Giỗ Tổ Dòng Họ | Bài Văn Khấn | Ý Nghĩa | Nghi Thức Cúng

Người Việt Nam ta từ trước đến nay luôn xem trọng đạo lý “uống nước nhớ nguồn” do vậy việc thờ cúng tổ tiên dòng họ là điều không thể thiếu ở trong mỗi gia đình. Giỗ tổ dòng họ là một trong những nghi lễ thể hiện sự thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Cùng Mộc Miên Stone tìm hiểu rõ hơn về phong tục tập quán này ở trong bài viết sau nhé!

1. Ý nghĩa của ngày giỗ tổ dòng họ

Đây là ngày con cháu cùng thuộc một dòng họ tham gia cúng lễ, dâng hương hoa và dâng lễ vật lên ông Thủy tổ của cả dòng họ. Trong dịp này, các gia đình sẽ tề tựu về đông đủ. Mỗi gia đình sẽ góp theo suất đinh ở trong nhà.

Mỗi nhà đóng góp ít nhiều tùy theo quy định được lấy ý kiến từ các cuộc họp bàn trước đó. Nhà nếu có con gái thì không phải đóng , bởi theo quan niệm của người xưa thì con gái là con người ta. Do đó chỉ có đinh Nam ở trong nhà mới phải đóng tiền sính lễ.

Buổi lễ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, hướng về truyền thống uống nước nhớ nguồn của con cháu đối với các bậc tiền bối. Qua đó cũng chứng tỏ tấm lòng thành với bề trên, đây cũng là nền tảng cho những điều tốt đẹp, tương thân tương ái ở trong dòng tộc.

Ngày giỗ tổ dòng họ được tổ chức tại nhà thờ họ. Lễ vật được đặt ngay ngắn và trang trọng ở trên án gian hoặc ban thờ chính và bàn thờ phụ của nhà thờ họ

Ý nghĩa của ngày giỗ tổ dòng họ

⇒⇒⇒Xem thêm bài viết liên quan: Cúng 100 ngày

2. Văn khấn ngày giỗ tổ dòng họ được lưu truyền từ bản gốc

Nam mô Nhật Nguyệt Quang Minh Phật

Nam mô Địa Vương Mẫu Phật

Nam mô Ta bà Giáo chủ Bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật

Nam mô Mười phương chư Phật, Chư Phật mười phương.

Nam mô Chư vị Bồ Tát

Kính lạy: Hội đồng Thánh Mẫu

Kính lạy: Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Kính lạy: Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần

Kính lạy: Thổ Thần, Thần Linh, Thổ Địa, Táo Phủ Thần Quân, Ngũ phương Địa mạch,Tiếp dẫn Tài Thần, Tiếp dẫn Lộc Thần, Tiền Hậu địa chủ, Chúa Bà bản cảnh, các tiểu Thần trong khu vực.

 Kính lạy: Cửu huyền Thất Tổ, Thất Tổ Cửu Huyền.

Cao Cao tằng Tổ khảo, Cao Cao tằng Tổ tỷ, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Hiền khảo, Hiền tỷ, Bá, Thúc, Đệ, Huynh, Cô, Dì, Tỷ, Muội.

Cộng đồng nội – ngoại Gia tiên dòng họ …

Kính lạy: Chầu Tổ Cô, Hoàng Tổ Mãnh, Bà Cô, Ông Mãnh dòng họ …

 Hôm nay là Ngày… Tháng… Năm…

Con tên là:

Đang cư ngụ tại địa chỉ:

Đại diện cho con cháu dòng họ …

Xin kính dâng lễ vật, cầu xin bề trên chắp lễ chắp bái.

Chúng con cầu xin các vị Gia tiên Tiền Tổ dòng họ… độ trì dạy bảo và dẫn dắt cho tất cả con cháu trong dòng họ để mọi gia đình ở trong dòng họ …: Già được mạnh khỏe, trẻ được bình an. Con cháu luôn hiếu thảo với Ông Bà Cha Mẹ.

Chúng con cầu xin, gia tiên tiền tổ luôn độ trì để toàn thể con cháu trong dòng họ …: Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu sức khỏe được sức khỏe, cầu tiến tới được tiến tới, cầu con được con, cầu cháu được cháu. Để cho dòng họ … chúng ta ngày càng đông đúc, phú quý, giàu sang, nhà cửa khang trang và hiển vinh mãi mãi.

Chúng con xin hứa: Luôn luôn ghi lòng tạc dạ công ơn sinh thành dưỡng dục của Tổ tiên. Luôn giữ vững truyền thống nội ngoại thương yêu, đoàn kết, sống có tôn ti trật tự trên kính dưới nhường. Phát huy được truyền thống vẻ vang, cần cù lao động và siêng năng học tập của cha ông tiên tổ.

⇒⇒⇒Xem thêm bài viết liên quan: Cúng 49 ngày

3. Những lưu ý khi đọc văn khấn giỗ tổ dòng họ

Để lễ cúng giỗ tổ dòng họ được chỉn chu và vẹn toàn thì trước hết cả họ cần phải thống nhất với nhau về thời gian làm, mời những ai và chuẩn bị thực đơn như thế nào. Bên cạnh đó, trưởng họ sẽ phải là người đứng đầu người nắm rõ các kế hoạch chi tiết cho mọi hoạt động ở trong buổi lễ. 

Khâu chuẩn bị cần lưu ý đến một số điểm sau. 

Thứ nhất, trước khi làm lễ cần phải lau dọn bàn thờ sạch sẽ và trang nghiêm

Thứ hai, lễ vật và hương hoa dâng cúng luôn tươi mới

Thứ ba, nên lựa chọn những loại hoa quả tươi có hình tròn, không nên sử dụng những loại quả gai góc 

Thứ tư, cần chuẩn bị văn khấn kỹ càng trước khi cúng 

4. Vì sao cần cúng giỗ tổ dòng họ?

Một dòng họ được xem là những người có cùng huyết thống, gồm có nhiều gia đình ở trong cùng một họ và một chi. Người Việt ta thường rất coi trọng đạo lý “uống nước nhớ nguồn” luôn mong muốn con cháu phải hướng về tổ tiên, nguồn cội, đây cũng chính là đạo hiếu với gia đình. Do vậy, việc làm lễ cúng giỗ tổ tiên chính là để thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với các bậc sinh thành. 

Lễ cúng giỗ tổ thường được làm ở nhà thờ họ, các gia đình tề tựu đông đủ con cháu và dâng lễ vật lên ông Thủy tổ của cả dòng họ. Nghi lễ này mang nhiều ý nghĩa sâu sắc không chỉ về đạo Hiếu với tổ tiên mà còn là nền tảng cho nhiều thế hệ con cháu gìn giữ những nét văn hóa tốt đẹp của cả dòng họ. 

5. Nghi thức cúng giỗ tổ dòng họ chuẩn nhất

Trước kia vào những ngày giỗ tổ thường được các dòng họ tổ chức rất linh đình. Người ta thường sử dụng trống chiêng, khấn bái và từng người hành lễ theo lời xướng. Nhưng hiện nay, việc cúng bái thường không còn nặng về mặt lễ nghi như trước.

Thay vào đó người ta sẽ tập trung vào tưởng nhớ những công đức của tổ tiên để dâng hương làm lễ và đọc văn khấn đến các vị Thủy tổ và sau đó dặn dò con cháu noi theo tấm gương tốt trong dòng họ, gắn kết tình cảm giữa các gia đình.  

6. Cần chuẩn bị lễ vật gì để cúng giỗ tổ dòng họ?

Tùy vào từng gia đình mà lễ vật cúng giỗ tổ dòng họ sẽ có thể khác nhau. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được những món truyền thống gồm có xôi, canh, 2 món mặn và 2 món nhạt. Một mâm giỗ cơ bản sẽ gồm có 1 đĩa rau xào, 1 bát canh măng miến, 1 đĩa xôi, 1 đĩa thịt gà, 1 đĩa chả và 1 đĩa xào thập cẩm.

Trên đây là bài viết về lễ cúng Giỗ tổ dòng họ của Mộc Miên Stone muốn chia sẻ đến quý khách. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về xây dựng nhà thờ họ hay lăng mộ đá đẹp, giá rẻ, với đội ngũ thợ có nhiều năm kinh nghiệm, lành nghề, uy tín có thể liên hệ ngay cho Mộc Miên Stone để được báo giá và tư vấn miễn phí!

Doanh Nghiệp Đá Mỹ Nghệ Mộc Miên

Hotline: 0904899862

Website:https://mocmienstone.com/

Địa chỉ: Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình