Giới thiệu về nét đẹp đặc trưng trong văn hóa ẩm thực miền Nam
Khi nhắc đến miền Nam, mỗi chúng ta thường nghĩ ngay đến câu “dưới sông có cá và trên bờ có rau”. Nam bộ là một vùng đất màu mỡ, phì nhiêu và đặc biệt nơi đây qua nhiều năm đã được bồi đắp bởi hệ thống các sông, kênh, rạch chằng chịt. Người ta còn đánh giá vùng đất này chính là nơi được thiên nhiên cực kỳ ưu ái với vô số những sản vật đa dạng và phong phú. Văn hóa ẩm thực Nam Bộ mang một nét phóng khoáng và hoang dã của miền sông nước phương Nam.
Không chỉ là những món ăn dân dã hút hồn thực khách, ẩm thực Nam Bộ còn khiến chúng ta cảm thấy vô cùng thích thú bởi sự hòa trộn của rất nhiều nền ẩm thực khác nhau. Một sự tổng hòa của văn hóa ẩm thực miền Bắc, miền Trung và sự ảnh hưởng của văn hóa Khmer. Đặc biệt, mỗi năm khi mùa nước nổi, người dân miền Nam lại có cơ hội thưởng thức những món ăn ngon như: lẩu cá linh, bông điên điển, mắm kho, cá khô sặc. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn những nét đặc trưng trong văn hóa ăn uống tại nơi này. Hi vọng bạn sẽ có thêm kiến thức để thích nghi với cùng đất mang nhiều điều thú vị và đáng để trải nghiệm một lần.
Điểm nổi bật về khẩu vị của người Miền Nam
Ẩm thực miền Nam, là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường gia thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa).Nền ẩm thực này cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía v.v.). ẩm thực miền Nam cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua, ốc biển), và rất đặc biệt với những món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi, hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui v.v.
Đặc điểm nổi bật của khẩu vị Nam Bộ là cay, ngọt, chua. Để các vị này, người Nam Bộ thường dùng ớt, me, đường cho vào trực tiếp để chế biến món ăn. Món ăn miền Nam mang tính chất hoang dã và hào phúng. Cơm tay cầm, cá kho tộ, canh chua, lẩu mắm, bánh xèo;.. .là món miền Nam qua thử thách của thời gian; được khẩu vị cả nước chấp nhận cho là đặc sản. Cơm nấu trong nồi đất thêm tay cầm để tiện vừa ăn vừa di chuyển.
Sự khác biệt trong món ăn
Cá kho trong tộ phản ánh cuộc sống tạm bợ của cảnh sống trên nương, trong những gian nhà lá. Miền Bắc, miền Trung đều có món canh chua nhưng tô canh miền Nam khác hẳn về chất và lượng, thể hiện sự trù phú vô cùng của miền đất mới: nước thật chua, cá cắt khúc lớn, các loại quả thơm, cà chua, giá, đậu bắp, các loại rau thơm và ớt thật cay.
Lẩu mắm ngày nay đã là món ăn cao cấp. Trong lẩu có nhiều loại cá lại thêm thịt dọi, ốc, mực, đậu hũ.. .thể hiện đầy đủ nét hoang dã và hào phúng. Miền Nam chấp nhận rộng rãi các món ăn nước ngoài vào. Nhưng cái hồn Việt vẫn sâu đậm trong mọi món ăn; mà chúng ta rất dễ cảm nhận. Nét đặc trưng lớn nhất trong bữa ăn của người Nam Bộ là sự đơn giản và dân dã. Họ chỉ cần một chút thức ăn (một con cá); ít mắm kèm thêm rau hái ở vườn là đủ cho một bữa ăn.
Một bữa nhậu chỉ cần trái xoài, bát nước mắm và bình rượu đế đủ cho vài người bạn. Người Nam Bộ rất ưa nhậu, họ uống bia, rượu nhưng ăn rất ít. Bữa ăn bao giờ cũng có đá lạnh (bía đá, rượu đá, trà đá.) và rau sống. Đặc biệt, lẩu bông biển là một đặc sản nức tiếng của vùng miền Tây Nam Bộ; nhất là khi được dùng với cá Lăng, món lẩu bông mang lại cho thực khách…
Nét văn hóa trong ăn uống của người Nam
Người Nam Bộ rất ưa nhậu, họ uống bia, rượu nhưng ăn rất ít. Bữa ăn bao giờ cũng có đá lạnh (bía đá, rượu đá, trà đá.) và rau sống. Trong ăn uống của người Nam. Cách ứng xử có vẻ thoải mái hơn niềm Bắc. Người niềm Nam dễ dàng chấp nhận lời mời đi ăn uống hơn và ăn uống không cầu kỳ; câu nệ như người miền Bắc. Dù vậy, món ăn hay văn hóa ăn uống của ba miền nước ta tuy có đôi chút khác nhau; nhưng cơ bản thống nhất trong văn hoá ẩm thực Việt Nam.
Nguồn: Amthuc365.vn
Chia sẻ