Gợi ý lịch trình du lịch Đà Nẵng – Hội An 4 ngày 3 đêm – BestPrice

Tham khảo ngay lịch trình du lịch Đà Nẵng – Hội An 4N3Đ siêu chi tiết của BestPrice và bỏ túi những kinh nghiệm “xê dịch” hữu ích nhất nhé.

Đà Nẵng – Hội An hấp dẫn biết bao
con tim yêu du lịch bởi những nét đặc trưng độc đáo của mỗi vùng.
Nếu như Đà Nẵng phát triển thành một đô thị náo nhiệt, phồn hoa thì
Hội An mang dáng vẻ thâm trầm, lặng lẽ, cổ kính của một thương cảng
cổ xưa trăm năm tuổi. Thời gian 4 ngày 3 đêm là đủ để bạn khám phá
và có những trải nghiệm khó quên trên cung đường du lịch “hot” nhất
dẻo đất miền Trung này.

Hội An

Một góc yên bình Phổ Cổ Hội
An

Thời gian lý tưởng để đi du
lịch Đà Nẵng – Hội An

Do đặc điểm khí hậu phân hóa thành
hai mùa là mùa mưa và mùa khô, nên thời gian lý tưởng nhất để du
lịch Đà Nẵng – Hội An là từ tháng 1 đến tháng 7 hàng năm. Lúc này
cả Đà Nẵng và Hội An đều đang trong mùa khô, thời tiết rất đẹp,
thuận lợi cho các hoạt động du lịch.

Phương tiện đi lại khi đi Đà
Nẵng – Hội An

Bạn có thể lựa chọn phương tiện
đường hàng không, đường bộ hoặc đường sắt.

Trong chuyến đi Đà Nẵng – Hội An
vừa qua thì mình đã lựa chọn di chuyển hai chiều Hà Nội – Đà Nẵng
bằng đường hàng không, giữa Đà Nẵng và Hội An thì mình sử dụng
phương tiện đường bộ, cụ thể là xe bus.

Phương tiện di chuyển đến Đà
Nẵng bằng đường hàng không

Để di chuyển tới Đà Nẵng nhanh nhất
và tiện lợi nhất thì bạn nên lựa chọn đường hàng không. Các hãng
hàng không nội địa đều đã triển khai rất nhiều những đường bay tới
Đà Nẵng, khởi hành từ các tỉnh thành phố lớn trong cả nước với mức
giá dao động từ 1.000.000đ – 4.000.000đ/vé khứ hồi, thời gian bay
chưa tới 2 tiếng.

Giá vé máy bay đi Đà Nẵng có thể biến
động tùy thuộc vào hãng bay, chặng bay, thời điểm kiểm tra và giai
đoạn đặt vé. Do đó nếu bạn đã có kế hoạch cụ thể thì nên đặt vé sớm
để có thể chủ động được thời gian, và để ý “săn” các chương trình
khuyến mãi đặt vé của các hãng hàng không để có vé giá tốt

Phương tiện di chuyển giữa Đà
Nẵng và Hội An

Để đi từ Đà Nẵng đến Hội An, phương
tiện mình sử dụng là xe bus. Tuyến bus số 1 chặng Đà Nẵng – Hội An
có giá khoảng 18.000đ – 30.000đ/khách/lượt, thời gian di chuyển từ
70 – 80 phút.

Xe hoạt động từ 5h30 sáng đến 18h
tối, bạn có thể bắt xe ở bất cứ bến xe bus nào trong thành phố, tần
suất 20 phút/chuyến xe.

Xe sẽ trả khách tại bến xe buýt Hội
An ở đường Phan Đình Phùng, từ đây bạn đi bộ khoảng 20 phút là đến
khu vực phố cổ Hội An, hoặc để nhanh hơn thì bắt taxi hoặc xe ôm
chỉ mất 5 phút.

Phương tiện di chuyển tại Đà
Nẵng và Hội An

Tại Đà Nẵng, phương tiện di chuyển
phổ biến và linh hoạt nhất bạn nên lựa chọn là xe máy. Giá thuê xe
trong thành phố chỉ khoảng 100.000đ – 300.000đ/ngày (chưa bao gồm
tiền xăng).

Tại Hội An, bạn có thể thuê xe máy
để di chuyển với mức phí thuê từ 80.000đ – 160.000đ. Riêng với Phố
cổ Hội An đặc thù là phố đi bộ nên ngoài tản bộ thì du khách có thể
dạo phố cổ bằng các phương tiện như xe đạp hoặc xích lô. Các loại
xe có động cơ bị cấm hoạt động trong khuôn viên Phố Cổ hầu hết thời
gian trong ngày.

Khách sạn, resort nên chọn khi
đến Đà Nẵng – Hội An

Trong chuyến đi 4 ngày 3 đêm mình
đã ở tại Đà Nẵng 2 đêm và ở Hội An 1 đêm. Mình sẽ review chi tiết
cho các bạn về những khách sạn mình đã lựa chọn nhé.

Khách sạn tại Đà Nẵng

Khách sạn À La Carte Đà
Nẵng

Địa chỉ: Dương Đình Nghệ, Sơn Trà,
Đà Nẵng

Giá phòng tham khảo từ
2.270.000đ/phòng/đêm

Khách sạn À La Carte Đà Nẵng

Hồ bơi cực sang chảnh tại khách
sạn À La Carte Đà Nẵng (@_trangtrg_)

Khách sạn À La Carte Đà Nẵng
là tòa nhà 24 tầng nổi bật trên con đường Võ Nguyên Giáp chạy dọc
theo bãi biển. Không gian thiết kế của khách sạn mang đậm phong
cách trẻ trung, năng động thông qua cách kết hợp hài hòa những gam
màu hiện đại, tươi sáng, phù hợp với mọi đối tượng khách từ du lịch
nghỉ dưỡng tới du lịch công vụ. Khách sạn gồm có 202 phòng nghỉ
theo cấu trúc căn hộ với 6 hạng phòng, tiêu chuẩn từ 2 đến 4 người
lớn. để du khách lựa chọn tùy theo nhu cầu. Mình đặt 1 phòng Light,
giường đôi dành cho 2 người lớn, giá 2.270.000đ/đêm. Phòng nghỉ
dạng căn hộ được trang bị đầy đủ tiện nghi từ điều hòa, tủ lạnh, TV
kết nối truyền hình cáp, wifi, phòng tắm đứng, khu vực tiếp
khách,…, và đặc biệt có phòng bếp, bạn có thể mượn dụng cụ tại lễ
tân và tự nấu nướng tại phòng. Ngoài ra khách sạn còn sở hữu một hồ
bơi có tầm view đắt giá ôm trọn cảnh biển vào trong tầm mắt. Với vị
trí đắc địa, chất lượng dịch vụ cao cấp cùng hàng loạt các tiện ích
giải trí đa dạng, khách sạn À La Carte Đà Nẵng chính xác là chốn
nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho bạn.

>> Xem thêm các khách sạn
Đà Nẵng khác tại: https://www.bestprice.vn/khach-san/da-nang

Khách sạn tại Hội An

The Mansion Hội
An

Địa chỉ: 170 Nguyễn Duy Hiệu, Hội
An

Giá phòng tham khảo từ
1.688.000đ/đêm

The Mansion Hội An

Bữa sáng “floating breakfast”
cực xịn chỉ có tại The Mansion Hội An (@a.l.y.a_p)

1 đêm nghỉ tại Hội An mình đặt
phòng tại The Mansion Hội An. The
Mansion Hội An là một biệt thự nghỉ dưỡng giữa lòng phố cổ, sở hữu
không gian ấn tượng khi kết hợp giữa nét Địa Trung Hải sang trọng
và nét Á Đông thanh lịch. Toàn bộ 9 phòng nghỉ của villa được thiết
kế chú trọng đảm bảo sự tinh tế, ấm cúng tạo cảm giác thư thái cho
du khách. Mình đặt một phòng An Hội và Đồng Hiệp, rộng 17m2. Phòng
nằm ở tầng trệt ngay cạnh hồ bơi chung, có giá 1.688.000đ/đêm. Một
số phòng nghỉ hạng cao hơn sẽ có view ra dòng sông Thu Bồn thơ mộng
hoặc phố cổ phía xa xa. Đặc biệt, điểm nhấn dịch vụ ấn tượng ở đây
là bữa sáng nổi “floating breakfast” dùng tại hồ bơi. Sau khi đã tự
mình trải nghiệm dịch vụ, thì mình có thể khẳng định rằng The
Mansion Hội An đích thị là điểm dừng chân độc đáo và mới mẻ trong
chuyến đi khám phá Hội An lãng mạn của bạn.

>> Tìm hiểu thông tin
những khách sạn nổi bật nhất ở Hội An tại: https://www.bestprice.vn/khach-san/hoi-an

Lịch trình tham quan Đà Nẵng –
Hội An 4N3Đ

Để khám phá được cả hai điểm đến
một cách hợp lý trong cùng một chuyến đi thì bạn cần lên kế hoạch
chương trình thật chi tiết. Trong 4 ngày 3 đêm mình đã cố gắng dành
thời gian ghé qua hầu hết những địa danh nổi tiếng nhất của Đà Nẵng
– Hội An. Chi tiết mình sẽ viết kỹ hơn ngay sau đây nhé.

Ngày thứ nhất: Khám phá Bà Nà
Hills

Ngày đầu tiên hai đứa mình đón
chuyến bay từ Hà Nội đi Đà Nẵng vào buổi sáng, hạ cánh sân bay là
9h sáng. Sau đó về khách sạn gửi đồ rồi thuê xe máy đi Bà Nà
Hills.

Bà Nà Hills tọa lạc trên đỉnh núi
Chúa ở độ cao 1500m so với mực nước biển, được biết đến với mỹ danh
“chốn bồng lai tiên cảnh”.

Giá vé cáp treo Bà Nà Hill áp dụng
với du khách là 750.000đ/người lớn, 600.000đ/trẻ em (chiều cao từ
1m – 1m40) và miễn phí cho trẻ em dưới 1m đi cùng người lớn. Mức
giá trên đã bao gồm cả các hoạt động vui chơi giải trí thuộc quần
thể Bà Nà Hills.

Cung đường thuận tiện và khoa học
nhất để lên khám phá Bà Nà Hills là đi theo bốn tuyến cáp treo
chính.

Đầu tiên, tuyến cáp treo Ga Hội An
– Ga Marseille sẽ đưa bạn đến với khu vườn Thiên Thai để chiêm
ngưỡng kỳ quan Cầu Vàng. Cây cầu Vàng có chiều dài 150m, tạo nên
một lối đi ẩn hiện giữa lưng chừng trời mây. Điểm nhấn ấn tượng
nhất chính là đôi bàn tay khổng lồ được tạc từ đá, phủ đầy rêu
phong đang đỡ lấy cây cầu.

Cầu Vàng

Check in tại tuyệt tác Cầu Vàng
(@mrs.nok)

Tiếp đó, mình đi từ ga Marseille
tới ga La Jardin, đón tàu hỏa leo núi để lên ga D’Amour, tham quan
Vườn hoa Le Jardin D’amour, Hầm rượu Debay, Chùa Linh Ứng Bà Nà
Hills

Tiếp nữa, từ ga Debay di chuyển
trên tuyến cáp Debay – Morin để lên đỉnh núi Chúa, điểm cao nhất
của Bà Nà Hills, ghé qua làng Pháp và trải nghiệm những hoạt động
vui chơi giải trí đặc sắc tại khu vui chơi Fantasy Park hay tận mắt
thấy và chụp hình với những bức tượng sáp mô phỏng người nổi tiếng
với kích cỡ người thật trong Bảo tàng tượng Sáp.

Về ăn uống tại Bà Nà Hills thì bạn
có thể chủ động đem đồ ăn lên hoặc ăn tại các nhà hàng buffet có
sẵn trên đây như Lavender hay Arapang với mức giá tầm 250.000đ –
300.000đ/người lớn

Cuối cùng, để xuống núi, mình đi
theo tuyến cáp treo ga L’Indochine – ga Thác Tóc Tiên. Với tuyến
cáp treo này bạn có thể được chiêm ngưỡng trọn vẹn dòng thác Tóc
Tiên đổ trắng xóa giữa cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn của Bà
Nà.

Kết thúc hành trình tham quan Bà Nà
Hills bọn mình đi về lại thành phố Đà Nẵng để nhận phòng khách sạn,
đi ăn tối và nghỉ ngơi sau một ngày dài.

Ngày thứ hai: Đà Nẵng city
tour

Ngày thứ hai, sau khi dùng bữa sáng
thì bọn mình bắt đầu hành trình tham quan một vòng thành phố Đà
Nẵng, qua các điểm:

– Chùa Linh Ứng – Bán đảo Sơn Trà:
Ngôi chùa Linh Ứng mới nhất trong “tam giác tâm linh Linh Ứng” của
Đà Nẵng, nổi tiếng với bức tượng Phật Bà Quan Âm cao nhất Việt Nam
chưa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh.

– Cầu Rồng: Cây cầu với hình tượng
con Rồng Vàng thời Lý đang vươn mình về biển cả là biểu tượng du
lịch của thành phố Đà Nẵng. Công trình được chiếu sáng lộng lẫy vào
ban đêm với nhiều màu sắc nhờ hệ thống đèn LED được lắp đặt trên
cầu. Đặc biệt màn trình diễn cầu Rồng phun lửa độc đáo sẽ diễn ra
vào thứ 7, Chủ Nhật hàng tuần hay vào các dịp Lễ lớn của dân
tộc

Cung thiếu nhi Đà Nẵng

“Sống ảo” tại Cung thiếu nhi Đà
Nẵng cùng hội bạn (@ngoclittle18)

– Cung thiếu nhi Đà Nẵng: Điểm
check in mới lạ, hấp dẫn, thu hút giới trẻ bởi lối kiến trúc độc
đáo. Công trình gây được ấn tượng nhờ những hình thù sống động có
gam màu nổi bật trên những khối tường vuông vức, tao nên không gian
vui nhộn, đầy màu sắc.

– Nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng: Nhà
thờ duy nhất tồn tại từ thời Pháp thuộc, được xây dựng theo lối
kiến trúc Gothic quen thuộc của các nhà thờ Công giáo. Nhà thờ thu
hút bởi lớp sơn hồng bắt mắt, bạn vừa có thể check in bên ngoài,
vừa có thể tìm hiểu về những sự kiện trong Kinh Thánh của phương
Tây thông qua những tranh ảnh và thánh tượng được trưng bày bên
trong.

Tham quan tại Nhà thờ xong bọn mình
trở về khách sạn, thay đồ đi tắm biển.

Tối đến đi chợ đêm Helio nổi tiếng
của Đà Nẵng trên đường 2/9 để ăn tối và tận hưởng không khí Đà Nẵng
về đêm.

Ngày thứ ba: Phố cổ Hội
An

Sáng ngày thứ ba, khoảng 11h chúng
mình trả phòng khách sạn tại Đà Nẵng rồi đón xe bus lên đường đi
Hội An. Tới nơi về The Mansion nhận phòng, cất đồ đạc rồi di chuyển
tới tham quan Phố Cổ.

Phố Cổ Hội An nằm yên bình bên dòng
sông Hoài thơ mộng, là nơi còn lưu giữ và bảo tồn được những nét
văn hóa, kiến trúc lâu đời hàng trăm năm, trở thành di sản văn hóa
– du lịch nổi tiếng ngày nay. Để tham quan Phố Cổ Hội An bạn cần
mua vé với giá 80.000đ/người lớn.

Bọn mình xác định sẽ dạo quanh Phố
Cổ tới tối, vừa đi vừa ghé qua những điểm tham quan nổi tiếng và
thưởng thức ẩm thực truyền thống đặc sắc của Hội An:

– Chùa Cầu: Nằm trên con lạch nhỏ
chảy ra sông Thu Bồn, chùa Cầu suốt nhiều thế kỷ qua vẫn luôn là
điểm nhấn kiến trúc độc đáo, linh hồn và biểu tượng bất diệt của
Phố Cổ Hội An. Kiến trúc của chùa Cầu ngày nay sau nhiều lần trùng
tu có sự giao thoa giữa ba phong cách Việt – Nhật – Trung. Chùa thờ
Bắc Đế Trấn Võ linh thiêng – vị thần bảo vệ xứ sở, có quyền năng
ban cho mọi người tất cả những niềm vui và hạnh phúc.

Chùa Cầu

Tọa độ check in lý
tưởng với background Chùa Cầu (_nguyeenthuylinh)

– Nhà cổ Hội An: Tìm hiểu những nét
kiến trúc lâu đời hàng trăm năm tuổi của những ngôi nhà cổ nổi
tiếng như Nhà cổ Quân Thắng, Nhà cổ Tấn Ký, Nhà cổ Phùng Hưng, Nhà
cổ Đức An, Nhà cổ Diệp Đồng Nguyên, Nhà thờ cổ tộc Trần

– Hội quán Phúc Kiến: Mang đặc
trưng kiến trúc nguy nga, tráng lệ, uy nghiêm của người Trung Hoa,
hội quán Phúc Kiến là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của cộng đồng
người Phúc Kiến tại Hội An xưa. Nơi đây thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu
và các vị thần linh thiêng khác theo quan niệm của người Phúc
Kiến.

– Bảo tàng lịch sử văn hóa Hội An:
Xây dựng từ năm 1989, nơi đây trưng bày 335 hiện vật liên quan đến
quá trình phát triển của Hội An qua từng thời kỳ lịch sử, bắt đầu
từ xa xưa khi còn là thương cảng sầm uất cho đến Phố Cổ Hội An như
hôm nay.

>> Bỏ túi ngay những kinh
nghiệm tham quan Hội An hữu ích nhất tại: https://www.bestprice.vn/blog/diem-den-8/hoi-an-88.html

Ngày thứ tư: Vui chơi ở biển Cửa
Đại

Ngày cuối cùng bọn mình thuê xe máy
đi ra biển Cửa Đại chơi, cách The Mansion Hội An khoảng hơn 3km
thôi.

Biển Cửa Đại thu hút du khách bởi
bát cát trắng trải dài miên man với những rặng dừa xanh mắt chạy
dọc bãi biển, đan xen cùng những chòi lá nho nhỏ đơn sơ. Bãi biển
này luôn là địa chỉ lý tưởng cho du khách nghỉ dưỡng khi đến với
Hội An.

Biển Cửa Đại

Biển Cửa Đại mộng mơ, thanh bình
(@chou.hoang)

Ở đây bọn mình thỏa thích chụp ảnh
với khung cảnh trời biển xinh đẹp đến mộng mơ, tắm biển, nằm tắm
nắng và thưởng thức những quả dừa ngọt lịm.

Chơi đến khoảng 11h thì bọn mình
trở lại khách sạn thay đồ, đi ăn trưa rồi về làm thủ tục trả phòng,
quay lại Đà Nẵng.

Từ bến xe Hội An, bọn mình đón
chuyến bus trở về thành phố Đà Nẵng, xuống tại bến xe trung tâm Đà
Nẵng, rồi đi taxi thêm 5km để tới Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng,
làm thủ tục bay về Hà Nội. Kết thúc chuyến hành trình khám
phá Đà Nẵng – Hội An 4 ngày 3 đêm

Những món ngon Đà Nẵng – Hội
An

Những món ngon Đà Nẵng

Bằng kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng của mình,
mình đã tổng kết ra một vài món ăn bạn nhất định phải thử khi đến
đây:

– Mì Quảng: Đặc sản nức tiếng của
các tỉnh thành miền Trung. Bát mì thơm ngon, hấp dẫn là sự kết hợp
hoàn hảo giữa sợi mì giòn dai chế biến từ bột gạo kèm với rau sống,
thịt heo, tôm, thịt gà,…

Địa chỉ quán ăn gợi ý: Mì Quảng Bà
Vị, 166 Lê Đình Dương, Quận Hải Châu, Đà Nẵng

– Bánh tráng cuốn thịt heo: Món ăn
quen thuộc và cực kỳ dễ làm nhưng ở Đà Nẵng lại có một hương vị
riêng nhờ nước chấm mắm nêm đậm đà.

Địa chỉ quán ăn gợi ý: Ẩm thực
Trần, 4 Lê Duẩn, Quận Hải Châu, Đà Nẵng

Bánh tráng cuốn thịt heo

Bánh tráng cuốn thịt heo
(@thiennguyen1012)

– Bún chả cá: Để có một bán bún chả
cá ngon phục vụ thực khách đòi hỏi người chế biến phải rất kỳ công
từ khâu chọn thịt cá, đảm bảo phải tươi sống; nước dùng phải ninh
bằng xương cá để giữ được vị ngọt thanh đặc trưng, nấu cùng cà
chua, dứa để tạo vị chua.

Địa chỉ quán ăn gợi ý: Bún chả cả
Hờn, 113/3 Nguyễn Chí Thanh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng

Những món ngon Hội
An

– Bánh mì Hội An: Bánh mì là món ăn
bình dân quen thuộc với bất cứ người Việt Nam nào nhưng ở Hội An
người ta nói là “bánh mì ngon nhất thế giới” bởi bánh mì nơi đây
đây mang một hương vị riêng tuyệt hảo nhờ thứ nước sốt bí
truyền.

Địa chỉ quán ăn gợi ý: Bánh mì
Phượng, 2B Phan Chu Trinh, Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam

Bánh mì Hội An

Bánh mì Phượng Hội An
(@nana_iro_diary)

– Cơm gà Hội An: Nhắc đến ẩm thực
Hội An sao có thể bỏ quên cơm gà. Một món ăn được chế biến vô cùng
khéo léo và tỉ mỉ: gạo phải là loại ngon, thơm, dẻo ; gà phải là gà
ta còn tơ, thịt mềm, thơm, chắc thịt và da mỏng. Hương vị cơm gà
Hội An là đặc trưng, rất riêng, không nơi nào có được.

Địa chỉ quán ăn gợi ý: Cơm gà Bà
Buội, 22 Phan Chu Trinh, Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam

– Cao lầu Hội An: Thức quà gắn liền
với lịch sử của Phố Cổ Hội An. Sợi mì làm nên món cao lầu được chế
biến rất công phu theo công thức bí truyền của người Chăm. Một bát
cao lầu ngoài sợi mì sẽ kèm thêm thịt xíu (thịt heo), rau sống,
mắm, gia vị, nước tương, … thêm vài tép tóp mỡ.

Địa chỉ quán ăn gợi ý: Quán cao lầu
Liên, 9 Thái Phiên, Hội An, Quảng Nam.

Bài viết này của mình sẽ rất có ích
với những bạn thích chủ động chương trình du lịch, muốn được
tự do tham quan, khám phá điểm đến. Để tiết kiệm thời gian và tối
ưu chi phí thì bạn nên tham khảo các gói combo du lịch Đà Nẵng hay combo du lịch Hội An đã bao gồm cả vé
máy bay khứ hồi và khách sạn. Đối với những bạn lần đầu đi Đà Nẵng
– Hội An và không tự tin với khả năng đi du lịch tự túc của mình
thì nên đặt tour trọn gói đi Đà Nẵng – Hội An để
có chuyến đi được chuẩn bị sẵn từ A – Z nhé.

Chúc các bạn có một hành
trình vui vẻ!

Thanh Hà

Nguồn ảnh: Instagram