Giới thiệu Phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức
Mục lục bài viết
Giới thiệu Phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức
1. Giới thiệu chung
2. Các module chính
3. Tính năng ưu việt
4. Đối tượng sử dụng
5. Hiệu quả mang lại
6. Các đơn vị đã triển khai
7. Các video của các đài truyền hình đưa tin về phần mềm
8. Các trang báo nói về phần mềm quản lý CBCC
1. Giới thiệu chung:
Phần mềm quản lý cán bộ công chức, viên chức là giải pháp tổng thể được thiết kế và xây dựng áp dụng cho khối cơ quan Nhà nước. Qua đó giúp cho các cơ quan Nhà nước theo dõi quá trình biến đổi thông tin của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình công tác từ khi bắt đầu vào cơ quan cho đến nghỉ hưu. Hệ thống giúp các đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ công chức, viên chức quản lý hồ sơ nhân sự hiệu quả, giảm chi phí, thời gian, công sức, thuận tiện trọng việc tra cứu tìm kiếm hồ sơ cán bộ công chức, viên chức. Hệ thống phần mềm có các chức năng phân quyền đến từng phòng, ban, CBCCCV được phép xem, sửa, xóa… đảm bảo tính bảo mật của hồ sơ.
2. Các module chính:
Lên đầu trang
3. Tính năng ưu việt:
– Sử dụng công nghệ mã nguồn mở: tăng tính bảo mật, ổn định, dễ dàng nâng cấp, mở rộng hệ thống và tiết kiệm tối đa chi phí bản quyền, chi phí phát triển hệ thống.
– Triển khai theo mô hình tập trung: thống nhất và tin học hóa quy trình quản lý hồ sơ CBCCVC của toàn tỉnh. CSDL tập trung dễ khai thác, quản lý. Tiết kiệm chi phí triển khai, không tốn chi phí và nhân lực triển khai cài đặt cho từng đơn vị sử dụng phần mềm (CBCCVC tại các đơn vị chỉ cần sử dụng máy tính kết nối internet là truy cập được vào phần mềm).
– Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của ngành Nội vụ: quản lý thông tin hồ sơ CBCCVC và các quá trình của CBCCVC (biên chế/ hợp đồng, công tác, lương, phụ cấp, đào tạo/ bồi dưỡng, khen thưởng/ kỷ luật, bảo hiểm xã hội, hồ sơ nhân thân…). Xử lý nghiệp vụ hồ sơ: điều động; nâng lương thường xuyên/ trước thời hạn; bổ nhiệm/ bổ nhiệm lại; nghỉ hưu/ thôi việc. Tra cứu, tìm kiếm hồ sơ (tìm kiếm nhanh, tìm kiếm nâng cao, thiết lập kết quả đầu ra, chia sẻ kết quả tìm kiếm…). Báo cáo thống kê (báo cáo số lượng chất lượng CBCCVC, báo cáo cán bộ phường/xã, báo cáo tăng giảm biên chế, báo cáo tiền lương, thống kê kết quả đào tạo…).
– Dễ dàng kết xuất các biểu mẫu báo cáo, thống kê, sơ yếu lý lịch theo quy định của Bộ Nội vụ: cung cấp đầy đủ các mẫu báo cáo theo quy định của Thông tư 11/2012/TT-BNV do Bộ Nội vụ ban hành ngày 17/12/2012; các mẫu sơ yêu lý lịch1a-BNV/2007, 2a-BNV/2007, 3a-BNV/2007, 2C-BNV/2008…
– Cơ chế phân quyền linh hoạt: cho phép phân cấp quản lý theo cả ngành ngang, ngành dọc (Cán bộ của Sở Nội vụ có thể xem được toàn bộ hồ sơ CBCCVC của toàn tỉnh; Cán bộ tại Phòng Nội vụ cấp huyện có thể xem toàn bộ hồ sơ của CBCCVC tại các phòng/ ban, xã/ phường/ thị trấn và các đơn vị trực thuộc trên địa bàn huyện; Cán bộ của Sở GD&ĐT tạo có thể xem được hồ sơ của Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT cấp huyện và các đơn vị trực thuộc…).
– Khả năng tùy biến cao: phần mềm được thiết kế động để có thể cập nhật các thông tin theo các quy định mới của bộ ngành cũng như cho phép cấu hình theo đặc thù của từng địa phương (lương, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp vùng miền, đối tượng thu hút hay cán bộ nguồn thuộc các đề án nguồn nhân lực của từng địa phương…).
– Hỗ trợ đa dạng nhu cầu tra cứu, tìm kiếm: phần mềm cung cấp chức năng tìm kiếm nâng cao cho phép tìm kiếm theo hơn 150 tiêu chí khác nhau. Ngoài ra, cán bộ có thể tùy chỉnh các trường thông tin hiển thị, tự định nghĩa, thiết kế các mẫu báo cáo và kết xuất ra excel theo ý muốn.
– Giao diện phần mềm thân thiện, dễ sử dụng: phần mềm có thiết kế đơn giản, màu sắc hài hòa, bắt mắt, gần gũi với người dùng, đặc biệt là cơ chế gợi ý khi nhập liệu, phân vùng nhập liệu, giúp cán bộ dễ dàng cập nhật thông tin hồ sơ cũng như các dữ liệu về quá trình của hồ sơ, tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian nhập.
– Tiện ích nhắc nhở công việc cho cán bộ quản lý: khi hồ sơ sắp đến thời điểm nâng lương thường xuyên hay đến tuổi nghỉ hưu, hết hạn hợp đồng lao động… phần mềm sẽ hiển thị các thông báo, nhắc nhở cho cán bộ quản lý biết để kịp thời thực hiện các nghiệp vụ về lương, nghỉ hưu, gia hạn hợp đồng… theo đúng quy định, tránh được các lỗi xử lý trễ hồ sơ.
– Đáp ứng chuẩn dữ liệu CBCCVC mà Bộ Nội vụ sẽ ban hành: Trung tâm Thông tin của Bộ Nội vụ đang trình Đề án xây dựng chuẩn dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ gồm 40 trường dữ liệu cơ bản của CBCCVC để áp dụng cho toàn quốc. Phần mềm CBCCVC hiện tại cho phép quản lý hơn 150 trường dữ liệu, đảm bảo đáp ứng đủ các trường dữ liệu theo chuẩn của Bộ Nội vụ.
Lên đầu trang
4. Đối tượng sử dụng:
– Cán bộ công chức, viên chức: Tra cứu thông tin hồ sơ cá nhân; đề xuất chỉnh sửa hồ sơ khi có các thay đổi; đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hay các khóa học ngắn hạn khác;
– Cán bộ tổ chức các đơn vị cơ sở: cập nhật thông tin hồ sơ CBCCVC do đơn vị quản lý; thực hiện các nghiệp vụ nâng lương, nghỉ hưu, bổ nhiệm chức vụ… của CBCCVC; cử CBCCVC tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; báo cáo, thống kê số liệu CBCCVC theo yêu cầu của các đơn vị cấp trên;
– Cán bộ tổ chức Phòng Nội vụ cấp huyện: theo dõi tình hình quản lý hồ sơ CBCCVC của các đơn vị trực thuộc; thực hiện các nghiệp vụ nâng lương, bổ nhiệm, điều động/ thuyên chuyển CBCCVC trên địa bàn huyện/ thị xã; tra cứu, báo cáo thống kê tổng hợp số liệu CBCCVC trên địa bàn huyện/ thị xã;
– Cán bộ tổ chức Sở Nội vụ: quản lý tổ chức bộ máy toàn tỉnh/ thành phố: thành lập tổ chức, chia tách, sát nhập, hợp nhất, giải thể; quản lý hồ sơ tất cả CBCCVC của tỉnh/ thành phố; phê duyệt các trường hợp nâng lương, bổ nhiệm, điều động thuộc thẩm quyền quyết định; tra cứu, báo cáo thống kê tổng hợp số liệu CBCCVC toàn tỉnh/ thành phố.
Lên đầu trang
5. Hiệu quả mang lại:
– Thống nhất và tin học hóa quy trình quản lý hồ sơ CBCCVC trong tất các các đơn vị hành chính, sự nghiệp;
– Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT và chất lượng công tác quản lý CBCCVC;
– Quản lý chặt chẽ, kịp thời các biến động về nhân sự;
– Cung cấp, tổng hợp đầy đủ và chi tiết thông tin về hồ sơ CBCCVC;
– Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu báo cáo, thống kê nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.
Lên đầu trang
6. Các đơn vị đã triển khai
DNICT đã triển khai Phần mềm Quản lý hồ sơ CBCCVC cho thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Quảng Bình, tỉnh Cà Mau, tỉnh Hà Giang, tỉnh Quảng Ngãi, thị xã Điện Bàn, huyện Thăng Bình và thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam, tỉnh Bình Dương, thành phố Cao Bằng – tỉnh Cao Bằng, tỉnh Daklak
Lên đầu trang
7. Các video của các đài truyền hình đưa tin về phần mềm:
Video phát trong Chương trình “Cải cách hành chính” của Đài Truyền hình TP Cần Thơ
Video phát trên Đài phát thanh và truyền hình DRT1 Đà Nẵng
Video phát trên Đài phát thanh và truyền hình Quảng Bình
Lên đầu trang
8. Các trang báo nói về phần mềm quản lý CBCC :
Chuyên trang về CNTT của Báo điện tử Infonet – ictnews.vn
Trung tâm CNTT và TT Đà Nẵng – dnict.vn
Liên chi hội Nhà báo Thông tin và Truyền thông – ictpress.vn
Báo Công an TP Đà Nẵng m.cndn.com.vn
TẠP CHÍ KHÁM PHÁ điện tử, Cơ quan chủ quản: Sở KHCN TP.HCM – khampha.vn
Báo Quảng Bình – baoquangbinh.vn
Câu lạc bộ phần mềm tự do nguồn mở VN – vfossa.vn
Báo của Đài phát thanh và Truyền hình Quảng Bình – qbtv.vn
Trang thông tin kinh tế Quận Ninh Kiều, Cần Thơ – kinhteninhkieu.cantho.gov.vn
Lên đầu trang