HỌC CÁCH GÓI BÁNH TÉT TRUYỀN THỐNG TỪ CÔNG THỨC CỦA CÔ BA BÌNH DƯƠNG – VỊ NGON ĐẬM CHẤT MIỀN NAM

 

HỌC CÁCH GÓI BÁNH TÉT TRUYỀN THỐNG TỪ CÔNG THỨC CỦA CÔ BA BÌNH DƯƠNG – VỊ NGON ĐẬM CHẤT MIỀN NAM

 
Bánh Tét là món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Cổ Truyền của người Việt bao đời nay. Nếu như miền Bắc có món bánh Chưng đặc trưng, thì bánh Tét là món ngon đã gắn bó với bao thế hệ người dân miền Nam. Nhân những ngày Tết đến gần kề, hãy cùng Passion Link chuẩn bị nguyên liệu sẵn sàng và làm nên những chiếc bánh Tét truyền thống chuẩn vị miền Nam nhé!
 

Dưới đây là các bước nấu bánh Tét miền Nam từ công thức của Cô Ba Bình Dương, cùng Passion Link bắt tay vào làm nhé!
 

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu làm bánh:
– 2.3 kg gạo nếp
– 600g đậu xanh không vỏ
– 700g thịt 3 rọi
– 30g muối
– 300-400g lá dứa

 
Gia vị ướp thịt
– ½ muỗng canh muối
– 1.5 muỗng canh nước mắm
– 1 muỗng canh đường  
– 3 muỗng canh hành tím băm  
– 2/3 muỗng canh tiêu

 
 Vật liệu gói bánh
– Lá chuối
– Dây cột như dây coton , dây chuối hoặc dây lạc

 

Bước 2: Làm nhân bánh và tạo màu cho bánh

– Vo gạo nếp cho thật sạch, cho vào gạo nếp 1 muỗng canh muối, trộn lên. Thêm vào 2 lít nước ngâm từ 8-10 tiếng hoặc ngâm qua đêm.
 


 

– Vo sạch đậu xanh, cho vào 1 muỗng canh muối, sau đó cho vào 1,5 lít nước ngâm từ 8-10 tiếng hoặc ngâm qua đêm. Sở dĩ cho muối vào là để nếp vào đậu không bị chua trong quá trình ngâm lâu, như vậy sẽ bảo quản bánh được lâu hơn.

– Rửa sạch thịt với muối và giấm. Cho nước sôi vào nồi, cho vào 1 muỗng cafe muối, sau đó cho thịt vào chần trong 2 phút để thịt săn lại để dễ cắt hơn.

– Cắt thịt thành từng miếng, dày 2cm, dài 17cm, độ dài của thịt tuỳ theo độ dài của đòn bánh, nên chọn thịt ba rọi để béo và ngon hơn.

– Ướp thịt: cho vào ½ muỗng canh muối, 1.5 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 3 muỗng cafe hành tím băm, 2/3 muỗng canh tiêu. Để 3 – 4 giờ cho thịt ngấm hoặc để cho qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh.
 


 

– Tạo màu cho bánh: có thể dùng lá dứa hoặc lá bồ ngót. Rửa sạch, cắt nhỏ lá dứa, bỏ vào mát xa nhuyễn rồi vắt lấy nước hoặc sử dụng máy ép chậm để ép lấy nước.
 


 

– Đậu xanh ngâm qua đêm đổ ra rổ cho ráo nước, cho hết vào nồi, cho thêm 1 muỗng cafe muối trộn lên, cho nước vào để nấu, mực nước qua khỏi mặt đậu khoảng 1.5 cm.

– Nấu đậu với lửa vừa, khi đậu sôi lên khoảng 7 phút thì hạ nhỏ lửa và đậy nắp lại cho đậu chín mềm.

– Khi đậu chín, bạn tán nhuyễn lúc còn nóng cho dễ, chờ đậu nguội lại chút thì nắn nhân. Chuẩn bị màng bọc thực phẩm để lót, cho đậu xanh lên tán đều ra, cho thịt vào giữa, cuộn lại rồi se hai đầu vào, cân chỉnh rồi vuốt cho nhân tròn đều. Như vậy ta sẽ có mỗi cuộn nhân dài 18cm, đường kính dài 16cm, nặng khoảng 350 gram. Cố gắng gói cho mỗi cuộn đều nhau nhé.
 

 

– Đổ nếp ra cho ráo nước rồi cho qua thau, cho vào ½ muỗng canh muối trộn lên, sau đó cho tiếp nước cốt lá dứa vào, trộn đều nhẹ tay để đều màu.

 

Bước 3: Gói bánh

– Chuẩn bị lá chuối, phơi héo hoặc trụng qua nước sôi, chuẩn bị dây chuối, dây cotton hoặc dây lạt để cột bánh.

– Trải lá chuối ra mâm hoặc thớt sao cho bề mặt xanh đậm nằm phía dưới, xếp 2 miếng chồng lên nhau với kích thước khoảng 40×40 cm, để chiều dọc của gân lá song song trước mặt mình. Sau đó đặt một lá chuối khác lên với kích thước nhỏ hơn (khoảng 30x30cm), bề mặt lá quay lên trên và bề gân lá quay xuống dưới để khi tháo bánh ra sẽ dễ hơn, nếu bề ngang lá quá hẹp, lá mỏng hoặc rách có thể chồng thêm lá để khi nấu lâu không bị vô nước.
 


 

– Chuẩn bị dây chuối, dây cotton hoặc dây lạt với chiều dài khoảng 3m2 để cột bánh

– Cho nếp lên lá trải ra tới khi cách 3 đầu lá khoảng 10cm, trải nếp mỏng ra với độ dày khoảng 1cm rồi đặt nhân vào giữa. Cho 4 muỗng canh nếp lên nhân cho lấp đầy bề mặt nhân, tém nếp 2 bên cho kín nhân.

– Gấp lá chuối lại, gập 3cm để che mí lá, dùng đầu ngón tay kiềm sát đòn bánh và gấp lá lại, dùng dây cột tạm ở giữa để giữ lá không bung ra. Sau đó dùng tay vịnh đầu dưới rồi dựng đòn bánh lên, vỗ nhẹ cho nếp dẻ xuống, cho thêm ít nếp vào để lấp kín nhân, ém xuống cho dẻ.

– Bẻ lá hai bên đầu rồi gấp nép còn lại vào. Dùng 2 miếng lá nhỏ bịch vuông đầu bánh theo chiều vuông góc nhau, cột tạm để giữ, làm tương tự với đầu bánh còn lại.
 


 

– Cột bánh: cột theo chiều dọc bánh chừa khoảng 10cm đầu dây bọc xuống đầu dưới rồi xoay chéo dây vòng lên đầu trên sau đó lòn dây qua, cột rút thành nút.

– Từ khoảng cách từ đầu bánh tính xuống 2,5cm, dùng ngón tay chặn dây rồi quấn tròn từ phải qua trái theo chiều dối diện với mình. Luồn dây qua phía dưới siết lại vừa tay. Tiếp tục quấn với các khoảng cách đều nhau, đến đầu bên kia đòn bánh bạn vòng dây lên đầu trên rồi cột rút lại, còn dư dây làm quai sách để vớt bánh cho dễ. Như vậy, với lượng nếp trên sẽ gói được 6 đòn bánh, chiều dài 20cm, tròn 25cm, và 2 đòn bánh nhỏ hơn.

 


 

Bước 4: Nấu bánh

– Xếp bên dưới 1 ít lá chuối rồi xếp bánh vào nồi, cho nước vào đầy nồi, đậy nắp lại nấu với áp suất thấp trong 4 tiếng (với nồi áp suất), 8-10 tiếng với nồi bếp củi thông thường (cho nước sôi vào nấu cùng với lửa vừa).

– Sau khi bánh chín, vớt bánh ra cho vào thao nước lạnh để rửa và làm nguội bánh.

– Treo bánh lên để ráo nước và hoàn thành.

– Cắt bánh ra bằng chỉ để bánh không bị dính và thưởng thức thôi nào.

 

Như vậy, chỉ với nhưng nguyên liệu vô cùng dân dã, chúng ta đã có thể làm nên những chiếc bánh Tét truyền thống thơm vị ngon đậm chất miền Nam. Chúc các bạn thực hiện thành công và đón một cái Tết ấm cúng cùng gia đình nhé!

Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm một cơ hội để tăng thu nhập từ việc kinh doanh đồ uống, hãy tham khảo các khoá học pha chế chuyên nghiệp tại Passion Link, giúp các chủ quán làm chủ hương vị đồ uống tuyệt hảo, hút khách cuối năm.
 

 

MỘT SỐ KHOÁ HỌC PHA CHẾ HOT NHẤT HIỆN NAY:
1. Khoá học Pha Chế Tổng Hợp Mở Quán Cao Cấp: Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY
2. Khoá học Pha Chế Trà Sữa Thương Hiệu: Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY
3. Khoá học Pha Chế Trà Sữa Chuyên Nghiệp: Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY
4. Khoá học Pha Chế Đồ Uống Nóng: Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY