HOÁ HỌC VỚI ỨNG DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG – Wattpad

                                    

HOÁ HỌC VỚI ỨNG DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG

 13/10/2012@5h27, 1986 lượt xem, viết bởi: thpttanhlinh 
Chuyên mục: BBT

 Trương Thị Kim Tuyến

Môn hóa học trong trường trung học phổ thông giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, các bài thực hành…..của hóa học. Học hóa học không những để làm các bài tập tính toán, nhận biết, viết phương trình hóa học của các phản ứng…… mà học hóa học còn để biết được những ứng dụng phong phú và thiết thực của hóa học vào cuộc sống. 

NỘI DUNG

1. Hóa Học Với Ứng Dụng Trong Đời Sống

Bài 1:  Sử dụng bài tập này để nghiên cứu bài H2O2

Những bức tranh cổ được vẽ bằng bột “trắng chì”[(PbCO3, Pb(OH)2] lâu ngày bị hóa đen trong không khí.

          - Vì sao những bức tranh cổ này bị hóa đen?

          - Để phục hồi người ta dùng hóa chất gì?

Phân tích

Những bức tranh cổ này lâu ngày bị hóa đen là do muối chì tác dụng với các vết khí H2S trong khí quyển tạo thành PbS màu đen(H2S đựợc tạo ra khi đốt cháy nhiên liệu lưu huỳnh tác dụng với oxi tạo thành họp chất của lưu huỳnh hoặc xác động vật bị thối rửa).

PbCO3 + H2SPbS + CO2 + H2</sub>O

Pb(OH)2 + H2SPbS+ 2H2O

Để phục hồi bức tranh cổ này, người ta sử dụng H2O2 (nước oxi già) để chuyển màu đen của PbS thành màu trắng của PbSO4.

PbS + H2O2PbSO4 + 4H2O

Qua bài này học sinh lĩnh hội được kiến thức: H2S có tính axit, H2O2 có tính oxi hóa, S-2 có tính khử mạnh.

Bài 2: Dùng để nghiên cứu bài H2S

Theo cách chữa bệnh dân gian, khi một người bị trúng gió sẽ được cao gió bằng cách sử dụng đồng tiền hoặc muỗng thìa bằng bạc để đánh gió bằng cách cạo trên xương sống. Sau khi cạo gió các dụng cụ này sẽ bị xám đen tương tự như khi chúng ta đã được dùng rất lâu ngày trong không khí. Hãy giải thích hiện tượng trên?

Phân tích

Không khí thường bị nhiễm bẩn khí H2S, dụng cụ bằng Ag bị hóa màu đen là do có phản ứng:

 4Ag + 2H2S + O22Ag2S +2H2O

Người bệnh (trúng gió) sẽ thải ra nhiều khí H2S qua lỗ chân lông, khi dùng dụng cụ bằng Ag chà xát trên da làm cho lỗ chân lông thoáng hơn để khí H2S thoát ra dễ dàng, làm người bệnh dễ chịu. Ag tiếp xúc với khí này và với oxi sẽ bị hóa đen theo phản ứng trên.

Qua bài này học sinh thấy được rằng H2S là một khí độc, nếu hàm lượng H2S đi vào cơ quá mức sẽ gây tử vong vì khi đi vào máu, máu hóa đen do tạo ra FeS làm cho hemoglobin của máu chứa ion Fe2+ bị phá hủy.