Giới thiệu bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc TÀY – Du lịch Làng Văn Hóa
Giới thiệu bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc TÀY
- Lời chào: theo phong tục dân tộc
- Khái quát chung
– Tên gọi: Dân tộc Tày có 4 nhóm địa phương Pa Dí, Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao.
– Dân số: Người Tày trên toàn quốc có trên 1,6 triệu người (theo thống kê năm 2009)
– Địa bàn cư trú chính: chủ yếu ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Quảng Ninh.
– Hệ ngôn ngữ: Nhóm ngôn ngữ Tai-Ka đai.
- Giới thiệu về nhóm nghệ nhân tại Làng
– Tổng số người: 07 người
– Nhóm nghệ nhân đến từ tỉnh Thái Nguyên
– Năm 2016 về tham gia hoạt động, sinh sống hàng ngày tại Làng.
– Hình thức sinh sống: Luân phiên
– Mời khách ngồi, đứng theo đúng phong tục.
- Đặc trưng dân tộc
+ Lao động sản xuất: Người Tày có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng.
+ Tổ chức xã hội: Người Tày cư trú tập trung ở những thung lũng ven suối hoặc triền núi thấp. Cư trú theo đơn vị làng, bản. Nhà ở có nhà sàn, nhà đất và một số vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ được xây dựng theo kiểu pháo đài đề phòng hoả hoạn. Nhà sàn là nhà truyền thống có 2 hoặc 4 mái lợp ngói, tranh hay lá cọ; thưng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa.
+ Nghi lễ quan trọng: Người Tày chủ yếu thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra người Tày còn thờ cúng thổ công, vua bếp, bà mụ.
+ Những kiêng kị trong nhà: Một trong những đặc điểm thể hiện rõ nét tập quán sinh hoạt trong nhà ở của ngời Tày là cách bố trí giường ngủ. Nơi trang trọng nhất trong nhà là nơi đặt bàn thờ tổ tiên. Cùng với những qui định về chỗ ngủ, trong nhà còn có những qui định khá nghiêm ngặt. Thường ngày, bố chồng, anh em chồng không được đi vào các buồng ngủ của các cô dâu, Bàn thờ gia tiên được coi là chốn linh thiêng, kiêng sản phụ đi qua, không được treo những thứ được gọi là uế tạp như quần áo, đặc biệt là đồ mặc của sản phụ, tã lót của trẻ sơ sinh…
+ Đời sống văn hóa tinh thần: Người Tày có kho tàng truyện cổ tích, thơ ca, hò vè.. Đàn tính là nhạc cụ được sử dụng phổ biến ở người Tày. Người Tày có nhiều làn điệu dân ca như lượn, phong slư, phuối pác, phuối rọi, vén eng…. Ngoài múa trong nghi lễ ở một số địa phương có múa rối gỗ khá độc đáo.
+ Tín ngưỡng: Người Tày quan niệm vũ trụ có 3 thế giới lớn: Trời, đất và nước. Ở thế giới tầng trời mỗi ngày dài bằng một năm. Ngoài ra, người Tày còn phân biệt hai thế giới là thế giới thực của con người và thế giới vô hình của thần thánh, ma quỷ hay còn gọi là xứ người, xứ ma. Cõi người có kẻ tốt người xấu và cõi ma cũng vậy. Người Tày ở Thái Nguyên cho rằng con người có hai phần là phần xác và phần hồn. Phần xác có hình khối, có thể nhìn thấy bằng các giác quan. Phần hồn là phần vô hình con người không nhìn thấy được. Người Tày thờ cúng ma tổ tiên. Ban thờ đặt ở gian giữa, có số bát hương hoặc ống hương tuỳ theo gia cảnh và sự thờ cúng của từng nhà. Mùng một ngày rằm trước đây cũng không được thắp hương hoa quả. Những ngày lễ tết cúng những thức ăn quý hiếm. Người Tày ở Thái Nguyên chỉ đặt lên bàn thờ thịt gà, ngan, ngỗng không đặt thịt trâu, bò, ngựa, chó lên ban thờ. Ngoài thờ tổ tiên còn thờ ma bếp, ma chuồng, ma thương. Mỗi bản đều có miếu thờ thổ công ở đầu dẫn lối vào bản.
- Giới thiệu không gian văn hóa, du lịch dân tộc tại Làng
– Làng Tày gồm 02 mẫu nhà sàn và nhà phòng thủ lấy mẫu ở xóm Quyết Tiến, thị xã Đồng Văn, tỉnh Hà Giang và xã Hồng Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang tỉnh Cao Bằng. Dựng ngày 2010
– Nhạc cụ trưng bày, giới thiệu cụ thể tại Làng: đàn tính, sóc nhạc
– Điểm đặc sắc của không gian:
+ Giới thiệu các hiện vật gắn với đời sống sinh hoạt hàng ngày: cối giã gạo, cối xay bột.
+ Giới thiệu về nghề đan lát, thủ công truyền thống
+ Giới thiệu nghề chế tác nhạc cụ truyền thống
+ Giới thiệu các sản vật Thái Nguyên: chè, măng, miến khô, mật ong…
+ Giới thiệu các trò chơi dân gian như: bập bênh, ném còn…
- Giới thiệu các hoạt động tại Làng
– Đã tái hiện bao nhiêu lễ hội: Làng dân tộc Tày đã tái hiện rất nhiều các lễ hội truyền thống tại Làng như
+ Lễ vào nhà mới;
+ Lễ hội Lồng Tồng;
+ Cấp Sắc cho Bà Then;
+ Lễ cưới;
+ Lễ cầu phúc, cầu an cầu lộc.
– Các hoạt động hàng ngày của nhóm
+ Lao động sản xuất: nhóm trồng trọt các loại rau, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
+ Nghề thủ công: đan lát các loại vật dụng hàng ngày
+ Chế tác nhạc cụ đàn tính truyền thống.
+ Dân ca, dân vũ: hát then, đàn tính
+ Ẩm thực: đăc trưng như khau nhục, lạp sườn, xôi ngũ sắc, bánh bột lọc…