Giới thiệu nghề Chế tạo thiết bị cơ khí

Ngày đăng: 26/07/2021 12:35

THÔNG TIN ĐÀO TẠO

Tên nghề đào tạo:             Chế tạo thiết bị cơ khí

Cấp độ đào tạo:                 Quốc tế

Mã ngành nghề:                 6520124

Trình độ đào tạo:               Cao đẳng

Hình thức đào tạo:            Chính quy

Phương thức xét tuyển:   Xét tuyển

Đối tượng tuyển sinh:       Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên.

Khoa chuyên ngành:         Khoa Cơ khí – Điện

Mô tả nghề

Chế tạo thiết bị cơ khí là nghề chế tạo, sản xuất các thiết bị sản phẩm cơ khí về khuôn mẫu, hệ thống thiết bị công nghiệp (HVAC). Nghề này có phạm vi ứng dụng ở các hạng mục của ngành công nghiệp: Nâng chuyển thiết bị, Chế tạo bồn bể trong công nghiệp; Chế tạo băng tải, Chế tạo hệ thống thông gió; Chế tạo kết cấu thang máy; Chế tạo các hệ thống điều chế hóa chất,…

Người học được đào tạo chuyên sâu về chế tạo thiết bị, kết cấu, dây chuyên sản xuất và gia công CNC. Nghề Chế tạo thiết bị cơ khí là một trong những nghề trọng điểm, đào tạo cấp độ Quốc tế. Người học có điều kiện hình thành tư duy, kỹ năng thực hành tốt và đảm bảo tính chuyên nghiệp, tuyệt đối an toàn trong công việc thông qua việc thường xuyên được thực hành tay nghề trên thiết bị của Nhà trường và ngoài Doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hàng năm người học có cơ hội được tham gia Kỳ thi tay nghề giỏi do Bộ giao thông vận tải, Thành phố Đà Nẵng tổ chức về các nghề như Nghề Hàn hay Nghề thiết kế kỹ thuật cơ khí CAD (Thiết kế đồ họa chi tiết máy, thiết bị, kết cấu trên máy vi tính).

Chế tạo thiết bị cơ khí là nghề đặc thù được nhà nước hỗ trợ 70% học phí toàn khoá học.

Vị trí làm việc

Sau khi tốt nghiệp, người học có đủ năng lực để đáp ứng các yêu cầu về nhân lực của các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặt trên khắp mọi miền của đất nước tại các vị trí việc làm của nghề cụ thể như

+ Kỹ thuật viên thiết kế ở phòng kỹ thuật;

+ Kỹ thuật viên vận hành dây chuyện sản xuất;

+ Kỹ thuật viên lắp đặt thiết bị và bảo trì thiết bị;

+ Kỹ thuật viên gia công cắt gọt;

+ Kỹ thuật viên Hàn, Đúc, Dập, Cán;

+ Kỹ thuật viên ở phòng thí nghiệm, phòng đo lường, phòng kiểm định chất lượng snr phẩm cơ khí chế tạo;

+ Kỹ thuật viên bán hàng, tư vấn chuyển giao công nghệ.

Tại

+ Nhà máy chế tạo cơ khí LILAMA 7 (Đà Nẵng);

+ Công ty chế tạo linh kiện máy bay UAC VIETNAM (Khu công nghệ cao Đà Nẵng);

+ Công ty chế tạo phôi đúc Niwa Foundry Việt Nam (Khu công nghệ cao Đà Nẵng);

+ Công ty Tokyo Keiky (Khu công nghệ cao Đà Nẵng);

+ Công ty Samsung Electronic (Khu công nghệ cao Tp HCM); 

+ Công ty Fujikura Fiber Optics Việt Nam (Bình Dương);

+ Công ty TNHH Cơ khí chế tạo máy Miền Trung (Đà Nẵng);

+ Công ty thép Hòa Phát (Quảng Ngãi);

+ Công ty DOOSAN (Quảng Ngãi);

+ Công ty Ninja Q (Bình Định);

+ Công ty TNHH MECCOM (Đà Nẵng);

+ Công ty TNHH Trường Sáng (Đà Nẵng);

+ Công ty TNHH Daiwa (Đà Nẵng);

+ Công ty Cơ khí Bàn Sơn (Đà Nẵng);

+ Công ty NHT Framas Korea Vina (Đồng Nai).

Ngoài gia, người học có thể

+ Tham gia làm việc tại các thị trường lao động nước ngoài như Nhật Bản, Đức, … theo diện “KỸ SƯ;

+ Tham gia hướng dẫn kỹ thuật, giảng dạy tạo các có sở đào tạo nghề về lĩnh vực cơ khí;

+ Tự tạo việc làm: tự làm chủ Công ty, Xưởng sản xuất chế tạo thiết bị cơ khí; kinh doanh thiết bị, máy móc, vật tư cơ khí.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Học viên theo học nghề Chế tạo thiết bị cơ khí cũng có nhiều cơ hội nâng cao trình độ trong tương lai.

Có thể học liên thông để đạt trình độ cao hơn thuộc chuyên ngành đã được đào tạo; 

Có khả năng tự học tập tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và có ý thức học tập suốt đời.

Giới thiệu chi tiết về nghề Chế tạo thiết bị cơ khí

 

  

Thông tin liên hệ

     Khoa Cơ khí – Điện

Trưởng khoa: Thầy Cao Ánh Duong

Điện thoại: 0982 103 105

Email: [email protected]

 (Tin bài và ảnh: Lê Minh Sơn)