vấn đề này. Sự coi trọng tập
thể, hòa nhập với tập thể sẽ tạo ra sự tương trợ lẫn nhau, tạo ra
động lực mạnh mẽ để các thành viên, nâng cao ý thức trách nhiệm
của từng cá nhân với xã hội. Tuy nhiên, những xã hội coi trọng tập
thể có thể bị coi là thiếu tính năng động và tinh thần kinh doanh
cao. Vì những lý do văn hóa, nước Mỹ tiếp tục thành công hơn
Nhật Bản và đi đầu trong việc tạo ra những sản phẩm và phương
thức kinh doanh mới.
Thứ hai là sự phân cấp trong xã hội. Có một số xã hội có
khoảng cách phân cấp cao và mức độ linh hoạt chuyển đổi giữa
các giai cấp thấp (ví dụ như ấn Độ, Anh Quốc). Trong khi đó, ở
một số xã hội khác, khoảng cách phân cấp ít hơn, nhưng lại linh
hoạt hơn trong việc chuyển đổi giai cấp (ví dụ như Mỹ). Những cá
nhân thuộc phân cấp cao trong xã hội có nhiều người thuộc tầng
lớp cao được giáo dục tốt hơn và cơ hội việc làm càng tốt hơn.
Các cá nhân trong xã hợi có mức đợ linh hoạt trong chủn đổi
12
giữa các giai cấp thấp thì khó có cơ hội vươn lên những tầng lớp
cao hơn. Thành kiến xã hội và những quy định nghiêm ngặt về
cách cư xử, thậm chí giọng nói ngăn cản họ làm việc đó. Trong
khi đó, những cá nhân trong xã hợi có mức đợ linh hoạt chuyển
đổi giữa các giai cấp ở mức cao thường có cơ hội vươn lên những
tầng lớp cao hơn. Tuy nhiên, địa vị của một cá nhân được xác
định chủ yếu bằng thành công của bản thân chứ không phải bằng
việc một cá nhân có thể dễ dàng chuyển từ giai cấp lao động lên
giai cấp thượng lưu. Thực tế là tại Mỹ, người ta rất tôn trọng
những người thành đạt có nguồn gốc thấp kém, trong khi ở Anh
những người như thế chỉ được coi là “trưởng giả học làm sang”
chứ không bao giờ được xã hội thượng lưu thực sự chấp nhận.
Thứ ba là tính đối lập nữ quyền hay nam quyền. Trong một số
xã hội, mối quan hệ giữa giới tính và vai trò của từng giới trong
công việc là rất rõ nét. Trong môi trường nam quyền, vai trò của
giới tính rất quan trọng, sự phân biệt nam nữ là rất lớn. Trong môi
trường này, sự tham gia vào công việc của phái nữ là rất ít, hoặc sự
tham gia đó chỉ mang tính hình thức, các vị trí cao trong công việc
nữ giới hầu như không được đảm nhiệm.
Thứ tư là thái độ đối với rủi ro. Trong các xã hội có truyền
thống văn hóa chấp nhận những điều không chắc chắn, con người
sẵn sàng chấp nhận rủi ro đến từ những điều mà họ không biết rõ. Họ
cho rằng cuộc sống sẽ vẫn tiếp tục cho dù những rủi ro có xảy ra.
Trong môi trường này, cơ cấu của các tổ chức thường được xây
dựng rất ít hoạt động, các văn bản về luật cũng không nhiều và các
nhà quản lý có xu hướng chấp nhận rủi ro cao, đồng thời tỷ lệ thay
thế lao động trong các tổ chức này thường cao và có nhiều nhân viên
giàu hoài bão. Những quốc gia điển hình cho nền văn hóa này là Anh
và Đan Mạch. Ngược lại, những xã hội có truyền thống văn hóa
không chấp nhận những điều không chắc chắn, con người luôn luôn
cảm thấy bất an về một tình huống mơ hồ nào đó, họ luôn muốn
tránh những xu hướng mạo hiểm bằng nhu cầu cao về an ninh và
13
niềm tin mạnh mẽ vào các chuyên gia hay biết của họ. Những tổ
chức thuộc nền văn hóa này thường xây dựng với rất nhiều hoạt
động trong tổ chức, có nhiều văn bản về điều luật và các nhà quản lý
thường ít khi chấp nhận rủi ro. Tỷ lệ thay lao động trong các tổ chức
này cũng thấp hơn và số nhân viên giàu tham vọng cũng ít hơn. Đơn
cử cho những nước này là Đức, Nhật, Tây Ban Nha.
1.3. Những nét đặc trưng của văn hóa
– Văn hóa mang tính tập quán: Văn hóa quy định những hành
vi được chấp nhận hay không được chấp nhận trong xã hội cụ thể.
Có những tập quán đẹp, tồn tại lâu đời như một sự khẳng định về
nét độc đáo của một nền văn hóa này so với nền văn hóa kia, như
tập quán “mời trầu” của người Việt Nam, tập quán các thiếu nữ
Nga mời khách bánh mỳ và muối. Song cũng có những tập quán
không dễ gì cảm thông ngay như tập quán “cà răng căng tai” ở một
số dân tợc thiểu sớ của Việt Nam.
– Văn hóa mang tính cộng đồng: Văn hóa không thể tồn tại do
chính bản thân nó mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại và
củng cố của mọi thành viên trong xã hội. Văn hóa như là một sự
quy ước chung cho các thành viên trong cộng đồng. Đó là những lề
thói, nhưng tập tục mà một cộng đồng người cùng tuân theo một
cách rất tự nhiên, không cần phải ép buộc. Một người nào đó làm
khác đi sẽ bị cộng đồng lên án hoặc xa lánh, tuy rằng xét về mặt
pháp lý những việc làm của anh ta khơng có gì là phi pháp.
– Văn hóa mang tính dân tợc: Văn hóa tạo nên nếp suy nghĩ
và cảm nhận chung của từng dân tộc mà dân tộc khác không dễ gì
hiểu được. Vì thế mà một câu chuyện cười có thể làm cho người
dân các nước Phương Tây cười chảy nước mắt trong khi người
dân Châu Á chẳng thấy có gì hài hước ở đó. Vì vậy, cùng một
thông điệp mà ở những nước khác nhau có thể mang ý nghĩa hoàn
toàn khác nhau.
14
– Văn hóa có tính chủ quan: Con người ở các nền văn hóa khác
nhau có suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc. Một cử
chỉ thọc tay vào túi quần và ngồi ghếch chân lên bàn để giảng bài
của một thầy giáo có thể được coi là rất bình thường ở nước Mỹ, trái
lại là không thể chấp nhận được ở nhiều nước Châu Á.
– Văn hóa có tính khách quan: Văn hóa thể hiện quan điểm
chủ quan của từng dân tộc, nhưng lại có cả một quá trình hình
thành mang tính lịch sử, xã hội, được chia sẻ và truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
mỗi người. Văn hóa tồn tại khách quan ngay cả với các thành viên
trong cộng đồng. Chúng ta chỉ có thể học hỏi các nền văn hóa, chấp
nhận nó, chứ không thể biến đổi chúng theo ý muốn chủ quan của
mình. Chẳng hạn, quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã ăn rất sâu
trong lịch sử Việt Nam, không dễ gì xóa bỏ được.
– Văn hóa có tính kế thừa: Văn hóa là sự tích tụ hàng trăm,
hàng ngàn năm của tất cả các hoàn cảnh. Mỗi thế hệ đều cộng thêm
đặc trưng riêng biệt của mình vào nền văn hóa dân tộc trước khi
truyền lại cho thế hệ sau. Ở mỗi thế hệ, thời gian qua đi, những cái
cũ có thể bị loại trừ và tạo nên một nền văn hóa quảng đại. Sự sàng
lọc và tích tụ qua thời gian đã làm cho vốn văn hóa của một dân tộc
trở nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn.
– Văn hóa có thể học hỏi được: Văn hóa khơng chỉ được
truyền lại từ đời này qua đời khác, mà nó còn phải do học mới có.
Đa số những kiến thức mà một người có được là do học mà có hơn
là bẩm sinh đã có. Do vậy, con người ngoài vốn văn hóa có được từ
nơi sinh ra và lớn lên, có thể còn học được từ những nơi khác,
những nền văn hóa khác.
– Văn hóa ln phát triển: Một nền văn hóa không bao giờ
tĩnh lại và bất biến. Ngược lại văn hóa luôn luôn thay đổi và rất
năng động. Nó luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với trình độ và tình
hình mới. Trong quá trình hội nhập và giao thoa với các nền văn
15
hóa khác, nó có thể tiếp thu các giá trị tiến bộ, hoặc tích cực của
các nền văn hóa khác. Ngược lại, nó cũng tác động ảnh hưởng tới
các nền văn hóa khác.
Việc nắm bắt được những nét đặc trưng của văn hóa cho
chúng ta một tầm nhìn bao quát, rộng mở và một thái độ thận trọng
với những vấn đề văn hóa. Mọi sự kết luận vội vàng hoặc một sự
thiếu trách nhiệm đều có thể làm thui chột khả năng sáng tạo văn
hóa. Nhận biết đầy đủ và sâu sắc những đặc trưng này sẽ giúp
chúng ta xác định được biểu hiện và vai trò của văn hóa trong đời
sống xã hội nói chung và trong hoạt động kinh doanh nói riêng.
2. Văn hóa doanh nghiệp
2.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Trong mợt xã hợi rợng lớn, mỡi doanh nghiệp được coi là một
xã hội thu nhỏ. Xã hội lớn có nền văn hóa chung, xã hội nhỏ (doanh
nghiệp) cũng cần xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng. Nền
văn hóa ấy chịu ảnh hưởng và đồng thời cũng là một bộ phận cấu
thành nên nền văn hóa chung. Như Edgar Schein, một nhà quản trị
nổi tiếng người Mỹ đã nói: “Văn hóa doanh nghiệp gắn với văn hóa
xã hội, là một bước tiến của văn hóa xã hội, là tầng sâu của văn hóa
xã hội. Văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi vừa chú ý tới năng suất và
hiệu quả sản xuất, vừa chú ý tới quan hệ chủ thợ, quan hệ giữa người
với người. Nói rộng ra, nếu toàn bộ nền sản xuất đều được xây dựng
trên một nền văn hóa doanh nghiệp có trình độ cao, nền sản xuất sẽ
vừa mang bản sắc dân tộc, vừa thích ứng với thời đại hiện nay”.
Vào đầu những năm 70, sau sự thành công rực rỡ của các công
ty Nhật Bản, các công ty Mỹ bắt đầu chú ý tìm hiểu nguyên nhân dẫn
đến những thành công đó. Cụm từ “corporate culture/organizational
culture” (văn hóa doanh nghiệp, còn gọi là văn hóa xí nghiệp, văn hóa
công ty) đã được các chuyên gia nghiên cứu về tổ chức và các nhà
quản lý sử dụng để chỉ một trong những tác nhân chủ yếu dẫn đến sự
thành công của các công ty Nhật trên khắp thế giới.
16
Đầu thế kỷ 90, người ta bắt đầu đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về
những nhân tố cấu thành cũng như những tác động to lớn của văn
hóa đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Đã có rất nhiều
khái niệm văn hóa doanh nghiệp được đưa ra nhưng cho đến nay
vẫn chưa có một định nghĩa nào được chính thức cơng nhận.
– Ơng Georges de Saite Marie, chun gia người Pháp về
doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã đưa ra định nghĩa như sau: “Văn hóa
doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại,
nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo
thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”.
Mợt định nghĩa khác của tổ chức lao động quốc tế
(International Labour Organization – ILO): “Văn hóa doanh nghiệp
là sự trợn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và
truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là
duy nhất đối với một tổ chức đã biết”.
Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi
nhất là định nghĩa của chuyên gia nghiên cứu các tở chức Edgar
Schien: “Văn hóa cơng ty là tổng hợp những quan niệm chung mà
các thành viên trong cơng ty học được trong quá trình giải quyết
các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh”.
Các khái niệm trên đều đã đề cập đến những nhân tố tinh
thần của văn hóa doanh nghiệp như: Các quan niệm chung, các
giá trị, các huyền thoại, nghi thức… của doanh nghiệp nhưng
chưa đề cập đến nhân tố vật chất – nhân tố quan trọng của văn
hóa doanh nghiệp.
Do đó, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các học giả
và hệ thống nghiên cứu logic về văn hóa và văn hóa kinh doanh,
văn hóa doanh nghiệp được định nghĩa như sau:
“Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị,
niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi
17
thành viên trong doanh nghiệp cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở
phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên trong
hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh
nghiệp đó”.
2.2. Các mức độ văn hóa doanh nghiệp
Theo Edgar H. Schein, văn hóa doanh nghiệp có thể chia
thành ba mức độ khác nhau, đó là các mức độ cảm nhận được các
giá trị văn hóa trong doanh nghiệp hay nói cách khác là tính hữu
hình của các giá trị văn hóa đó. Đây là cách tiếp cận độc đáo, đi từ
hiện tượng đến bản chất của một nền văn hóa, giúp cho chúng ta
hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thành nên nền
văn hóa đó.
Hình 1: Các mức độ của văn hóa doanh nghiệp
Mức đợ thứ nhất
Những quá trình và
cấu trúc hữu hình của
doanh nghiệp
(Artifacts)
Mức độ thứ hai
Những giá trị được
chấp nhận (Espoused
Values)
Mức độ thứ ba
Những quan niệm
chung (Basic
Underlying)
Assumptions)
18
a. Mức đợ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hữu hình
của doanh nghiệp
Bao gờm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một người có
thể nhìn, nghe và cảm nhận khi tiếp xúc với một tổ chức có nền văn
hóa xa lạ như:
– Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm
– Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp
– Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh
nghiệp
– Lễ nghi và lễ hội hàng năm
– Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của
doanh nghiệp
– Ngôn ngữ, cách ăn mặc, phương tiện đi lại, chức danh, cách
biểu lộ cảm xúc, hành vi ứng xử thường thấy của các thành viên và
các nhóm làm việc trong doanh nghiệp
– Những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức
– Hình thức mẫu mã của sản phẩm
– Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên doanh
nghiệp
Đây là cấp độ văn hóa có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp
xúc đầu tiên, nhất là với những yếu tố vật chất như: kiến trúc, bài
trí, đồng phục… Cấp độ văn hóa này có đặc điểm chung là ảnh
hưởng nhiều của tính chất công việc kinh doanh của công ty, quan
điểm của người lãnh đạo… Tuy nhiên, cấp độ văn hóa này dễ thay
đổi và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự trong văn hóa của
doanh nghiệp.
b. Mức độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố bao gồm các
chiến lược, mục tiêu, triết lý của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nào cũng có quy định, nguyên tắc, triết lý,
chiến lược và mục tiêu riêng, là kim chỉ nam cho hoạt động của
toàn bộ nhân viên và thường được doanh nghiệp công bố rộng rãi
19
ra công chúng. Đây cũng chính là những giá trị được công bố, một
bộ phận của nền văn hóa doanh nghiệp.
“Những giá trị được tuyên bố” cũng có tính hữu hình vì
người ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính
xác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn cho các thành viên
trong doanh nghiệp cách thức đối phó với một số tình thế cơ bản và
rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong môi trường
doanh nghiệp.
c. Mức độ thứ ba: Những quan niệm chung, những ý nghĩa
niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vơ thức, mặc
nhiên được cơng nhận trong doanh nghiệp.
Trong bất cứ cấp độ văn hóa nào, văn hóa dân tộc, văn hóa
kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp… cũng đều có các quan niệm
chung, được hình thành và tồn tại trong một thời gian dài, chúng ăn
sâu vào tâm lý của hầu hết các thành viên trong nền văn hóa đó và
trở thành điều mặc nhiên được cơng nhận.
Ví dụ, cùng mợt vấn đề: Vai trị của người phụ nữ trong xã
hội. Văn hóa Á Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng có
quan niệm truyền thống: Nhiệm vụ quan trọng nhất của người phụ
nữ là chăm lo cho gia đình còn công việc ngoài xã hội là thứ yếu.
Trong khi đó văn hóa phương Tây lại quan niệm: Người phụ nữ có
quyền tự do cá nhân và không phải chịu sự ràng buộc quá khắt khe
vào lễ giáo truyền thống.
Để hình thành được các quan niệm chung, một cộng đồng văn
hóa (ở bất kỳ cấp độ nào) phải trải qua quá trình hoạt động lâu dài,
va chạm và xử lý nhiều tình huống thực tiễn. Chính vì vậy, một khi
đã hình thành, các quan niệm chung sẽ rất khó bị thay đổi. Không
phải vô lý mà hàng chục năm nay, bình đẳng nam – nữ vẫn đang là
một mục tiêu mà nhiều quốc gia, không chỉ ở châu Á, hướng tới.
Quan niệm “trọng nam khinh nữ” vốn đã trở thành quan niệm
chung của nhiều nền văn hóa, nhiều cấp độ văn hóa. Xã hội ngày
càng văn minh, con người có trình độ học vấn ngày càng cao và
20
hầu như ai cũng được nghe và có thể nói về bình quyền, nhưng khi
sinh con, nhiều ông bố bà mẹ vẫn “mong con trai hơn”, khi xét
thăng chức cho nhân viên, giữa hai người một nam, một nữ thì ông
chủ vẫn thích chọn người nam hơn vì “vấn đề sức khỏe, thời gian
cho công việc…”. Những hiện tượng này chính là xuất phát từ quan
niệm ẩn, đã tồn tại bao đời nay và không thể thay đổi nhanh chóng.
Một khi trong tổ chức đã hình thành được quan niệm chung,
tức là các thành viên cùng nhau chia sẻ và hoạt động theo đúng
quan niệm chung đó, họ sẽ rất khó chấp nhận những hành vi đi
ngược lại. Ví dụ, cùng một vấn đề trả lương cho người lao động,
các công ty Mỹ và nhiều nước Châu Âu thường có chung quan
niệm trả theo năng lực. Chính vì vậy, một người lao động trẻ mới
vào nghề có thể nhận được mức lương rất cao, nếu họ thực sự có
tài. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Châu Á, trong đó có Việt
Nam, lại chia sẻ chung quan niệm: Trả theo thâm niên, người lao
động thường được đánh giá và trả lương tăng dẫn theo thâm niên
cống hiến cho doanh nghiệp. Một người lao động trẻ rất khó có thể
nhận được mức lương cao ngay từ đầu.
2.3. Tác động của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát
triển của doanh nghiệp
Nền văn hóa doanh nghiệp mạnh yếu khác nhau sẽ có ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
a. Tác đợng tích cực của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp tạo nên phong thái của doanh nghiệp,
giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Văn hóa doanh nghiệp gồm nhiều bộ phận và yếu tố hợp thành:
Triết lý kinh doanh, các tập tục, lễ nghi, thói quen, cách họp hành,
đào tạo, giáo dục, thậm chí cả truyền thuyết, huyền thoại về người
sáng lập doanh nghiệp… Tất cả những yếu tố đó tạo ra phong cách
của doanh nghiệp và phân biệt nó với các doanh nghiệp, các tổ chức
xã hội khác. Phong cách đó có vai trò như “khơng khí và nước”, có
ảnh hưởng lớn đến hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
21
Phong cách của một doanh nghiệp thành công gây ấn tượng
rất mạnh cho người ngoài và là niềm tự hào của các thành viên
trong doanh nghiệp. Ví dụ khi bước vào công ty Walt Disney,
người ta có thể cảm nhận được một số giá trị chung qua bộ đồng
phục cho các nhân viên, khẩu ngữ mà nhân viên Walt Disney dùng
(như “một chú Mickey tốt đấy” có nghĩa là “bạn làm việc tốt đấy”),
phong cách ứng xử chung (luôn tươi cười và lịch sự với khách
hàng) và những tình cảm chung (đều rất tự hào vì được làm việc
cho công ty).
Văn hóa doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm cho toàn doanh
nghiệp
Một nền văn hóa tốt giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài và
củng cố lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp.
Người lao động không chỉ làm việc vì tiền mà còn vì những
nhu cầu khác. Theo A.Maslow, nhu cầu của con người là một hình
tam giác gồm năm bậc xếp theo thứ tự từ thấp đến cao: Nhu cầu
sinh lý; nhu cầu an ninh; nhu cầu xã hợi-giao tiếp; nhu cầu được
kính trọng và nhu cầu tự khẳng định để tiến bộ. Các nhu cầu trên là
những cung bậc khác nhau của sự ham muốn có tính khách quan ở
mỗi cá nhân. Nó là những động lực thúc đẩy con người hoạt động
nhưng không nhất thiết là lý tưởng của họ.
Từ mô hình của A.Maslow, có thể thấy thật sai lầm nếu một
doanh nghiệp lại cho rằng chỉ cần trả lương cao là sẽ thu hút, duy
trì được người tài. Nhân viên chỉ trung thành và gắn bó lâu dài khi
họ thấy hứng thú làm việc trong môi trường doanh nghiệp, cảm
nhận được bầu không khí thân thuộc trong doanh nghiệp và có
khả năng tự khẳng định mình để thăng tiến. Trong một nền văn
hóa doanh nghiệp chất lượng, các thành viên nhận thức rõ ràng về
vai trò của bản thân trong tổ chức, họ làm việc vì mục đích và
mục tiêu chung.
22
Văn hóa doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế
Tại những doanh nghiệp mà môi trường văn hóa ngự trị mạnh
mẽ sẽ nảy sinh sự tự lập đích thực ở mức độ cao nhất, nghĩa là các
nhân viên được khuyến khích để tách biệt ra và đưa ra sáng kiến,
thậm chí cả các nhân viên cơ sở. Sự khích lệ này sẽ góp phần phát
huy tính năng động sáng tạo của các thành viên, là cơ sở cho quá
trình nghiên cứu và phát triển của cơng ty. Mặt khác, những thành
công của nhân viên trong công việc sẽ tạo động lực gắn bó họ với
công ty lâu dài và tích cực hơn.
b. Tác động tiêu cực của văn hóa doanh nghiệp
Thực tế chứng minh rằng hầu hết, các doanh nghiệp thành
công đều có tập hợp các “niềm tin dẫn đạo”. Trong khi đó, các
doanh nghiệp có thành tích thua kém thuộc một trong hai loại:
Không có tập hợp niềm tin nhất quán hoặc chỉ theo đuổi mục tiêu
tài chính mà khơng có mục tiêu mang tính chất định tính. Ở một
khía cạnh nào đấy, các doanh nghiệp hoạt động kém đều có nền văn
hóa doanh nghiệp “tiêu cực”.
Một doanh nghiệp có nền văn hóa tiêu cực có thể là doanh
nghiệp có cơ chế quản lý cứng nhắc theo kiểu hợp đồng, độc
đoán, chuyên quyền và hệ thống tổ chức quan liêu, gây ra không
khí thụ động, sợ hãi ở các nhân viên, khiến họ có thái độ thờ ơ
hoặc chống đối giới lãnh đạo. Đó cũng có thể là một doanh nghiệp
không có ý định tạo nên một mối liên hệ nào khác giữa những
nhân viên ngoài quan hệ công việc, mà là tập hợp hàng nghìn
người hoàn toàn xa lạ, chỉ tạm dừng chân tại công ty. Người quản
lý chỉ phối hợp các cố gắng của họ, và dù thế nào đi nữa cũng tạo
ra được một thứ gì đó, nhưng niềm tin của người làm công vào
doanh nghiệp thì không hề có.
Trên thực tế, có không ít các doanh nghiệp hiện nay đang đi
theo hướng này. Ví dụ như các công ty mỹ phẩm, dược phẩm, họ
có thể tiến hành tuyển dụng ồ ạt hàng chục, thậm chí hàng trăm
nhân viên bán hàng tại một thời điểm, không quan tâm đến trình độ
23
học vấn của nhân viên. Các công ty này trả lương cho nhân viên
thông qua thống kê đầu sản phẩm họ bán được trong tháng. Nếu
một nhân viên không bán được gì trong tháng, người đó sẽ không
nhận được khoản chi trả nào từ phía công ty. Trường hợp họ bị ốm,
công ty cũng không có chế độ đặc biệt nào. Thậm chí, nếu một
nhân viên xin nghỉ việc vài ngày, họ sẽ có nguy cơ bị mất việc làm.
Một điều không thể phủ nhận là nếu những giá trị hoặc niềm
tin của doanh nghiệp mang tính tiêu cực thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến yếu tố con người của doanh nghiệp đó. Công việc có ảnh
hưởng lớn đến cuộc đời của nhân viên. Nó quyết định thời giờ đi lại
của chúng ta, nơi chúng ta sống và hàng xóm láng giềng của chúng
ta. Công việc ảnh hưởng đến quyền lợi, cách tiêu khiển cũng như
bệnh tật của chúng ta. Nó quyết định đến quyền lợi, cách chúng ta
dùng thời gian sau khi về hưu, đời sống vật chất của chúng ta và
những vấn đề chúng ta sẽ gặp phải lúc đó. Do đó, nếu môi trường
văn hóa ở công ty không lành mạnh, không tích cực sẽ ảnh hưởng
xấu đến tâm lý làm việc của nhân viên và tác động tiêu cực đến kết
quả kinh doanh của toàn cơng ty.
3. Sự hình thành văn hóa doanh nghiệp
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa
doanh nghiệp
Quá trình hình thành văn hóa doanh nghiệp là một quá trình
lâu dài và chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó ba yếu tố có
ảnh hưởng quyết định nhất là: Văn hóa dân tộc; người lãnh đạo; sự
học hỏi từ môi trường bên ngoài. Chúng ta sẽ lần lượt phân tích
từng yếu tố này và mức độ ảnh hưởng của chúng tới quá trình định
hình nền văn hóa của mỡi doanh nghiệp.
3.1.1. Văn hóa dân tợc
Sự phản chiếu của văn hóa dân tộc lên văn hóa doanh nghiệp
là một điều tất yếu. Bản thân văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu
văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc. Mỗi cá nhân trong nền văn hóa
doanh nghiệp cũng thuộc vào một nền văn hóa dân tộc cụ thể, với
24
một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc. Và khi
tập hợp thành một nhóm hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận – một
doanh nghiệp – những cá nhân này sẽ mang theo những nét nhân
cách đó. Tổng hợp những nét nhân cách này làm nên một phần
nhân cách của doanh nghiệp, đó là các giá trị văn hóa dân tộc
không thể phủ nhận được.
Việc xác định những giá trị văn hóa dân tộc phản ánh trong
một nền văn hóa doanh nghiệp là điều hết sức khó khăn vì văn hóa
dân tộc là một phạm trù rộng lớn và trừu tượng. Đã có nhiều công
trình nghiên cứu đề cập đến tác động của văn hóa dân tộc đến đời
sống doanh nghiệp, song được biết đến nhiều nhất là công trình của
Geert Hofstede, chuyên gia tâm lý học người Hà Lan. Trong vòng 6
năm (1967-1973), Hofstede đã tiến hành thu thập số liệu về thái độ
và các giá trị của hơn 10.000 nhân viên từ 53 nước và khu vực trên
thế giới làm việc cho tập đoàn IBM. Năm 1978 ông đã xuất bản
cuốn sách “Những ảnh hưởng của văn hóa” (Culture’s
consequences), cuốn sách này liên tục được tái bản trong nhiều
năm sau.
Cuốn sách đề cập đến những tác động của văn hóa đến các tổ
chức thông qua mợt mơ hình gọi là “Mơ hình Hofstede”, trong đó
tác giả đưa ra bốn “biến số” chính tồn tại trong tất cả các nền văn
hóa dân tộc cũng như các nền văn hóa dân tộc cũng như các nền
văn hóa doanh nghiệp khác nhau đó là: Tính đối lập giữa chủ nghĩa
cá nhân và chủ nghĩa tập thể; sự phân cấp quyền lực; tính cẩn
trọng; chiều hướng nam quyền đối lập với nữ quyền.
3.1.2. Người lãnh đạo
Người lãnh đạo không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức
và công nghệ của doanh nghiệp, mà còn là người sáng tạo ra các
biểu tượng, các ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyền
thoại… của doanh nghiệp. Qua quá trình xây dựng và quản lý
doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của lãnh đạo sẽ được phản
chiếu lên văn hóa doanh nghiệp.
25
viện, chúng tôi biên soạn giáo trình Văn hóa doanh nghiệp nhằm đápứng yêu cầu đào tạo. Cuốn sách cũng là tài liệu bổ ích giúp cácdoanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp của riêng mình.Với mục tiêu trên, giáo trình Văn hóa doanh nghiệp được biênsoạn thành 5 chương với những nội dung chính như sau:Chương 1: Trình bày những kiến thức tổng quan về văn hóa vàvăn hóa doanh nghiệp: Khái niệm, các yếu tố cấu thành, những nétđặc trưng của văn hóa; các mức độ văn hóa doanh nghiệp, tác độngcủa văn hóa doanh nghiệp và sự hình thành văn hóa doanh nghiệp.Chương 2: Trình bày các dạng văn hóa doanh nghiệp: Cácbiểu hiện, cách phân loại văn hóa doanh nghiệp và nhận dạng vănhóa doanh nghiệp.Chương 3: Trình bày tổng quan về đạo đức kinh doanh:Khái niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanhnghiệp; các biểu hiện của đạo đức kinh doanh và xây dựng đạođức kinh doanh.Chương 4: Trình bày những nội dung cơ bản về văn hóadoanh nhân: Khái niệm, vai trò của doanh nhân và một số quanđiểm trong cách nhìn nhận của xã hội đối với doanh nhân; những lýluận cơ bản về văn hóa doanh nhân và hệ thống tiêu chuẩn đánh giávăn hóa doanh nhân.Chương 5: Việc nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp, doanhnhân và đạo đức kinh doanh để được vận dụng trong các hoạt độngkinh doanh. Đó là, văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp,trong xây dựng và phát triển thương hiệu, trong hoạt độngmarketing, trong đàm phán và thương lượng, trong định hướng tớikhách hàng.Cuốn sách do PGS., TS. Đỗ Thị Phi Hoài làm chủ biên. Thamgia biên soạn là các giảng viên Khoa Quản trị Kinh doanh – Họcviện Tài chính gồm Th.S Đỗ Khắc Hưởng và Th.S Lê Việt Anh.Trong quá trình biên soạn và hoàn thành cuốn sách các tác giảđã nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước về vấnđề văn hóa doanh nghiệp, về đạo đức kinh doanh và văn hóa trongcác hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng khoa họccao nhất. Tuy nhiên, đây là giáo trình lần đầu biên soạn và môn họcmới được đưa vào giảng dạy tại Học viện nên cuốn sách không thểtránh khỏi những thiếu sót nhất định. Học viện Tài chính và tập thểtác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành của bạnđọc để cuốn sách ngày càng bổ ích hơn cho sinh viên và bạn đọc.Hà Nội, tháng 5 năm 2011PGS, TS. Đỗ Thị Phi HoàiCHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓAVÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆPMục tiêu chính:Sau khi học xong Chương 1, sinh viên sẽ nắm được nhữngnội dung chính như sau:- Nắm được những kiến thức chung về văn hóa và văn hóadoanh nghiệp;- Hiểu được những tác động của văn hóa doanh nghiệp đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;- Nắm được sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp qua từngthời kỳ;- Nắm rõ được những tác động của sự thay đổi văn hóa doanhnghiệp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.1. Khái quát về văn hóa1.1. Khái niệmVăn hóa gắn liền với sự ra đời của nhân loại. Phạm trù vănhóa rất đa dạng và phức tạp. Nó là một khái niệm có rất nhiều nghĩađược dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm khác nhau về đốitượng, tính chất, và hình thức biểu hiện.- Theo nghĩa gốc của từỞ phương Tây, văn hóa – culture (trong tiếng Anh, tiếngPháp) hay kultur (tiếng Đức)… đều xuất xứ từ chữ Latinh cultus có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trông nom cây lươngthực. Sau đó từ cultus được mở rộng nghĩa, dùng trong lĩnh vựcxã hội chỉ sự vun trồng, giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khảnăng của con người.Ở Phương Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hóa bao hàm ýnghĩa “văn” là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ conngười có thể đạt được bằng sự tu dưỡng của bản thân và cách thứccai trị đúng đắn của nhà cầm quyền. Còn chữ “hóa” là đem cái văn(cái đẹp, cái tớt, cái đúng) để cảm hóa, giáo dục và hiện thực hóatrong thực tiễn, đời sống. Vậy, Văn hóa chính là nhân hóa hay nhânvăn hóa.Như vậy, văn hóa trong từ nguyên của cả phương Đông vàphương Tây đều có một nghĩa chung căn bản là sự giáo hóa, vuntrồng nhân cách con người (bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hộiloài người), cũng có nghĩa là làm cho con người và cuộc sống trởnên tốt đẹp hơn.- Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu+ Theo phạm vi nghiên cứu rộng, văn hóa là tổng thể nóichung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ratrong quá trình lịch sử.Do đó, nói đến văn hóa là nói đến con người – nói tới nhữngđặc trưng riêng chỉ có ở loài người, nói tới việc phát huy nhữngnăng lực và bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người.Cho nên, theo nghĩa này, văn hóa có mặt trong tất cả cáchoạt động của con người dù đó chỉ là những suy tư thầm kín,những cách giao tiếp ứng xử cho đến những hoạt động kinh tế,chính trị và xã hội. Hoạt động văn hóa là hoạt động sản xuất racác giá trị vật chất và tinh thần nhằm giáo dục con người khátvọng hướng tới chân – thiện – mỹ và khả năng sáng tạo chân thiện – mỹ trong đời sớng.Theo UNESCO “Văn hóa là một phức thể, tổng thể các đặctrưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, linh cảm… khắc họanên bản sắc của mợt cợng đồng gia đình, xóm làng quốc gia, xãhợi… Văn hóa khơng chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cảnhững lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ giátrị, những truyền thống, tín ngưỡng…”Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đíchc̣c sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệthuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở vàcác phương tiện, phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo vàphát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọiphương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngườiđã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống, và địi hỏicủa sự sinh tồn”.Theo E.Herriot: “Văn hóa là cái còn lại sau khi người ta đãquên đi tất cả, là cái vẫn còn thiếu sau khi người ta đã học tất cả.”+ Theo nghĩa hẹp, văn hóa là những hoạt động và giá trị tinhthần của con người. Trong phạm vi này, văn hóa khoa học và vănhóa nghệ thuật được coi là hai phân hệ chính của hệ thống văn hóa.+ Theo nghĩa hẹp hơn nữa, văn hóa được coi như một ngành- ngành văn hóa – nghệ thuật để phân biệt với các ngành kinh tế kỹ thuật khác.- Căn cứ theo hình thức biểu hiệnVăn hóa được phân loại thành văn hóa vật chất và văn hóatinh thần, hay nói đúng hơn, theo cách phân loại này văn hóa baogồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.Các đền chùa, cảnh quan, di tích lịch sử cũng như các sảnphẩm văn hóa truyền thống như tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, áodài, áo tứ thân… đều thuộc loại hình văn hóa vật thể. Các phongtục, tập quán, các làn điệu dân ca hay bảng giá trị, các chuẩn mựcđạo đức của một dân tộc… là thuộc loại hình văn hóa phi vật thể.Tuy vậy, sự phân loại trên cũng chỉ có nghĩa tương đối bởi vì trongmột sản phẩm văn hóa thường có cả yếu tố “vật thể” và “phi vậtthể” như “cái hữu hình và cái vơ hình gắn bó hữu cơ với nhau, lồngvào nhau, như thân xác và tâm trí con người”. Điển hình như trongkhông gian văn hóa cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên, ẩnsau cái vật thể hữu hình của nó gồm những cồng, những chiêng,những con người của núi rừng, những nhà sàn, nhà rơng mang đậmbản sắc… là cái vơ hình của âm hưởng, phong cách và quy tắc chơinhạc đặc thù, là cái hồn của thời gian, không gian và giá trị lịch sử.Như vậy, khái niệm văn hóa rất rộng, trong đó những giá trịvật chất và tinh thần được sử dụng làm nền tảng định hướng cho lốisống, đạo lý, tâm hồn và hành động của mỗi dân tộc và các thànhviên để vươn tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp, trong mối quan hệ giữangười và người, giữa người với tự nhiên và môi trường xã hội.Khái niệm: “Văn hóa là toàn bợ những giá trị vật chất và tinhthần mà loài người tạo ra trong quá trình lịch sử”.1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóaVăn hóa là một phạm trù phức tạp và đa dạng. Để hiểu bảnchất của văn hóa, cần xem xét các yếu tố cấu thành văn hóa. Dựavào khái niệm về văn hóa, có thể chia văn hóa thành hai lĩnh vực cơbản là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.- Văn hóa vật chấtVăn hóa vật chất là toàn bợ những giá trị sáng tạo được thểhiện trong các của cải vật chất do con người tạo ra. Đó là các sảnphẩm hàng hóa, công cụ lao động, tư liệu tiêu dùng, cơ sở hạ tầngkinh tế như giao thông, thông tin, nguồn năng lượng; cơ sở hạ tầngxã hội như chăm sóc sức khỏe, nhà ở, hệ thống giáo dục và cơ sởhạ tầng tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính trongxã hội. Văn hóa vật chất được thực hiện qua đời sống vật chất củaquốc gia. Chính vì vậy, văn hóa vật chất sẽ ảnh hưởng to lớn đếntrình độ dân trí, lối sống của các thành viên trong nền kinh tế đó.Một điểm lưu ý là khi xem xét đến văn hóa vật chất, chúng taxem xét cách con người làm ra những sản phẩm vật chất thể hiện ởtiến bộ kỹ thuật và công nghệ, ai làm ra chúng và tại sao. Tiến bộkỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng đến mức sống và giúp giải thíchnhững giá trị và niềm tin của xã hội. Ví dụ như nếu là một quốc giatiến bộ kỹ thuật, con người ít tin vào số mệnh và họ tin tưởng rằngcó thể kiểm soát những điều xảy ra đối với họ. Những giá trị của họcũng thiên về vật chất bởi vì họ có mức sống cao hơn. Như vậy,một nền văn hóa vật chất thường được coi là kết quả của công nghệvà liên hệ trực tiếp với việc xã hội đó tổ chức hoạt đợng kinh tế củamình như thế nào.- Văn hóa tinh thầnLà toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người và xã hộibao gồm kiến thức, các phong tục, tập quán, thói quen, cách ứngxử, ngôn ngữ (bao gồm cả ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời),các giá trị và thái độ, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, tôn giáo,giáo dục, các phương thức giao tiếp và cách thức tổ chức xã hội.+ Kiến thức là nhân tố hàng đầu của văn hóa, thường được đomột cách hình thức bằng trình độ học vấn, trình độ tiếp thu và vậndụng kiến thức khoa học, hệ thống kiến thức được con người phátminh, nhận thức và được tích lũy lại, bổ sung nâng cao và khôngngừng đổi mới qua các thế hệ.+ Các phong tục tập quán là những quy ước thông thường củacuộc sống hàng ngày như nên mặc như thế nào, cách sử dụng các đồdùng ăn uống trong bữa ăn, cách xử sự với những người xung quanh,cách sử dụng thời gian… Phong tục, tập quán là những hành động ítmang tính đạo đức. Sự vi phạm phong tục tập quán không phải làvấn đề nghiêm trọng, người vi phạm chỉ bị coi là không biết cách cưxử chứ ít khi bị coi là hư hỏng hay xấu xa. Vì thế, người nước ngoàicó thể được tha thứ cho việc vi phạm phong tục tập quán lần đầu tiênđến một nước khác. Tập tục có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với tậpquán, nó là những quy tắc được coi là trọng tâm trong đời sống xãhội, việc làm trái tập tục có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng.Chẳng hạn như tập tục bao gồm các yếu tố như sự lên án các hànhđộng trộm cắp, ngoại tình, loạn luân và giết người. Ở nhiều xã hội,một số tập tục đã được cụ thể hóa trong luật pháp.+ Thói quen là những cách thực hành phổ biến hoặc đã hìnhthành từ trước. Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắntrong một xã hội riêng biệt. Thói quen thực hiện cách sự vật đượclàm, cách cư xử được dùng khi thực hiện chúng. Ví dụ thói quen ởMỹ là ăn món chính trước món tráng miệng. Khi thực hiện thóiquen này, họ dùng dao và dĩa ăn hết thức ăn trên đĩa và khơng nóikhi có thức ăn trong miệng. Ở nhiều nước trên thế giới, thói quenvà cách cư xử hoàn toàn khác nhau. Ở các nước Latinh có thể chấpnhận việc đến trễ, nhưng ở Anh và Pháp, sự đúng giờ là giá trị.Người Mỹ thường sử dụng phấn bột sau khi tắm nhưng người Nhậtcảm thấy như thế là làm bẩn lại.+ Giá trị là những niềm tin và chuẩn mực chung cho một tậpthể người được các thành viên chấp nhận, còn thái độ là sự đánhgiá, sự cảm nhận, sự phản ứng trước một sự vật dựa trên các giá trị.Ví dụ thái độ của nhiều quan chức ở độ tuổi trung niên của Chínhphủ Nhật Bản với người nước ngoài không thiện chí lắm, họ chorằng dùng hàng nước ngoài là không yêu nước. Thái độ có nguồngốc từ những giá trị, ví dụ người Nga tin tưởng rằng cách nấu ăncủa Mc Donald là tốt nhất đối với họ (giá trị) và do đó vui lòngđứng xếp hàng dài để ăn (thái độ).+ Ngôn ngữ là một yếu tố hết sức quan trọng của văn hóa vìnó là phương tiện được sử dụng để truyền thông tin và ý tưởng,giúp con người hình thành nên cách nhận thức về thế giới và có tácdụng định hình đặc điểm văn hóa của con người. Ở những nước cónhiều ngôn ngữ người ta thấy có nhiều nền văn hóa. Ví dụ, ởCanada có 2 nền văn hóa, nền văn hóa tiếng Anh và nền văn hóatiếng Pháp. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự khác biệt về ngônngữ cũng dẫn đến sự khác biệt về xã hội. Trong hoạt động kinhdoanh, nhất là kinh doanh quốc tế, sự hiểu biết về ngôn ngữ địaphương, về những thành ngữ và ngôn ngữ xã giao hàng ngày, vềdịch thuật là rất quan trọng. Một công ty đã không thành công khiquảng cáo bột giặt của mình đã đặt hình ảnh quần áo bẩn ở bên tráihộp xà phòng và hình ảnh quần áo sạch sẽ ở bên phải vì ở nước nàyngười ta đọc từ phải qua trái, và điều đó được hiểu là xà phòng làmbẩn quần áo.10Bản thân ngôn ngữ đa dạng, nó bao gồm ngôn ngữ có lời vàngôn ngữ không lời. Thông điệp được chuyển giao bằng nội dungcủa từ ngữ, bằng cách diễn tả các thông tin đó (âm điệu, ngữđiệu…) và bằng các phương tiện không lời như cử chỉ, tư thế, ánhmắt, nét mặt… Ví dụ một cái gật đầu là dấu hiệu của sự đồng ý,một cái nhăn mặt là dấu hiệu của sự khó chịu. Tuy nhiên, một sốdấu hiệu của ngôn ngữ cử chỉ lại bị giới hạn về mặt văn hóa.Chẳng hạn trong khi phần lớn người Mỹ và Châu Âu khi giơ ngóncái lên hàm ý “mọi thứ đều ổn” thì ở Hy Lạp, dấu hiệu đó là ngụ ýkhiêu dâm.+ Thẩm mỹ liên quan đến thị hiếu nghệ thuật của văn hóa,các giá trị thẩm mỹ được phản ánh qua các hoạt động nghệ thuậtnhư hội họa, điêu khắc, điện ảnh, văn chương, âm nhạc, kiến trúc…+ Tôn giáo ảnh hưởng lớn đến cách sống, niềm tin, giá trị vàthái độ, thói quen làm việc và cách cư xử con người trong xã hộiđối với nhau và với xã hội khác. Chẳng hạn, ở những nước theo đạoHồi vai trò của người phụ nữ bị giới hạn trong gia đình; Giáo hộiThiên chúa giáo đến tận bây giờ vẫn tiếp tục cấm sử dụng các biệnpháp tránh thai. Thói quen làm việc chăm chỉ của người Mỹ làđược ảnh hưởng từ lời khuyên của đạo tin lành. Các nước Châu Áchịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Khổng nên coi trọng đạo đức làmviệc. Thói quen ăn kiêng của một số tôn giáo ảnh hưởng từ thóiquen làm việc.+ Giáo dục là yếu tố quan trọng để hiểu văn hóa. Trình độcao của giáo dục thường dẫn đến năng suất cao và tiến bộ kỹ thuật.Giáo dục cũng giúp cung cấp những cơ sở hạ tầng cần thiết để pháttriển khả năng quản trị.Sự kết hợp giáo dục trong nhà trường và giáo dục ở gia đình,xã hợi giúp cho con người có những giá trị và chuẩn mực xã hộinhư tôn trọng người khác, tuân thủ luật pháp, trung thực, gọn gàng,ngăn nắp, đúng giờ…, giúp họ hiểu và thực hiện những nghĩa vụ cơbản của công dân, những kỹ năng cần thiết. Việc đánh giá kết quả11học tập bằng điểm số hoặc phân loại giáo dục cho học sinh thấy giátrị thành công của mỗi cá nhân và khuyến khích tinh thần cạnhtranh ở học sinh. Trình độ giáo dục của một cộng đồng có thể đánhgiá qua tỷ lệ người biết đọc, biết viết, tỷ lệ người tốt nghiệp phổthông, trung học hay đại học…+ Cách thức tổ chức của một xã hội thể hiện qua cấu trúc xã hộiỞ đây nổi lên ba đặc điểm quan trọng giúp ta phân biệt sựkhác nhau giữa các nền văn hóa:Thứ nhất là sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân với chủ nghĩatập thể. Các xã hội phương Tây có xu hướng nhấn mạnh ưu thế củacá nhân, trong khi nhiều xã hội khác lại coi trọng tập thể hơn. Sựcoi trọng ưu thế cá nhân, thành tựu cá nhân, một mặt khuyến khíchtinh thần sáng tạo của mỗi cá nhân và làm xã hội trở nên năng độnghơn; mặt khác, chủ nghĩa cá nhân cũng làm suy yếu mối liên hệgiữa các cá nhân, có thể gây ảnh hưởng xấu đến ý thức trách nhiệmcủa từng cá nhân với tập thể nói riêng và xã hội nói chung. Xã hộiMỹ và Nhật Bản là ví dụ điển hình về vấn đề này. Sự coi trọng tậpthể, hòa nhập với tập thể sẽ tạo ra sự tương trợ lẫn nhau, tạo rađộng lực mạnh mẽ để các thành viên, nâng cao ý thức trách nhiệmcủa từng cá nhân với xã hội. Tuy nhiên, những xã hội coi trọng tậpthể có thể bị coi là thiếu tính năng động và tinh thần kinh doanhcao. Vì những lý do văn hóa, nước Mỹ tiếp tục thành công hơnNhật Bản và đi đầu trong việc tạo ra những sản phẩm và phươngthức kinh doanh mới.Thứ hai là sự phân cấp trong xã hội. Có một số xã hội cókhoảng cách phân cấp cao và mức độ linh hoạt chuyển đổi giữacác giai cấp thấp (ví dụ như ấn Độ, Anh Quốc). Trong khi đó, ởmột số xã hội khác, khoảng cách phân cấp ít hơn, nhưng lại linhhoạt hơn trong việc chuyển đổi giai cấp (ví dụ như Mỹ). Những cánhân thuộc phân cấp cao trong xã hội có nhiều người thuộc tầnglớp cao được giáo dục tốt hơn và cơ hội việc làm càng tốt hơn.Các cá nhân trong xã hợi có mức đợ linh hoạt trong chủn đổi12giữa các giai cấp thấp thì khó có cơ hội vươn lên những tầng lớpcao hơn. Thành kiến xã hội và những quy định nghiêm ngặt vềcách cư xử, thậm chí giọng nói ngăn cản họ làm việc đó. Trongkhi đó, những cá nhân trong xã hợi có mức đợ linh hoạt chuyểnđổi giữa các giai cấp ở mức cao thường có cơ hội vươn lên nhữngtầng lớp cao hơn. Tuy nhiên, địa vị của một cá nhân được xácđịnh chủ yếu bằng thành công của bản thân chứ không phải bằngviệc một cá nhân có thể dễ dàng chuyển từ giai cấp lao động lêngiai cấp thượng lưu. Thực tế là tại Mỹ, người ta rất tôn trọngnhững người thành đạt có nguồn gốc thấp kém, trong khi ở Anhnhững người như thế chỉ được coi là “trưởng giả học làm sang”chứ không bao giờ được xã hội thượng lưu thực sự chấp nhận.Thứ ba là tính đối lập nữ quyền hay nam quyền. Trong một sốxã hội, mối quan hệ giữa giới tính và vai trò của từng giới trongcông việc là rất rõ nét. Trong môi trường nam quyền, vai trò củagiới tính rất quan trọng, sự phân biệt nam nữ là rất lớn. Trong môitrường này, sự tham gia vào công việc của phái nữ là rất ít, hoặc sựtham gia đó chỉ mang tính hình thức, các vị trí cao trong công việcnữ giới hầu như không được đảm nhiệm.Thứ tư là thái độ đối với rủi ro. Trong các xã hội có truyềnthống văn hóa chấp nhận những điều không chắc chắn, con ngườisẵn sàng chấp nhận rủi ro đến từ những điều mà họ không biết rõ. Họcho rằng cuộc sống sẽ vẫn tiếp tục cho dù những rủi ro có xảy ra.Trong môi trường này, cơ cấu của các tổ chức thường được xâydựng rất ít hoạt động, các văn bản về luật cũng không nhiều và cácnhà quản lý có xu hướng chấp nhận rủi ro cao, đồng thời tỷ lệ thaythế lao động trong các tổ chức này thường cao và có nhiều nhân viêngiàu hoài bão. Những quốc gia điển hình cho nền văn hóa này là Anhvà Đan Mạch. Ngược lại, những xã hội có truyền thống văn hóakhông chấp nhận những điều không chắc chắn, con người luôn luôncảm thấy bất an về một tình huống mơ hồ nào đó, họ luôn muốntránh những xu hướng mạo hiểm bằng nhu cầu cao về an ninh và13niềm tin mạnh mẽ vào các chuyên gia hay biết của họ. Những tổchức thuộc nền văn hóa này thường xây dựng với rất nhiều hoạtđộng trong tổ chức, có nhiều văn bản về điều luật và các nhà quản lýthường ít khi chấp nhận rủi ro. Tỷ lệ thay lao động trong các tổ chứcnày cũng thấp hơn và số nhân viên giàu tham vọng cũng ít hơn. Đơncử cho những nước này là Đức, Nhật, Tây Ban Nha.1.3. Những nét đặc trưng của văn hóa- Văn hóa mang tính tập quán: Văn hóa quy định những hànhvi được chấp nhận hay không được chấp nhận trong xã hội cụ thể.Có những tập quán đẹp, tồn tại lâu đời như một sự khẳng định vềnét độc đáo của một nền văn hóa này so với nền văn hóa kia, nhưtập quán “mời trầu” của người Việt Nam, tập quán các thiếu nữNga mời khách bánh mỳ và muối. Song cũng có những tập quánkhông dễ gì cảm thông ngay như tập quán “cà răng căng tai” ở mộtsố dân tợc thiểu sớ của Việt Nam.- Văn hóa mang tính cộng đồng: Văn hóa không thể tồn tại dochính bản thân nó mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại vàcủng cố của mọi thành viên trong xã hội. Văn hóa như là một sựquy ước chung cho các thành viên trong cộng đồng. Đó là những lềthói, nhưng tập tục mà một cộng đồng người cùng tuân theo mộtcách rất tự nhiên, không cần phải ép buộc. Một người nào đó làmkhác đi sẽ bị cộng đồng lên án hoặc xa lánh, tuy rằng xét về mặtpháp lý những việc làm của anh ta khơng có gì là phi pháp.- Văn hóa mang tính dân tợc: Văn hóa tạo nên nếp suy nghĩvà cảm nhận chung của từng dân tộc mà dân tộc khác không dễ gìhiểu được. Vì thế mà một câu chuyện cười có thể làm cho ngườidân các nước Phương Tây cười chảy nước mắt trong khi ngườidân Châu Á chẳng thấy có gì hài hước ở đó. Vì vậy, cùng mộtthông điệp mà ở những nước khác nhau có thể mang ý nghĩa hoàntoàn khác nhau.14- Văn hóa có tính chủ quan: Con người ở các nền văn hóa khácnhau có suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc. Một cửchỉ thọc tay vào túi quần và ngồi ghếch chân lên bàn để giảng bàicủa một thầy giáo có thể được coi là rất bình thường ở nước Mỹ, tráilại là không thể chấp nhận được ở nhiều nước Châu Á.- Văn hóa có tính khách quan: Văn hóa thể hiện quan điểmchủ quan của từng dân tộc, nhưng lại có cả một quá trình hìnhthành mang tính lịch sử, xã hội, được chia sẻ và truyền từ thế hệnày sang thế hệ khác, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan củamỗi người. Văn hóa tồn tại khách quan ngay cả với các thành viêntrong cộng đồng. Chúng ta chỉ có thể học hỏi các nền văn hóa, chấpnhận nó, chứ không thể biến đổi chúng theo ý muốn chủ quan củamình. Chẳng hạn, quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã ăn rất sâutrong lịch sử Việt Nam, không dễ gì xóa bỏ được.- Văn hóa có tính kế thừa: Văn hóa là sự tích tụ hàng trăm,hàng ngàn năm của tất cả các hoàn cảnh. Mỗi thế hệ đều cộng thêmđặc trưng riêng biệt của mình vào nền văn hóa dân tộc trước khitruyền lại cho thế hệ sau. Ở mỗi thế hệ, thời gian qua đi, những cáicũ có thể bị loại trừ và tạo nên một nền văn hóa quảng đại. Sự sànglọc và tích tụ qua thời gian đã làm cho vốn văn hóa của một dân tộctrở nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn.- Văn hóa có thể học hỏi được: Văn hóa khơng chỉ đượctruyền lại từ đời này qua đời khác, mà nó còn phải do học mới có.Đa số những kiến thức mà một người có được là do học mà có hơnlà bẩm sinh đã có. Do vậy, con người ngoài vốn văn hóa có được từnơi sinh ra và lớn lên, có thể còn học được từ những nơi khác,những nền văn hóa khác.- Văn hóa ln phát triển: Một nền văn hóa không bao giờtĩnh lại và bất biến. Ngược lại văn hóa luôn luôn thay đổi và rấtnăng động. Nó luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với trình độ và tìnhhình mới. Trong quá trình hội nhập và giao thoa với các nền văn15hóa khác, nó có thể tiếp thu các giá trị tiến bộ, hoặc tích cực củacác nền văn hóa khác. Ngược lại, nó cũng tác động ảnh hưởng tớicác nền văn hóa khác.Việc nắm bắt được những nét đặc trưng của văn hóa chochúng ta một tầm nhìn bao quát, rộng mở và một thái độ thận trọngvới những vấn đề văn hóa. Mọi sự kết luận vội vàng hoặc một sựthiếu trách nhiệm đều có thể làm thui chột khả năng sáng tạo vănhóa. Nhận biết đầy đủ và sâu sắc những đặc trưng này sẽ giúpchúng ta xác định được biểu hiện và vai trò của văn hóa trong đờisống xã hội nói chung và trong hoạt động kinh doanh nói riêng.2. Văn hóa doanh nghiệp2.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệpTrong mợt xã hợi rợng lớn, mỡi doanh nghiệp được coi là mộtxã hội thu nhỏ. Xã hội lớn có nền văn hóa chung, xã hội nhỏ (doanhnghiệp) cũng cần xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng. Nềnvăn hóa ấy chịu ảnh hưởng và đồng thời cũng là một bộ phận cấuthành nên nền văn hóa chung. Như Edgar Schein, một nhà quản trịnổi tiếng người Mỹ đã nói: “Văn hóa doanh nghiệp gắn với văn hóaxã hội, là một bước tiến của văn hóa xã hội, là tầng sâu của văn hóaxã hội. Văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi vừa chú ý tới năng suất vàhiệu quả sản xuất, vừa chú ý tới quan hệ chủ thợ, quan hệ giữa ngườivới người. Nói rộng ra, nếu toàn bộ nền sản xuất đều được xây dựngtrên một nền văn hóa doanh nghiệp có trình độ cao, nền sản xuất sẽvừa mang bản sắc dân tộc, vừa thích ứng với thời đại hiện nay”.Vào đầu những năm 70, sau sự thành công rực rỡ của các côngty Nhật Bản, các công ty Mỹ bắt đầu chú ý tìm hiểu nguyên nhân dẫnđến những thành công đó. Cụm từ “corporate culture/organizationalculture” (văn hóa doanh nghiệp, còn gọi là văn hóa xí nghiệp, văn hóacông ty) đã được các chuyên gia nghiên cứu về tổ chức và các nhàquản lý sử dụng để chỉ một trong những tác nhân chủ yếu dẫn đến sựthành công của các công ty Nhật trên khắp thế giới.16Đầu thế kỷ 90, người ta bắt đầu đi sâu nghiên cứu tìm hiểu vềnhững nhân tố cấu thành cũng như những tác động to lớn của vănhóa đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Đã có rất nhiềukhái niệm văn hóa doanh nghiệp được đưa ra nhưng cho đến nayvẫn chưa có một định nghĩa nào được chính thức cơng nhận.- Ơng Georges de Saite Marie, chun gia người Pháp vềdoanh nghiệp nhỏ và vừa, đã đưa ra định nghĩa như sau: “Văn hóadoanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại,nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạothành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”.Mợt định nghĩa khác của tổ chức lao động quốc tế(International Labour Organization – ILO): “Văn hóa doanh nghiệplà sự trợn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen vàtruyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng làduy nhất đối với một tổ chức đã biết”.Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãinhất là định nghĩa của chuyên gia nghiên cứu các tở chức EdgarSchien: “Văn hóa cơng ty là tổng hợp những quan niệm chung màcác thành viên trong cơng ty học được trong quá trình giải quyếtcác vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh”.Các khái niệm trên đều đã đề cập đến những nhân tố tinhthần của văn hóa doanh nghiệp như: Các quan niệm chung, cácgiá trị, các huyền thoại, nghi thức… của doanh nghiệp nhưngchưa đề cập đến nhân tố vật chất – nhân tố quan trọng của vănhóa doanh nghiệp.Do đó, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các học giảvà hệ thống nghiên cứu logic về văn hóa và văn hóa kinh doanh,văn hóa doanh nghiệp được định nghĩa như sau:“Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị,niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi17thành viên trong doanh nghiệp cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ởphạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên tronghoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanhnghiệp đó”.2.2. Các mức độ văn hóa doanh nghiệpTheo Edgar H. Schein, văn hóa doanh nghiệp có thể chiathành ba mức độ khác nhau, đó là các mức độ cảm nhận được cácgiá trị văn hóa trong doanh nghiệp hay nói cách khác là tính hữuhình của các giá trị văn hóa đó. Đây là cách tiếp cận độc đáo, đi từhiện tượng đến bản chất của một nền văn hóa, giúp cho chúng tahiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thành nên nềnvăn hóa đó.Hình 1: Các mức độ của văn hóa doanh nghiệpMức đợ thứ nhấtNhững quá trình vàcấu trúc hữu hình củadoanh nghiệp(Artifacts)Mức độ thứ haiNhững giá trị đượcchấp nhận (EspousedValues)Mức độ thứ baNhững quan niệmchung (BasicUnderlying)Assumptions)18a. Mức đợ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hữu hìnhcủa doanh nghiệpBao gờm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một người cóthể nhìn, nghe và cảm nhận khi tiếp xúc với một tổ chức có nền vănhóa xa lạ như:- Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm- Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp- Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanhnghiệp- Lễ nghi và lễ hội hàng năm- Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo củadoanh nghiệp- Ngôn ngữ, cách ăn mặc, phương tiện đi lại, chức danh, cáchbiểu lộ cảm xúc, hành vi ứng xử thường thấy của các thành viên vàcác nhóm làm việc trong doanh nghiệp- Những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức- Hình thức mẫu mã của sản phẩm- Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên doanhnghiệpĐây là cấp độ văn hóa có thể nhận thấy ngay trong lần tiếpxúc đầu tiên, nhất là với những yếu tố vật chất như: kiến trúc, bàitrí, đồng phục… Cấp độ văn hóa này có đặc điểm chung là ảnhhưởng nhiều của tính chất công việc kinh doanh của công ty, quanđiểm của người lãnh đạo… Tuy nhiên, cấp độ văn hóa này dễ thayđổi và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự trong văn hóa củadoanh nghiệp.b. Mức độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố bao gồm cácchiến lược, mục tiêu, triết lý của doanh nghiệp.Doanh nghiệp nào cũng có quy định, nguyên tắc, triết lý,chiến lược và mục tiêu riêng, là kim chỉ nam cho hoạt động củatoàn bộ nhân viên và thường được doanh nghiệp công bố rộng rãi19ra công chúng. Đây cũng chính là những giá trị được công bố, mộtbộ phận của nền văn hóa doanh nghiệp.“Những giá trị được tuyên bố” cũng có tính hữu hình vìngười ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chínhxác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn cho các thành viêntrong doanh nghiệp cách thức đối phó với một số tình thế cơ bản vàrèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong môi trườngdoanh nghiệp.c. Mức độ thứ ba: Những quan niệm chung, những ý nghĩaniềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vơ thức, mặcnhiên được cơng nhận trong doanh nghiệp.Trong bất cứ cấp độ văn hóa nào, văn hóa dân tộc, văn hóakinh doanh, văn hóa doanh nghiệp… cũng đều có các quan niệmchung, được hình thành và tồn tại trong một thời gian dài, chúng ănsâu vào tâm lý của hầu hết các thành viên trong nền văn hóa đó vàtrở thành điều mặc nhiên được cơng nhận.Ví dụ, cùng mợt vấn đề: Vai trị của người phụ nữ trong xãhội. Văn hóa Á Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng cóquan niệm truyền thống: Nhiệm vụ quan trọng nhất của người phụnữ là chăm lo cho gia đình còn công việc ngoài xã hội là thứ yếu.Trong khi đó văn hóa phương Tây lại quan niệm: Người phụ nữ cóquyền tự do cá nhân và không phải chịu sự ràng buộc quá khắt khevào lễ giáo truyền thống.Để hình thành được các quan niệm chung, một cộng đồng vănhóa (ở bất kỳ cấp độ nào) phải trải qua quá trình hoạt động lâu dài,va chạm và xử lý nhiều tình huống thực tiễn. Chính vì vậy, một khiđã hình thành, các quan niệm chung sẽ rất khó bị thay đổi. Khôngphải vô lý mà hàng chục năm nay, bình đẳng nam – nữ vẫn đang làmột mục tiêu mà nhiều quốc gia, không chỉ ở châu Á, hướng tới.Quan niệm “trọng nam khinh nữ” vốn đã trở thành quan niệmchung của nhiều nền văn hóa, nhiều cấp độ văn hóa. Xã hội ngàycàng văn minh, con người có trình độ học vấn ngày càng cao và20hầu như ai cũng được nghe và có thể nói về bình quyền, nhưng khisinh con, nhiều ông bố bà mẹ vẫn “mong con trai hơn”, khi xétthăng chức cho nhân viên, giữa hai người một nam, một nữ thì ôngchủ vẫn thích chọn người nam hơn vì “vấn đề sức khỏe, thời giancho công việc…”. Những hiện tượng này chính là xuất phát từ quanniệm ẩn, đã tồn tại bao đời nay và không thể thay đổi nhanh chóng.Một khi trong tổ chức đã hình thành được quan niệm chung,tức là các thành viên cùng nhau chia sẻ và hoạt động theo đúngquan niệm chung đó, họ sẽ rất khó chấp nhận những hành vi đingược lại. Ví dụ, cùng một vấn đề trả lương cho người lao động,các công ty Mỹ và nhiều nước Châu Âu thường có chung quanniệm trả theo năng lực. Chính vì vậy, một người lao động trẻ mớivào nghề có thể nhận được mức lương rất cao, nếu họ thực sự cótài. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Châu Á, trong đó có ViệtNam, lại chia sẻ chung quan niệm: Trả theo thâm niên, người laođộng thường được đánh giá và trả lương tăng dẫn theo thâm niêncống hiến cho doanh nghiệp. Một người lao động trẻ rất khó có thểnhận được mức lương cao ngay từ đầu.2.3. Tác động của văn hóa doanh nghiệp đối với sự pháttriển của doanh nghiệpNền văn hóa doanh nghiệp mạnh yếu khác nhau sẽ có ảnhhưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển của doanh nghiệp.a. Tác đợng tích cực của văn hóa doanh nghiệpVăn hóa doanh nghiệp tạo nên phong thái của doanh nghiệp,giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.Văn hóa doanh nghiệp gồm nhiều bộ phận và yếu tố hợp thành:Triết lý kinh doanh, các tập tục, lễ nghi, thói quen, cách họp hành,đào tạo, giáo dục, thậm chí cả truyền thuyết, huyền thoại về ngườisáng lập doanh nghiệp… Tất cả những yếu tố đó tạo ra phong cáchcủa doanh nghiệp và phân biệt nó với các doanh nghiệp, các tổ chứcxã hội khác. Phong cách đó có vai trò như “khơng khí và nước”, cóảnh hưởng lớn đến hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.21Phong cách của một doanh nghiệp thành công gây ấn tượngrất mạnh cho người ngoài và là niềm tự hào của các thành viêntrong doanh nghiệp. Ví dụ khi bước vào công ty Walt Disney,người ta có thể cảm nhận được một số giá trị chung qua bộ đồngphục cho các nhân viên, khẩu ngữ mà nhân viên Walt Disney dùng(như “một chú Mickey tốt đấy” có nghĩa là “bạn làm việc tốt đấy”),phong cách ứng xử chung (luôn tươi cười và lịch sự với kháchhàng) và những tình cảm chung (đều rất tự hào vì được làm việccho công ty).Văn hóa doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm cho toàn doanhnghiệpMột nền văn hóa tốt giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài vàcủng cố lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp.Người lao động không chỉ làm việc vì tiền mà còn vì nhữngnhu cầu khác. Theo A.Maslow, nhu cầu của con người là một hìnhtam giác gồm năm bậc xếp theo thứ tự từ thấp đến cao: Nhu cầusinh lý; nhu cầu an ninh; nhu cầu xã hợi-giao tiếp; nhu cầu đượckính trọng và nhu cầu tự khẳng định để tiến bộ. Các nhu cầu trên lànhững cung bậc khác nhau của sự ham muốn có tính khách quan ởmỗi cá nhân. Nó là những động lực thúc đẩy con người hoạt độngnhưng không nhất thiết là lý tưởng của họ.Từ mô hình của A.Maslow, có thể thấy thật sai lầm nếu mộtdoanh nghiệp lại cho rằng chỉ cần trả lương cao là sẽ thu hút, duytrì được người tài. Nhân viên chỉ trung thành và gắn bó lâu dài khihọ thấy hứng thú làm việc trong môi trường doanh nghiệp, cảmnhận được bầu không khí thân thuộc trong doanh nghiệp và cókhả năng tự khẳng định mình để thăng tiến. Trong một nền vănhóa doanh nghiệp chất lượng, các thành viên nhận thức rõ ràng vềvai trò của bản thân trong tổ chức, họ làm việc vì mục đích vàmục tiêu chung.22Văn hóa doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng chếTại những doanh nghiệp mà môi trường văn hóa ngự trị mạnhmẽ sẽ nảy sinh sự tự lập đích thực ở mức độ cao nhất, nghĩa là cácnhân viên được khuyến khích để tách biệt ra và đưa ra sáng kiến,thậm chí cả các nhân viên cơ sở. Sự khích lệ này sẽ góp phần pháthuy tính năng động sáng tạo của các thành viên, là cơ sở cho quátrình nghiên cứu và phát triển của cơng ty. Mặt khác, những thànhcông của nhân viên trong công việc sẽ tạo động lực gắn bó họ vớicông ty lâu dài và tích cực hơn.b. Tác động tiêu cực của văn hóa doanh nghiệpThực tế chứng minh rằng hầu hết, các doanh nghiệp thànhcông đều có tập hợp các “niềm tin dẫn đạo”. Trong khi đó, cácdoanh nghiệp có thành tích thua kém thuộc một trong hai loại:Không có tập hợp niềm tin nhất quán hoặc chỉ theo đuổi mục tiêutài chính mà khơng có mục tiêu mang tính chất định tính. Ở mộtkhía cạnh nào đấy, các doanh nghiệp hoạt động kém đều có nền vănhóa doanh nghiệp “tiêu cực”.Một doanh nghiệp có nền văn hóa tiêu cực có thể là doanhnghiệp có cơ chế quản lý cứng nhắc theo kiểu hợp đồng, độcđoán, chuyên quyền và hệ thống tổ chức quan liêu, gây ra khôngkhí thụ động, sợ hãi ở các nhân viên, khiến họ có thái độ thờ ơhoặc chống đối giới lãnh đạo. Đó cũng có thể là một doanh nghiệpkhông có ý định tạo nên một mối liên hệ nào khác giữa nhữngnhân viên ngoài quan hệ công việc, mà là tập hợp hàng nghìnngười hoàn toàn xa lạ, chỉ tạm dừng chân tại công ty. Người quảnlý chỉ phối hợp các cố gắng của họ, và dù thế nào đi nữa cũng tạora được một thứ gì đó, nhưng niềm tin của người làm công vàodoanh nghiệp thì không hề có.Trên thực tế, có không ít các doanh nghiệp hiện nay đang đitheo hướng này. Ví dụ như các công ty mỹ phẩm, dược phẩm, họcó thể tiến hành tuyển dụng ồ ạt hàng chục, thậm chí hàng trămnhân viên bán hàng tại một thời điểm, không quan tâm đến trình độ23học vấn của nhân viên. Các công ty này trả lương cho nhân viênthông qua thống kê đầu sản phẩm họ bán được trong tháng. Nếumột nhân viên không bán được gì trong tháng, người đó sẽ khôngnhận được khoản chi trả nào từ phía công ty. Trường hợp họ bị ốm,công ty cũng không có chế độ đặc biệt nào. Thậm chí, nếu mộtnhân viên xin nghỉ việc vài ngày, họ sẽ có nguy cơ bị mất việc làm.Một điều không thể phủ nhận là nếu những giá trị hoặc niềmtin của doanh nghiệp mang tính tiêu cực thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớnđến yếu tố con người của doanh nghiệp đó. Công việc có ảnhhưởng lớn đến cuộc đời của nhân viên. Nó quyết định thời giờ đi lạicủa chúng ta, nơi chúng ta sống và hàng xóm láng giềng của chúngta. Công việc ảnh hưởng đến quyền lợi, cách tiêu khiển cũng nhưbệnh tật của chúng ta. Nó quyết định đến quyền lợi, cách chúng tadùng thời gian sau khi về hưu, đời sống vật chất của chúng ta vànhững vấn đề chúng ta sẽ gặp phải lúc đó. Do đó, nếu môi trườngvăn hóa ở công ty không lành mạnh, không tích cực sẽ ảnh hưởngxấu đến tâm lý làm việc của nhân viên và tác động tiêu cực đến kếtquả kinh doanh của toàn cơng ty.3. Sự hình thành văn hóa doanh nghiệp3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóadoanh nghiệpQuá trình hình thành văn hóa doanh nghiệp là một quá trìnhlâu dài và chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó ba yếu tố cóảnh hưởng quyết định nhất là: Văn hóa dân tộc; người lãnh đạo; sựhọc hỏi từ môi trường bên ngoài. Chúng ta sẽ lần lượt phân tíchtừng yếu tố này và mức độ ảnh hưởng của chúng tới quá trình địnhhình nền văn hóa của mỡi doanh nghiệp.3.1.1. Văn hóa dân tợcSự phản chiếu của văn hóa dân tộc lên văn hóa doanh nghiệplà một điều tất yếu. Bản thân văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểuvăn hóa nằm trong văn hóa dân tộc. Mỗi cá nhân trong nền văn hóadoanh nghiệp cũng thuộc vào một nền văn hóa dân tộc cụ thể, với24một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc. Và khitập hợp thành một nhóm hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận – mộtdoanh nghiệp – những cá nhân này sẽ mang theo những nét nhâncách đó. Tổng hợp những nét nhân cách này làm nên một phầnnhân cách của doanh nghiệp, đó là các giá trị văn hóa dân tộckhông thể phủ nhận được.Việc xác định những giá trị văn hóa dân tộc phản ánh trongmột nền văn hóa doanh nghiệp là điều hết sức khó khăn vì văn hóadân tộc là một phạm trù rộng lớn và trừu tượng. Đã có nhiều côngtrình nghiên cứu đề cập đến tác động của văn hóa dân tộc đến đờisống doanh nghiệp, song được biết đến nhiều nhất là công trình củaGeert Hofstede, chuyên gia tâm lý học người Hà Lan. Trong vòng 6năm (1967-1973), Hofstede đã tiến hành thu thập số liệu về thái độvà các giá trị của hơn 10.000 nhân viên từ 53 nước và khu vực trênthế giới làm việc cho tập đoàn IBM. Năm 1978 ông đã xuất bảncuốn sách “Những ảnh hưởng của văn hóa” (Culture’sconsequences), cuốn sách này liên tục được tái bản trong nhiềunăm sau.Cuốn sách đề cập đến những tác động của văn hóa đến các tổchức thông qua mợt mơ hình gọi là “Mơ hình Hofstede”, trong đótác giả đưa ra bốn “biến số” chính tồn tại trong tất cả các nền vănhóa dân tộc cũng như các nền văn hóa dân tộc cũng như các nềnvăn hóa doanh nghiệp khác nhau đó là: Tính đối lập giữa chủ nghĩacá nhân và chủ nghĩa tập thể; sự phân cấp quyền lực; tính cẩntrọng; chiều hướng nam quyền đối lập với nữ quyền.3.1.2. Người lãnh đạoNgười lãnh đạo không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chứcvà công nghệ của doanh nghiệp, mà còn là người sáng tạo ra cácbiểu tượng, các ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyềnthoại… của doanh nghiệp. Qua quá trình xây dựng và quản lýdoanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của lãnh đạo sẽ được phảnchiếu lên văn hóa doanh nghiệp.25