【HAVIP】So sánh hiến pháp 1992 và 2013 | Luật Havip

Hiến pháp là một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền.

Tại Việt Nam, Hiến pháp “là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng nhất sau cương lĩnh của Đảng, là đạo luật gốc, quy định những vấn đề hết sức cơ bản của một Nhà nước”.

 

So Sanh Hien Phap 1992 Va 2013So Sanh Hien Phap 1992 Va 2013

 

Khái niệm Hiến pháp được đề cập ngay tại khoản 1, Điều 119 Hiến pháp năm 2013.

 

1. Giới thiệu sơ lược

 

Hiến pháp 2013 bao gồm 11 chương và 120 điều (giảm 1 Chương và 27 điều so với Hiến pháp 1992). Hiến pháp 2013 chỉ giữ nguyên 7 điều, bổ sung 12 điều mới và sửa đổi 101 điều. Trong đó có sự sắp xếp các chương, như Chương 11 về Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca, Thủ đô, Ngày Quốc khánh được ghép vào chương 1. Về chế độ chính trị ở Chương 5 trong Hiến pháp hiện hành, về Quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân được đưa lên vị trí Chương 2 với tên gọi mới là: Quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân; có 1 chương hoàn toàn mới là Chương 10: Hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm toán nhà nước.

So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp được Quốc hội thông qua năm 2013 có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; quy định rõ ràng, đúng đắn và đầy đủ về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy Nhà nước, về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp.

Hiến pháp đã thể hiện rõ hơn bản chất của Nhà nước Việt Nam là Nhà nước dân chủ, Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.

Hiến pháp tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, trách nhiệm của Đảng trước nhân dân; khẳng định sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn và các tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức khác trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hiến pháp thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; tiếp tục bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 

2. Bảng so sánh giữa hiến pháp 1992 và 2013

 

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giữa hiến pháp 1992 và 2013 như sau:

Hiến pháp 1992

Hiến pháp 2003

Hoàn cảnh lịch sử ra đời

– Đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế – xã hội cần đề ra đường lối đổi mới trên tất cả các lĩnh vực.

– Bước đầu xây dựng kinh tế thị trường. – Thực hiện chính sách công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Tiếp tục đổi mới đất nước trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Bố cục

12 Chương, 147 Điều

11 Chương, 120 Điều

Chính trị

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Chế độ kinh tế Văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật An ninh, Quốc phòng

– Bố cục: giống HP 1980. – Chuyển sang nền kinh tế hàng hóa thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN (6 thành phần), khuyến khích đầu tư nước ngoài.

– Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, bảo tồn và phát triển nền văn hóa.

– Quy định tại 2 chương: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (Chương III), Bảo vệ Tổ quốc (Chương IV).

– Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

– Quy định về bảo vệ môi trường.

Quyền con người, quyền công dân

– Vị trí: Chương V – Lần đầu tiên xuất hiện thuật ngữ “quyền con người”. – Quyền tư hữu tài sản được xác lập trở lại. – Quyền con người về kinh tế chính trị văn hóa xã hội được tôn trọng. – Bổ sung: quyền được thông tin, quyền công dân Việt Nam ở nước ngoài và công dân nước ngoài cư trú ở Việt Nam.

– Vị trí: Chương II – Làm rõ hơn các quyền con người, quyền công dân. – Có 5 quyền mới: Quyền được sống, quyền được sống trong môi trường trong lành, quyền được hưởng thụ các giá trị văn hóa…

 

 

 

 

 

 

Bộ máy nhà nước

Quốc hội (QH)

– Quốc hội do nhân dân bầu ra, có nhiệm kỳ 5 năm.

– Cơ cấu: thiết lập lại UBTVQH. Thành viên UBTVQH không đồng thời là thành viên CP. Các Uỷ ban có một số thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách.

– QH là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; thành lập các cơ quan tối cao của nhà nước; quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của NN.

– Chủ tịch QH có tính chất quyền lực, vừa giữ vị trí là người đứng đầu QH vừa là Chủ tịch UBTVQH.

– Quốc hội do nhân dân bầu ra, có nhiệm kỳ 5 năm. Trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 12 tháng.

– Cơ cấu: kế thừa hoàn toàn HP 1992.

– QH thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của NN.

Chủ tịch nước (CTN)

– Do QH bầu ra trong số các đại biểu theo giới thiệu của UBTVQH.

– Theo nhiệm kỳ QH (5 năm), không đề cập số nhiệm kỳ liên tiếp, độ tuổi ứng cử.

– Đứng đầu nhà nước chỉ thay mặt nhà nước về đối nội đối ngoại.

– Báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước QH.

– Do QH bầu ra trong số các đại biểu QH.

– Tương đối giống với HP 1992.

– Nhiệm vụ và quyền hạn được tăng lên hơn so với HP 1992 (Điều 90).

Chính phủ (CP)

– Tên gọi: Chính phủ

– Cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính NN cao nhất.

– Cơ cấu gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng…

– Tên gọi: Chính phủ

– Cơ quan hành chính NN cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

– Cơ cấu gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Chính quyền địa phương (CQĐP)

Cơ bản vẫn giữ nguyên như Hiến pháp năm 1980.

– Chia thành 3 cấp:

1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

2. Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;

3. Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

– Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định.

Tòa ánViện kiểm sát (VKS)

– Tòa án tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ (giống HP 1959). Thành lập thêm các tòa án kinh tế, lao động, hành chính.

– Chế độ thẩm phán bổ nhiệm.

– VKS: hạn chế quyền lực, bỏ chức năng kiểm sát chung.

– Hướng tới tổ chức theo cấp xét xử (Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án cấp Tỉnh và Tòa án cấp huyện).

– Chế độ thẩm phán bổ nhiệm.

– VKS: thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Trong thời buổi hiện nay, Hiến pháp tiếp tục khẳng định yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Link bài viết: https://havip.com.vn/so-sanh-hien-phap-1992-va-2013

Link trang chủ: https://havip.com.vn/

Xổ số miền Bắc