HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
CHƯƠNG V
HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
Chủ nghĩa tư bản ra đời gắn với sản xuất ngày càng cao của sản xuất hàng hóa. Nhưng sản xuất hàng hóa tư bản khác với sản xuất hàng hóa giản đơn không chỉ về trình độ mà còn khác cả bản chất. Trên vũ đài kinh tế xuất hiện một loại hàng hóa mới, đó là hàng hóa sức lao động. Khi sức lao động trở thành hàng hóa thì tiền tệ mang hình thái tư bản và gắn liền với nó là quan hệ sản xuất mới xuất hiện: quan hệ giữa nhà tư bản và lao động làm thuê. Thực chất của mối quan hệ này là nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư của công nhân làm thuê.
Nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác cũng có nghĩa là chúng ta nghiên cứu học thuyết giữ vị trí “hòn đá tảng” trong toàn bộ lý luận kinh tế của C.Mác.
I- SỰ CHUYỂN HÓA TIỀN THÀNH TƯ BẢN.
1- Công thức chung của tư bản.
Tiền là hình thái giá trị cuối cùng của sản xuất và lưu thông hàng hóa giản đơn đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hìanh thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột sức lao động của người khác.
– So sánh hai công thức: (H – T – H’ và T – H – T’)
Tiền trong công thức lưu thông hàng hóa giản đơn: H – T – H’
Tiền trong công thức lưu thông tư bản: T – H – T’
* Điểm giống nhau:
+ Đều cấu thành hai nhân tố (Tiền và Hàng)
+ Đều chưá đựng hai hành vi đối lập nhau (Mua và Bán)
+ Đều biểu hiện quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán.
* Điểm khác nhau:
– Lưu thông hàng hóa giản đơn: (H-T-H’) bắt đầu bằng hành vi bán (H-T) và kết thúc bằng hành vi mua (T-H), điểm xuất phát và điểm kết thúc đều là hàng hóa, tiền chỉ đóng vai trò trung gian. Mục đích là giá trị sử dụng.
– Lưu thông hàng hóa tư bản: (T- H-T’) bắt đầu bằng hành vi mua (T-H) và kết thúc bằng hành vi bán (H – T), tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc, còn hàng hóa chỉ đóng vai trò trung gian. Mục đích của lưu thông tư bản là giá trị, và giá trị lớn hơn. Tư bản vận động theo công thức T- H-T’, trong đó T’= T + ∆t; ∆t là số tiền trội hơn được gọi là giá trị thặng dư và ký hiệu là (m). Số tiền ứng ra ban đầu với mục đích thu giá trị thặng dư trở thành tư bản.
Như vậy, tiền chỉ biến thành tư bản khi dùng để mang lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản và (T- H-T’) được gọi là công thức chung tư bản, vì mọi tư bản đều vận động như vậy nhằm mục đích mang lại giá trị thặng dư.
2- Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản: (T – H – T’)
Có câu hỏi đặt ra: Lưu thông có tạo ra giá trị và làm tăng thêm giá trị hay không? Thọat nhìn, hình như lưu thông tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Ta sẽ thấy mấy vấn đề đặt ra sau:
– Nếu mua – bán ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái: từ tiền thành hàng hoặc từ hàng thành tiền. Còn tổng số giá trị trong tay mỗi người tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi.
– Nếu mua – bán không ngang giá hàng hóa có thể bán cao hơn hoặc thấp hơn giá trị. Nhưng trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa đều là người bán đồng thời là người mua. (có lợi khi bán thì thiệt khi mua)
– Trường hợp chuyên mua rẻ bán đắt (mắc) thì tổng giá trị toàn xã hội cũng không hề tăng lên, bởi vì số giá trị mà họ thu được chẳng qua chỉ là sự ăn chặn, đánh cắp số giá trị của người khác mà thôi.
Nếu xét ngoài lưu thông tức là tiền để trong két, hàng hóa để trong kho thì cũng không sinh ra giá trị thặng dư.
Như vậy, giá trị thặng dư vừa sinh ra trong quá trình lưu thông, lại vừa không sinh ra trong quá trình lưu thông, vừa sinh ra ngoài lưu thông lại vừa không sinh ra ngoài lưu thông. Đó chính là mâu thuẫn của công thức chung tư bản. Để giải quyết mâu thuẫn này C.Mác là người đầu tiên phân tích và giải quyết mâu thuẫn đó bằng lý luận về hàng hóa sức lao động.
3- Hàng hoá sức lao động
a– Sức lao động, và điều kiện để sức lao động thành hàng hóa
Khái niệm sức lao động: Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất. Sức lao động là cái có trước, còn lao động chính là qúa trình kết hợp giữa sức lao động với tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động.
Điều kiện để sức lao động thành hàng hoá. (có hai điều kiện sau)
Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể của mình, có quyền quyết định đối với sức lao động ấy và chỉ bán sức lao động đó trong một thời gian nhất định.
Thứ hai, người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình thực hiện lao động và cũng không có của cải nào khác, muốn sống phải bán sức lao động của mình cho người khác sử dụng.
* Việc sức lao động trở thành hàng hoá:
– Đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong phương thức kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất là bước tiến lịch sử so với chế độ nô lệ và phong kiến.
– Sự bình đẳng về hình thức giữa người sở hữu sức lao động với người sở hữu tư liệu sản xuất (sở hữu tư bản), chế độ được được xây dựng trên sự đối kháng lợi ích kinh tế giữa giai cấp tư sản và vô sản.
– Sự xuất hiện hàng hóa sức lao động đã làm cho sản xuất hàng hóa trở nên có tính phổ biến và đã dự báo sự ra đời của một thời đại mới trong lịch sử xã hội – thời đại của chủ nghĩa tư bản.
b- Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động
Giống như hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.
– Giá trị hàng hoá sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quết định. Nhưng sức lao động tồn tại như năng lực sống của con người. Muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định.
Do đó, giá trị hàng hoá sức lao động được quy về giá trị của tòan bộ các tư liệu sinh họat cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, để duy trì đời sống của công nhân làm thuê và gia đình họ. Có thể xác định lượng giá trị hàng hóa sức lao động do những bộ phận hợp thành sau:
Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết về vật chất, tinh thần để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân.
Hai là, phí tổn đào tạo công nhân.
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất, tinh thần cần thiết cho con cái người công nhân.
Giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng hoá thông thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu tố tinh thần, yếu tố lịch sử, điều kiện địa lý, khí hậu, hòan cảnh ra đời của giai cấp công nhân của mỗi nước.
– Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thể hiện quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó của người công nhân.
Đặc điểm của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động:
Trong quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó, phần dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư (m). Đó là đặc trưng riêng của gía trị sử dụng của hàng hoá sức lao động. Đặc điểm này là chìa khoá giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản. (T-H-T’). Chính đặc tính này đã làm chosự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản.
II- QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG XÃ HỘI TƯ BẢN
1- Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư
Đặc điểm của sản xuất hàng hóa tư bản:
Một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản;
Hai là, sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư sản.
Ví dụ: – Để tạo ra 10kg sợi nhà tư bản phải ứng mua 10kg bông: 10 $
– Chi phí hao mòn máy móc trong 6h. : 2 $
– Chi phí trả tiền mua SLĐ làm việc trong 12 h : 3 $
15 $
Nếu theo thỏa thuận với nhà tư bản, công nhân phải làm việc trong 12h/ ngày. Giả định việc mua bán này đúng giá trị. Mỗi giờ lao động sống của công nhân tạo giá trị mới kết tinh trong sản phẩm là 0,5 $
Chi phí sản xuất
Giá trị sản phẩm mới (20 kg sợi)
Tiền mua bông 20kg bông: 20 $
Tiền mua bông 20kg bông: 20 $
Tiền hao mòn máy móc 12 h: 4 $
Tiền hao mòn máy móc 12 h: 4 $
Tiền mua SLĐ 12h/ ngày: 3 $
Tiền mua SLĐ 12h/ ngày: 6 $
Tổng cộng 27 $
Tổng cộng 30 $
Tổng giá trị 20 kg sợi là: = 30 $.
Nhà tư bản bỏ ra tổng cộng: = 27 $
Lượng giá trị thặng dư thu được = 3 $
Vậy giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngòai giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
– Ngày lao động của công nhân được chia ra hai phần: Phần ngày lao động mà công nhân tạo ra với giá trị ngang với giá trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động cần thiết. Phần còn lại của ngày lao động gọi là thời gian lao động thặng dư.
Thời gian lao động cần thiết Thời gian lao động thặng dư
– Khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư tá thấy mâu thuẫn trong công thức chung tư bản đã được giải quyết: Việc chuyển hóa của tiền thành tư bản diễn ra trong lưu thông, đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực lưu thông.
+ Chỉ có trong lĩnh vực lưu thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hóa đặc biệt đó là hàng hóa sức lao động.
+ Sau đó nhà tư bản sử dụng hàng hóa đặc biệt đó trong sản xuất để sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
2- Bản chất của tư bản. Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến
a/ Bản chất của tư bản
Qua nghiên cứu quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, có thể định nghĩa tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê. Như vậy, bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do gia cấp công nhân sáng tạo ra.
b/ Tư bản bất biến và tư bản khả biến
Để sản xuất ra giá trị thặng dư, nhà tư bản phải ứng tiền ra mua tư liệu sản xuất và sức lao động.
– Tư bản bất biến là giá trị của tư liệu sản xuất lao động cụ thể của công nhân chuyển vào sản phẩm mới, lượng giá trị của chúng không đổi. Bộ phận tư bản ấy được gọi là tư bản bất biến (ký hiệu là c ). Hay nói cách khác tư bản bất biến là bộ phận mua TLSX mà giá trị được bảo toàn và chuyển vào sản phẩm, tức là không thay đổi về lượng giá trị của nó.
– Tư bản khả biến: là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động. Trong qúa trình sản xuất bằng lao động trừu tượng của mình, người công nhân tạo ra một giá trị mới không những đủ bù đắp lại giá trị sức lao động mà còn có giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Do vậy, bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động đã có sự thay đổi về lượng trong qúa trình sản xuất. Bộ phận tư bản này được gọi là tư bản khả biến (ký hiệu là V ).
Như vậy, tư bản bất biến (c) chỉ là điều kiện, là phương tiện, cần thiết không thể thiếu để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến (v) có vai trò quyết định là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
3- Tỷ xuất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư
a/ Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) là tỷ lệ phần trăm (%) giữa số lượng giá trị thặng dư (m) với tư bản khả biến (v) cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó. Được tính bằng công thức:
m
m’ = ———— x 100 (%)
v
Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư còn có dạng:
t’
m’ =———– * 100 (%)
t
Trong đó: – t là thời gian lao động tất yếu.
– t’ là thời gian lao động thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh mức độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân. Nó chỉ rõ, tổng số giá trị thặng dư mới do sức lao động tạo ra thì công nhân được hưởng bao nhiêu, nhà tư bản chiếm đoạt bao nhiêu.
b/ Khối lượng giá trị thặng dư (M) là tích số giữ tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến đã sử dụng. Bằng công thức sau:
M = m’ * V; hoặc m
M = ——— * V
v
Trong đó: V là tổng tư bản khả biến được sử dụng trong thời gian trên.
Khối lượng M tùy thuộc và tỷ lệ thuận vào cả hai nhân tố m’ và V.
4- Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch
a/ Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
– Giá trị thặng dư tuyệt đối: là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không đổi.
Ví dụ: 1 ngày lao động 8 h (4h lao động tất yếu, 4 h lao động thặng dư), ở công thức sau: 4
m’ = —— *100(%) =100(%)
4
Nếu kéo dài ngày lao động thêm 2h nữa, thì giá trị thặng dư tuyệt đối tăng lên 6h và tỷ suất giá trị thặng dư là
6
m’ = —— * 100(%) = 150(%)
4
Việc kéo dài ngày lao động không thể vượt quá giới hạn (sinh lý của công nhân vì họ còn phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi giải trí, để phục hồi, tái tạo sức khỏe) nên đã gặp phải những phản ứng của giai cấp công nhân đòi giảm giờ làm.
Vì lợi nhuận bản thân, khi độ dài ngày lao động không thể kéo dài thêm, nhà tư bản đã tìm cách tăng cường độ lao động (thực chất là kéo dài ngày lao động)
– Giá trị thặng dư tương đối: là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động xã hội nhờ đó mà tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động vẫn như cũ.
Ví dụ: ngày lao động là 8 h, trong đó 4h là lao động tất yếu, 4 h là lao động thặng dư. Nếu lao động lao động tất yếu giảm xuống 3h. Do đó thời gian lao động thặng dư tăng từ 4h lên 5h và m’ sẽ là
5
m’ = —— *100(%) = 166(%)
3
Để hạ thấp giá trị sức lao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh họat và dịch vụ cần thiết cho người công nhân. Muốn vậy phải tăng năng suất lao động xã hội trong các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để trang bị cho ngành sản xuất ra các tư liệu sinh họat.
b/ Giá trị thặng dư siêu ngạch: là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường. Hay nó cách khác là do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các Cty khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường. Khi số đông Cty đều đổi mới kỹ thuật và công nghệ một cách phổ biến thì giá trị thặng dư siêu ngạch của Cty đó sẽ không còn nữa.
Trong từng Cty giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, nhưng trong phạm vi xã hội thì nó thường xuyên tồn tại. Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất để tư bản cá biệt muốn thắng trong cạnh tranh. C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.
5- Sản xuất giá trị thặng dư quy luật kinh tế tuyệt đối của Chủ nghĩa tư bản
Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế tuệt đối, quy luật phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất đó. Theo C.Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư, đó là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Qua phân tích cho thấy: Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê. Quy luật giá trị thặng dư ra đời và tồn tại với sự ra đời của CNTB. Nó quyết định các mặt chủ yếu các qúa trình kinh tế trong CNTB. Nó là động lực vận động và phát triển, đồng thời nó cũ làm cho mâu thuẫn, đặc biệt mâu thuẫn trong CNTB ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu CNTB bằng một chế độ cao hơn.
Tư bản là quan hệ xã hội, là quan hệ sản xuất, thể hiện mối quan hệ cơ bản giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân làm thuê.
Sau khi phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư cho thấy: Quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản là quy luật giá trị thặng dư.
Trong điều kiện hiện nay sản xuất giá trị thặng dư có những đặc điểm mới:
Một là, do khoa học công nghệ phát triển tạo ra năng suất lao động cao dẫn đến lao động sống trong một đơn vị sản phẩm giảm nhanh, lao động quá khứ tăng nhanh hơn, vì máy móc hiện đại thay thế nhiều lao động sống.
Hai là, cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển có sự biến đổi, do áp dụng khoa học công nghệ nên lao động phức tạp, lao động trí tuệ tăng, thay thế lao động giản đơn, lao động cơ bắp. Chính có sự thay đổi đó mà tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư tăng lên nhanh chóng.
Ba là, sự bóc lột của các nước tư bản phát triển trên phạm vi quốc tế ngày càng được mở rộng dưới nhiều hình thức: xuất khẩu tư bản, xuất khẩu hàng hóa, trao đổi không ngang giá….. Sự chênh lệch giữa nước giàu và nước nghèo ngày càng tăng và đang trở thành mâu thuẫn trong thời đại ngày nay.
III- TIỀN CÔNG TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1- Bản chất tiền công.
Khái niệm tiền công: Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, là giá cả của hàng hóa sức lao động.
Cần phân biệt và dễ lầm tưởng, trong xã hội tư bản, tiền công là giá cả của lao động. Vì, nhà tư bản thuê của công nhân không phải là lao động, mà là mua sức lao động. Tiền công không phải là giá cả của lao động, mà là giá cả của hàng hóa sức lao động
Vậy bản chất tiền công trong CNTB là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bên ngoài người ta lầm tưởng là giá cả của lao động.
Tiền công đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư. Do đó, tiền công che đậy mất bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
2- Hình thức cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa tư bản
Tiền công tính theo thời gian: là hình thức tiền công tính theo thời gian lao động dài hay ngắn (giờ, ngày, tuần, tháng …)
Tiền công tính theo sản phẩm: là hình thức tiền công tính theo số lượng sản phẩm đã làm ra, hoặc số lượng công việc đã hòan thành trong một thời gian nhất định.
Mỗi sản phẩm được tính theo đơn giá nhất định, gọi là đơn giá tiền công. Để quy định đơn giá tiền công, người ta lấy tiền công trung bình một ngày của một công nhân chia cho số lượng sản phẩm của một công nhân sản xuất ra trong một ngày lao động bình thường.
Tiền công tính theo sản phẩm nó giúp nhà tư bản quản lý giám sát quá trình lao động của công nhân. Đồng thời kích thích công nhân lao động tích cực, khẩn trương tạo ra nhiều sản phẩm để thu được lương cao hơn.
3- Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
– Tiền công danh nghĩa: là số tiền mà công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản (biểu hiện bằng tiền)
– Tiền công thực tế: là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tư liệu tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa. (biểu hiện bằng hiện vật, dịch vụ)
Tiền công danh nghĩa là giá cả hàng hóa sức lao động; nó có thể tăng lên hay giảm xuống tùy theo sự biến động trong quan hệ cung – cầu về hàng hóa sức lao động trên thị trường.
Trong thời gian nhất định, nếu tiền công danh nghĩa vẫn giữ nguyên, nhưng giá tư liệu sinh họat và dịch vụ tăng lên hay giảm xuống thì tiền công thực tế giảm xuống hoặc tăng lên.
IV- SỰ CHUYỂN HÓA CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ THÀNH TƯ BẢN – TÍCH LŨY TƯ BẢN
1- Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản
Giá trị thặng dư – nguồn gốc của tích lũy tư bản
Tái sản xuất là tất yếu khách quan của xã hội loài người, tái sản xuất có hai hình thức: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
Muốn tái sản xuất mở rộng nhà tư bản phải sử dụng một phần giá trị thặng dư để tăng thêm tư bản ứng trước. Sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản.
Như vậy, thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản, hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư.
* Những nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tích lũy tư bản
– Khối lượng giá trị thặng dư: với khối lượng giá trị thặng dư (M) nhất định thì quy mô tích lũy phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng.
– Trình độ bóc lột giá trị thặng dư: phụ thuộc vào tổ chức quản lý, hiệu quả sử dụng trang thiết bị kỹ thuật hiện có, cường độ lao động….
– Năng suất lao động, năng suất lao động tăng lên thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng giảm. Sự giảm này mang lại hai hệ quả cho tích lũy:
Một là, tiêu dùng của nhà tư bản không giảm mà vẫn có thể bằng hoặc cao hơn trước.
Hai là, Một khối lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích lũy cũng có thể chuyển hóa thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sản xuất phụ thêm nhiều hơn trước.
– Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng:
Tư bản sử dụng: là khối lượng giá trị những tư liệu lao động mà tòan bộ quy mô hiện vật của nó đều họat động trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. (sử dụng tòan bộ).
Tư bản tiêu dùng: là phần giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kỳ sản xuất dưới dạng khấu hao. (tiêu dùng từng phần).
Kỹ thuật càng hiện đại, sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng ngày càng lớn, thì sự phục vụ không công của tư liệu lao động ngày càng lớn.
– Quy mô tư bản ứng trước:
Đại lượng tư bản ứng trước càng lớn thì quy mô sản xuất càng được mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu.
Tóm lại, để nâng cao quy mô tích lũy cần khai thác tốt nhất lực lượng lao động xã hội, tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị và tăng quy mô đầu tư ban đầu.
2– Tích tụ và tập trung tư bản
Tích luỹ tư bản là việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư, nó là kết quả trực tiếp của tích luỹ tư bản. Tích lũy tư bản xét về mặt làm tăng thêm quy mô tư bản cá biệt là tích tụ tư bản.
Tích tụ tư bản yêu cầu:
+ Thực hiện tái sản xuất mở rộng, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.
+ Tăng thêm khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát triển sản xuất, tạo ra khả năng hiện thực cho tích tụ tư bản.
Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất một số tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt lớn hơn. Cạnh tranh và tín dụng là những đòn bẩy mạnh nhất thúc đẩy tập trung tư bản.
Tích tụ tư bản làm tư bản cá biệt tăng lên và tư bản xã hội cũng tăng lên theo. Còn tập trung tư bản chỉ làm cho tư bản cá biệt tăng, quy mô tư bản xã hội không đổi.
Tích tụ và tập trung tư bản có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tích tụ làm tăng them quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó cạnh tranh gay gắt hơn, dẫn đến tập trung nhanh hơn. Ngược lại, tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư, đẩy nhanh tích tụ tư bản.
3- Cấu tạo hữu cơ tư bản
Tư bản tồn tại dưới dạng vật chất và giá trị. Cấu tạo của tư bản gồm có cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị.
* Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất với số lao động cần thiết để sử dụng các tư liệu sản xuất đó. Được biểu hiện dưới hình thức số lượng máy móc, nguyên liệu, năng lượng, do một công nhân sử dụng trong một thời gian nào đó. Cấu tạo kỹ thuật phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội.
Ví dụ: Để biểu thị cấu tạo kỹ thuật của tư bản, người ta thường dùng các chỉ tiêu như số năng lượng, hoặc số máy móc do một công nhân sử dụng trong sản xuất: 100KW điện/1 công nhân; 10 máy dệt /1 công nhân.
* Cấu tạo giá trị là tỷ lệ theo đó tư bản phân thành tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v) cần thiết để tiến hành sản xuất.
Hay nói cách khác: Cấu tạo giá trị là tỷ lệ giữa số lượng giá trị của tư bản bất biến và số lượng giá trị tư bản khả biến cần thiết để tiến hành sản xuất.
Ví dụ: một tư bản là 12.000 $ trong đó c = 1.000 $; còn v = 2.000 $ thì cấu tạo gía trị của nó là: 1.000 $ : 2.000 $ = 5 / 1.
Cấu tạo kỹ thuật thay đổi sẽ làm cho cấu tạo giá trị thay đổi. C.Mác đã dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản để chỉ mối quan hệ đó. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản, do cấu tạo kỹ thuật của tư bản quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
Do tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, cấu tạo hữu cơ có sự biến đổi:
– Bộ phận tư bản bất biến (c) tăng nhanh hơn tư bản khả biến.
– Tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tương đối.
– Tư bản khả biến (v) thì có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm xuống tương đối.
V- QUÁ TRÌNH LƯU THÔNG TƯ BẢN VÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1/ Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản
Sản xuất của tư bản là sự thống nhất biện chứng giữa quá trình sản xuất và quá trình lưu thông tư bản.
a/ Tuần hoàn tư bản
Tư bản trong quá trình vận động đều trải qua ba giai đoạn, tồn tại dưới ba hình thái và thực hiện ba chức năng:
SLĐ
T – H …… SX …… H’
TLSX
– Giai đoạn thứ nhất:
Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường hàng hoá và thị trường lao động để mua tư liệu sản xuất và sức lao động.
SLĐ
T – H
TLSX
– Hình thái: Tiền tệ (T)
– Chức năng: mua các yếu tố sản xuất
– Giai đoạn thứ hai:
Đây là giai đoạn nhà tư bản tiến hành sản xuất. Trong qua ùtrình sản xuất công nhân hao phí sức lao động, tạo ra giá trị mới. Còn nguyên liệu, máy móc hao mòn được chuyển vào sản phẩm mới.
SLĐ
H …… SX …… H’
TLSX
– Hình thái: sản xuất
– Chức năng: tạo ra hàng hoá và giá trị thặng dư (m)
Kết thúc giai đoạn thứ hai nhà tư bản sản xuất chuyển hoá thành tư bản hàng hoá.
– Giai đoạn thứ ba:
Nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán hàng hoá. Hàng hoá của nhà tư bản được chuyển thành tiền: H’ – T’
– Hình thái: hàng hoá
– Chức năng: thực hiện giá trị thặng dư
Kết thúc giai đoạn này tư bản hàng hoá chuyển thành tư bản tiền tệ. Đến đây mục đích của nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản quay trở lại hình thái ban đầu nhưng số lượng của nó lớn hơn trước.
Như vậy, tuần hoàn tư bản là sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang ba hình thái, thực hiện ba chức năng rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị không chỉ được bảo tồn mà còn tăng lên.
Sự vận động của tư bản là sự vận động liên tục không ngừng; đồng thời là sự vận động đứt quãng không ngừng.
Phù hợp với ba giai đoạn của tuần hoàn tư bản có ba hình thái của tư bản công nghiệp: tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hoá.
b/ Chu chuyển của tư bản
Tuần hoàn tư bản, nếu xét nó trong một quá trình định kỳ đổi mới và lặp đi lặp lại, thì gọi là sự chu chuyển của tư bản. Những tư bản khác nhau chu chuyển với vận tốc khác nhau tuỳ theo thời gian sản xuất và lưu thông của hàng hoá. Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.
– Thời gian sản xuất: là thời gian tư bản nằm ở trong lĩnh vực sản xuất, bao gồm thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất. Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của các nhân tố:
– Tính chất của các ngành sản xuất.
– Quy mô chất lượng sản phẩm.
– Vật sản xuất chịu sự tác động của tự nhiên dài hay ngắn.
– Năng suất lao động cao hay thấp.
– Dự trữ sản xuất thiếu hay đủ. v.v. …
– Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Trong thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất.
Thời gian lưu thông gồm có thời gian mua và thời gian bán hàng hoá. Thời gian lưu thông dài hay ngắn là do các yếu tố sau đây quy định: thị trường gần hay xa, tình hình thị trường ổn định hay không ổn định, trình độ phát triển của hệ thống giao thông vận tải……
– Thời gian chu chuyển của tư bản càng rút ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn.
Các loại tư bản khác nhau thì số vòng chu chuyển của tư bản cũng không giống nhau. Để so sánh tốc độ vận động của tư bản người ta tính bằng số vòng chu chuyển của các loại tư bản trong một thời gian nhất định.
Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng (lần) chu chuyển của tư bản trong một năm. Công thức:
CH
n = ——–
ch
Trong đó: – n: là số vòng (hay lần) chu chuyển của tư bản.
– CH: là thời gian trong năm.
– ch: thời gian chu cho 1 vòng chu chuyển của một tư bản nhất định.
Ví dụ: Một tư bản có thời gian chu chuyển là 6 tháng thì tốc độ chu chuyển trong năm là:
12
n = ——- = 2 vòng (một năm quay 2 vòng)
6
Như vậy, tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển một lần của tư bản. Muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của nó.
c/ Tư bản cố định và tư bản lưu động
Các bộ phận khác nhau của tư bản sản xuất không chu chuyển một cách giống nhau. Căn cứ vào tính chất chu chuyển khác nhau, người ta chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động.
* Tư bản cố định: là bộ phận chủ yếu của tư bản sản xuất (máy móc, nhà xưởng, thiết bị…) tham gia toàn bộ vào qua ùtrình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn của nó trong thời gian sản xuất và nó bị hao trong quá trình sản xuất. Có hai loại hao mòn: hao mòn hữu hình và và hao mòn vô hình.
– Hao mòn hữu hình là hao mòn về vật chất, hao mòn về giá trị sử dụng do quá trình sử dụng và tác động của tự nhiên.
– Hao mòn vô hình là hao mòn thuần tuý về mặt giá trị, xảy ra ngay cả khi máy móc còn tốt nhưng bị máy móc khác hiện đại hơn, rẻ hơn, công suất cao hơn….. Để tránh hao mòn vô hình, các nhà tư bản tìm cách kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, tăng ca, kíp làm việc, nhằm tận dụng máy móc trong thời gian càng ngắn càng tốt.
* Tư bản lưu động: là một bộ phận của tư bản sản xuất (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ, sức lao động…..) được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong quá trình sản xuất.
– Ý nghĩa việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động: nó làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong năm; tiết kiệm được tư bản ứng trước và tăng tốc độ chu chuyển tư bản lưu động khả biến làm cho tỷ suất giá trị thặng dư (m’) trong năm tăng lên.
Việc phân chia tư bản ứng trước thành tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v) là dựa vào vai trò của từng bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư; phương thức chuyển dịch giá trị của chúng vào sản phẩm trong quá trình sản xuất và dựa vào tính chất chu chuyển của tư bản.
Việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động không phản ánh được nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư, nhưng có ý nghĩa quan trọng trong quản lý kinh tế. Nó là cơ sở để quản lý, sử dụng vốn cố định, vốn lưu động một cách có hiệu quả.
2/ Tái sản xuất và lưu thông tư bản xã hội
a/ Một số khái niệm cơ bản của tái sản xuất tư bản xã hội
Mác là người đầu tiên xây dựng hoàn chỉnh lý luận khoa học về tái sản xuất tư bản xã hội.
– Tổng sản phẩm xã hội: là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định thường là mộ năm.
– Về mặt giá trị, tổng sản phẩm xã hội được tính bằng ba bộ phận:
+ Bộ phân thứ nhất là giá trị bù đắp cho tư bản bất biến (c), hay giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong qua trình sản xuất.
+ Bộ phận thứ hai là giá trị bù đắp cho tư bản khả biến (v), hay là giá trị của toàn bộ sức lao động xã hội đã tiêu hao.
+ Bộ phận thứ ba là giá trị của sản phẩm thặng dư (m). Khoản giá trị này do lao động thặng dư của xã hội tạo nên.
Tổng sản phẩm xã hội được tính bằng: TSPXH = c + v + m
– Về mặt hiện vật, tổng sản phẩm xã hội gồm có tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng do hình thức tự nhiên của nó quyết định.
Ví dụ: như sắt, thép chỉ dung làm nguyên liệu cho sản xuất; bánh mì dung để ăn. Như vậy, mỗi vật phẩm đều được dùng hoặc được dung cho sản xuất (các TLSX) hoặc cho tiêu dung cá nhân (các tư liệu tiêu dùng).
– Hai khu vực nền sản xuất xã hội
Xuất phát từ tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, C.Mác coi hai mặt giá trị và hiện vật của tổng sản phẩm xã hội là hai tiền đề lý luận quan trọng để nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội.
C.Mác chia nền sản xuất xã hội ra làm hai khu vực.
– Khu vực I, là khu vực sản xuất tư liệu sản xuất
– Khu vực II, là khu vực sản xuất tư liệu tiêu dùng
Trên thực tế, ranh giới giữa khu vực I và khu vực II không phải lúc nào cũng rõ ràng. Có thể một số ngành vừa thuộc khu vực I, vừa khu vực II, than vừa sản xuất ra để luyện thép vừa sản xuất lam chất đốt cho tiêu dung hang ngày củ nhân dân. v.v …
Tư bản xã hội, là tổng hợp các tư bản các biệt của xã hội vận động đan xen nhau, lien hệ và phụ thuộc lẫn nhau.
Tư bản xã hội, không phải là sự cộng lại máy móc các tư bản cá biệt mà là một tổng thể phức tạp của các tư bản cá biệt trong sự vận động và quyện chặt với nhau. Sự vận động của tư bản xã hội được thực hiện cả trong lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực lưu thông. C.Mác đã dùng phuơng pháp trừu tượng hoá để xem xét quá trình thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
– Những giả định của C.Mác khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội
Để vấn đề nghiên cứu đỡ phức tạp, C. Mác đã đưa ra 5 giả định khoa học sau:
– Nền kinh tế tư bản thuần tuý gồm 2 giai cấp tư sản và vô sản
– Giá cả hàng hoá mua, bán đúng giá trị
– Toàn bộ tư bản cố định đểu chuyển hết giá trị của nó vào sản phẩm trong một năm.
– Cấu tạo hữu cơ (c/v) không đổi.
– Không xét đến ngoại thương.
Những giả định đó nhằm mục đích đơn giản hóa việc tính toán, không làm thay đổi bản chất của vấn đề nghiên cứu.
b/ Điều kiện thực hiện trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội
– Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn
Tái sản xuất giản đơn là quá trình tái sản xuất được lặp đi lặp lại quy mô như cũ. Toàn bộ (m) được nhà tư bản tiêu dùng hết cho cá nhân.
Tái sản xuất giản đơn không phải là hình thức sản xuất điển hình của Chủ nghĩa tư bản, mà là tái sản xuất mở rộng. Tuy nhiên, nghiên cứu tái sản xuất giản đơn làm cơ sở để nghiên cứu tái sản xuất mở rộng.
Sơ đồ thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn như sau:
Khu vực I: 4000 c + 1000 v + 1000 m = 6000 TLSX
} = 9000
Khu vực II: 2000 c + 500 v + 500 m = 3000 TLTD
Ta có thể rút ra các điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn như sau:
Thứ nhất: Toàn bộ giá trị mới do lao động sáng tạo ra trong khu vực I phải bằng giá trị bất biến đã hao phí ở khu vực II.
I (v + m) = IIc (1)
Đây là điều kiện cần thiết để có thể thực hiện tái sản xuất giản đơn tư bản chủ nghĩa, nó nói lên mối quan hệ giữa hai khu vực trong tái sản xuất giản đơn. Từ phương trình (1) nếu cộng cả 2 vế với Ic ta có:
Thứ hai: Toàn bộ giá trị sản phẩm của khu vực I phải bằng giá trị tư bản bất biến đã hao phí của hai khu vực.
I (c + v + m) = Ic + IIc
Điều kiện này nói lên vai trò của khu vực I trong tái sản xuất giản đơn. Từ (1) nếu cộng cả hai vế với II (v+m) ta có:
Thứ ba: Toàn bộ giá trị sản phẩm của khu vực II phải bằng giá trị mới do lao động sáng tạo ra ở hai khu vực .
II (c + v + m) = I (v + m) + IIc (v +m)
Điều kiện này nói lên vai trò của khu vực II trong tái sản xuất giản đơn.
– Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng
Tái sản xuất mở rộng: là quá trình tái sản xuất được lặp đi lặp lại ở chu kỳ sau có quy mô lớn hơn sop với chu kỳ trước.
Trong tái sản xuất mở rộng các yếu tố của quá trình sản xuất tăng lên cả về mặt số lượng và chất lượng. Nguồn gốc của tái sản xuất mở rộng là sản phẩm thặng dư.
Khi nghiên cứu tái sản xuất mở rộng, C. Mác nêu lên tiền đề có tính quyết định là m’ không được đem tiêu dùng hết cho cá nhân, phải giữ lại một phần tích luỹ để tăng thêm tư liệu sản xuất (c phụ thêm) và tăng thêm tư liệu tiêu dùng (v phụ thêm) nhằm mở rộng sản xuất.
C. Mác đã đưa ra sơ đồ:
Khu vực I: 4000 c + 1000 v + 1000 m = 6000 TLSX
} = 9000
Khu vực II: 1500 c + 750 v + 750 m = 3000 TLTD
Qua sơ đồ trên ta rút ra các điều kiện thực hiện tái sản xuất mở rộng:
Thứ nhất: Tư bản khả biến, và giá trị thặng dư của khu vực I phải lớn hơn giá trị tư bản bất biến của khu vực II.
I(v + m ) > IIc
Thứ hai: Toàn bộ sản phẩm của khu vực I phải lớn hơn tư bản bất biến của hai khu vực.
I (c + v + m ) > Ic + IIc
Thứ ba: Toàn bộ giá trị mới của hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản phẩm của khu vực II. Hay nói cách khác: Tư bản khả biến và giá trị thặng dư của hai khu vực phải lớn hơn toàn bộ sản phẩm của khu vực II.
I (v + m) + II (v + m) > II (c+ v + m)
Như vậy, thu nhập quốc dân tức là phần giá trị mới sáng tạo ra của xã hội phải đủ cho tiêu dùng và tích luỹ mở rộng sản xuất của toàn xã hội.
Việc thực hiện tái sản xuất mở rộng đòi hỏi phải có những tỷ lệ cân đối giữa hai khu vực. Dưới chủ nghĩa tư bản, những tỷ lệ cân đối một cách tự phát thường xuyên bị phá vỡ. Nếu sự mất cân đối này không được điều chỉnh sẽ dẫn đến hiện tượng khủng hoảng kinh tế.
c/ Sự phát triển của V.I.Lênin đối với lý luận tái sản xuất tư bản xã hội của C.Mác.
V.I.Lênin đã áp dụng lý luận của C.Mác về tái sản xuất tư bản xã hội để nghiên cứu sự hình thành thị trường tư bản chủ nghĩa do kết quả trực tiếp của việc phát triển lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ kỹ thuật.
V.I.Lênin đã chú ý đến sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ tư bản. Trong cà hai khu vực, cấu tạo hữu cơ (c/v) tư bản đều tăng lên, nhưng cấu tạo hữu cơ tư bản khu vực I tăng nhanh hơn khu vực II … Người kết luận: “ Sản xuất tư liệu sản xuất để tạo ra tư liệu sản xuất phát triển nhanh nhất, sau đến sản xuất tư liệu sản xuất để tạo ra tư liệu tiêu dùng; và cuối cùng chậm nhất là sự phát triển của sản xuất tư liệu tiêu dung”. Đó là nội dung của quy luật ưu tiên phát triển sản xuất tư liệu sản xuất. Quy luật này là quy luật kinh tế của tái sản xuất mở rộng trong điều kiện tiến bộ của khoa học – công nghệ ngày cáng phát triển.
3- Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản
a/ Bản chất và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản
Do tác động của quy luật kinh tế và sản xuất vô chính phủ làm mất sự cân bằng trong quan hệ tỷ lệ giữa các ngành sản xuất, các khu vực, các mặt của quá trình tái sản xuất thường xuyên bị phá vỡ, gián đoạn bở các cuộc khủng hoảng kinh tế, và thông qua khủng hoảng kinh tế chủ nghĩa tư bản mới lập lại cân bằng mới.
Khủng hoảng kinh tế Tư bản chủ nghĩa là khủng hoảng sản xuất “thừa”. Sản xuất “thừa” ở đây ở đây chỉ có nghĩa tương đối: “thừa” là so với khả năng thanh toán thực tế của quần chúng lao động chứ không phải “thừa” so với nhu cầu của xã hội.
Những biểu hiện khủng hoảng kinh tế:
– Hàng hoá bị ứ đọng, sản xuất bị bó hẹp.
– Xí nghiệp, công ty thậm chí phải đóng cửa.
– Thất nghiệp tăng, thị trường rối loạn.
Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng kinh tế: là do mâu thuẫn cơ bản của Chủ nghĩa tư bản, Đó là mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Mâu thuẫn này biểu hiện ra thành các mau thuẫn sau:
– Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp với khuynh hướng tự phát sản xuất vô chính phủ ngoài xã hội.
– Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mở rộng không có giới hạn của tư bản với sức mua có hạn của quần chúng lao động.
– Mâu thuẫn đối kháng giữa tư bản và lao động.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên nổ ra vào năm 1825 ở nước Anh và cuộc khủng hoảng diễn ra trên quy mô thế giới nổ ra vào năm 1847.
b/ Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản
Chu kỳ của khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa thường được lặp đi lặp lại của nền sản xuất từ cuộc khủng hoảng kinh tế này đến cuộc khủng hoảng kinh tế khác. Một chu kỳ khủng hoảng kinh tế gồm các giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi, hưng thịnh và lại khủng hoảng,……
– Khủng hoảng là giai đoạn khởi hu kỳ kinh tế mới. Ở giai đoạn này hàng hoá không bán được, tồn kho, giá cả giảm, tư bản đóng của nhà máy, công nhân thất nghiệp. Tư bản mất khả năng thanh toán các khoản nợ, tâm lý hoảng loạn rút tiền mặt khỏi ngân hàng, bán mạnh các trái phiếu, cổ phiếu ra thị trường làm giá giảm mạnh, thị trường chứng khoán rối loạn…. Khủng hoảng làm phá huỷ nghiêm trọng lực lượng sản xuất xã hội đời sống người lao động khó khăn mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản trở nên gay gắt. Đây là giai đoạn mà các mâu thuẫn biểu hiện dưới hình thức xung đột dữ dội.
– Tiêu điều là giai đoạn kế tiếp theo của khủng hoảng. Sản xuất vẫn bị đình trệ, không còn tiếp tục đi xuống nhưng vẫn chưa tăng lên, thương nghiệp vẫn đình đốn, hàng hóa mang bán hạ giá, tư bản để rỗi không có nơi đầu tư. Để thoát khỏi bế tắc các nhà tư bản còn trụ lại được tìm cách giảm chi phí giá chi phí sản xuất bằng cách hạ thấp tiền công, tăng cường độ lao động của công nhân, đổi mới tư bản cố định, làm cho sản xuất vẫn có lời trong tình trạng hạ giá. Việc đổi mới tư bản cố định làm tăng nhu cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, tạo điều kiện cho phục hồi nền kinh tế.
– Phục hồi là giai đoạn kế tiếp theo của tiêu điều. Nhờ có đổi mới công nghệ, tư bản cố định, nền kinh tế phục hồi dần về trạng thái trước khủng hoảng. Công nhân có việc làm, giá cả hàng hoá tăng, lợi nhuận của tư bản cũng tăng lên.
– Hưng thịnh là giai đoạn phát triển cao nhất của một chu kỳ kinh tế. Sản xuất phát triển cao nhất so với chu kỳ trước. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hoá tăng, tín dụng, lợi tức tăng lên… Điều kiện của khủng hoảng kinh tế mới cũng dần chín muồi.
Trong chủ nghĩa tư bản đương đại do sự can thiệp của nhà nước tư sản mặc dù không xoá được khủng hoảng kinh tế nhưng có những đặc điểm mới sau:
– Mức độ phá hoại của khủng hoảng bị hạn chế, thời gian tồn tại và độ dài của thời kỳ suy sụp rút ngắn.
– Xuất hiện những hình thức khủng hoảng kinh tế mới như khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng tài chính, tiền tệ (điển hình là khủng hoảng tài chính tiền tệ giữa năm 1997 ở ASEAN sau đó lan sang Hàn Quốc, Nhật Bản, khủng hoảng môi trường sinh thái.v. v……)
VI- CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1/ Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
a- Chí phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
Nếu gọi giá trị hàng hóa là W, thì W = c +v + m. Đó là những chi phí lao động thực tế của xã hội để sản xuất ra hàng hóa. Nhưng đối với nhà tư bản để sản xuất ra một lượng hàng hóa họ chỉ chi phí một lượng tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và sức lao động (v). Chi phí đó gọi là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ký hiệu là (k). k = c + v; W = k + m
Vậy, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất và giá cả sức lao động đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản.
+ Sự khác nhau giữa chí phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và giá trị hàng hóa.
Về chất, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa mới chỉ là sự chi phí về tư bản; còn giá trị hàng hóa là sự chi phí về thực tế của xã hội để sản xuất ra hàng hóa.
Về lượng, chí phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí thực tế, tức là giá trị của hàng hóa, vì (c + v) < (c + v + m).
Việc hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) che đậy thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Hình như toàn bộ chi sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra giá trị thặng dư.
b- Lợi nhuận
Khi c + v chuyển thành (k) thì số tiền thì số tiền tư bản thu được trội hơn so với chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa được gọi là lợi nhuận. Như vậy, lợi nhuận chính là giá trị thặng dư được quan niệm là kết qủa của toàn bộ tư bản ứng trước. Nếu ký hiệu lợi nhuận là P thì công thức W = c + v + m sẽ chuyển thành W = k + P (có nghĩa là giá trị hàng hóa tư bản chủ nghĩa bằng chi phí sản xuất TBCN cộng với lợi nhuận).
Như vậy, lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, nó phản ánh sai lệch bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Cái khác nhau giữa (m) và (P) ở chỗ, khi nói (m) là hàm ý so sánh với (v) còn khi nói tới (P) lại hàm ý so sánh với (c+v ). P và m thông thường không bằng nhau, P có thể cao hơn, hoặc thấp hơn là tùy thuộc vào giá bán hàng hóa do quan hệ cung – cầu quy định. Nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội, thì tổng P luôn bằng tổng M (P = M).
c- Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm (%) giữa tổng giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước, ký hiệu là P’
m P
P’ = ———- * 100%. P’= ——– * 100%
c + v K
– Về lượng, tỷ suất lợi nhuận luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư ( P’< m’)
m m
P’ = ———- *100%. còn m’= ——– * 100%
c + v v
– Về chất, tỷ suất giá trị thặng dư biểu hiện đúng mức độ bóc lột của nhà tư bản đối với lao động. Còn tỷ suất (P’) chỉ nói nên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản.
d/ Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
– Tỷ suất giá trị thặng dư: m’ càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại.
– Cấu tạo hữu cơ tư bản: Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi, nếu cấu tạo hữu cơ tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại.
– Tốc độ chu chuyển tư bản: Nếu tốc độ chu chuyển củ tư bản càng lớn, thì tần suất sản sinh ra giá trị thặng dư trong năm của tư bản ứng trước càng nhiều, làm cho tỷ suất lợi nhuận cũng tăng lên.
– Tiết kiệm tư bản bất biến: Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn.
2- Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất
a- Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá cả thị trường.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hóa, nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến hình thành giá trị xã hội của hàng hóa (hay giá trị thị trường) của từng loại hàng hóa.
b- Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các ngành sản xuất khác nhau, xí nghiệp tư bản kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn, tức là nơi ào có tỷ suất lợi nhuận cao hơn .
Biện pháp cạh tranh: tựdo di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, tức là di chuyển tư bản (c và v) vào các ngàh sản xuất khác nhau.
Kết quả của cuộc cạnh tranh này là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất.
Ví dụ:
Ngành sản xuất
Chi phí sản xuất
M (m’= 100%)
Giá trị hàng hóa
P’ ngành (%)
P’
(%)
P
Giá cả sản xuất
Cơ khí
80c + 20v
20
120
20
30
30
130
Dệt
70c + 30v
30
130
30
30
30
130
Da
60c + 40v
40
140
40
30
30
130
– Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo phần trăm (%) giữa tổng giá trị thặng dư và tổng tư bản xã hội đầu tư vào các ngành của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa (ký hiệu là P’ ).
Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, có thể tính được lợi nhuận bình quân từng ngành theo công thức : P = k * P’; trong đó K là tư bản ứng trước của từng ngành. (Lợi nhuận bình quân ký hiệu P )
– Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của tư bản bằng nhau đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau. Nó chính là lợi nhuận mà các nhà tư bản thu được căn cứ vào tổng số tư bản đầu tư, nhân với tỷ suất bình quân, không kể cấu thành hữu cơ của nó như thế nào.
Sự hình thành lợi nhuận bình quân đã làm cho quy luật giá trị thặng dư biến dạng. Quy luật giá trị thặng dư hoạt động trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thể hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân.
c – Sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành thành giá cả sản xuất
Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân.
(Giá cả sản xuất = k + P )
Khi giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất thì quy luật giá trị có hình thức biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất.
* Ý nghĩa nghiên cứu tỷ suất lợi nhuận bình quân, tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả hàng hóa.
– Giúp ta thấy được sự phát triển lý luận giá trị và lý luận giá trị thặng dư của C. Mác theo tiến trình đi từ trừu tượng tới cụ thể.
– Thấy được quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản trong việc giành lợi nhuận với nhau.
– Thấy được toàn bộ giai cấp tư sản bóc lột toàn bộ giai cấp công nhân.
4/ Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản.
a- Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp
– Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản.
Tư bản thương nghiệp xuất hiện sớm trong lịch sử. Nó tồn tại chủ yếu của lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ. Trước chủ nghĩa tư bản, lợi nhuận thương nghiệp chủ yếu do mua rẻ, bán đắt.
Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là một bộ phận tư bản công nghiệp tách ra chuyên đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp. Như vậy, hoạt động của tư bản thương nghiệp chỉ là những hoạt động phục vụ cho quá trình thực hiện hàng hóa của tư bản công nghiệp: (Công thức T – H – T’)
Đặc điểm tư bản thương nghiệp: vừa phụ thuộc vào tư bản công nghiệp (nó là một bộ phận tư bản hàng hóa), vừa có tính độc lập tương đối (chức năng chuyển hoá cuối cùng của hàng hóa trở thành chức năng riêng biệt tách khỏi tư bản công nghiệp)
Vai trò của tư bản thương nghiệp:
– Lượng tư bản ứng vào lưu thông và chi phí lưu thông nhỏ hơn khi người sản xuất trực tiếp đảm nhận.
– Nhờ chuyên trách việc mua – bán hàng hóa giúp cho người sản xuất hàng hóa tập trung chăm lo cho việc sản xuất, giảm dự trữ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng giá trị thặng dư.
– Nhờ chuyên trách việc mua – bán hàng hóa, sẽ rút ngắn thời gian lưu thông, tăng nhanh chu chuyển tư bản từ đó tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư.
– Lợi nhuận thương nghiệp
Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất mà tư bản công nghiệp “nhường” cho tư bản thương nghiệp, để tư bản thương nghiệp bán hàng hóa cho tư bản công nghiệp.
Lợi nhuận thương nghiệp là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư. Nguồn gốc của nó cũng là một bộ phận lao động không được trả công của công nhân……
Ví dụ: Tư bản công nghiệp ứng ra 900 để sản xuất hàng hóa
Với c/v là 4/1; tỷ suất giá trị thặng dư 100%; tư bản cố định hao mòn hết trong năm.
Tổng tư bản hàng hóa là 720 c + 180 v + 180m = 1080
Tỷ suất lợi nhuận là: 180
P’= ————*100% = 20%
900
Để lưu thong được số hang hóa nói trên, giả định tư bản công nghiệp phải bỏ thâm 100 nữa, tỷ suất lợi nhuận chỉ còn 180
P’= ————*100% = 18%
900 + 100
Nếu việc này không phải là tư bản công nghiệp ứng ra mà là tư bản thương nghiệp, thì nó cũng được hưởng một lợi nhuận tương ứng với 100 tư bản là 18.
Như vậy tư bản công nghiệp bán hàng hóa với giá: (bán buôn công nghiệp)
720 c + 180 v + (180m – 18m) = 1062
Tư bản thương nghiệp sẽ bán hàng hóa theo đúng giá trị của nó với giá:
720 c + 180 v + 180m = 1080 (giá bán lẻ thương nghiệp) để thu lợi nhuận thương nghiệp là 18.
b- Tư bản cho vay và lợi tức cho vay
– Tư bản cho vay dưới chủ nghĩa tư bản
Trong xã hội tư bản, tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, mà người chủ của nó cho nhà tư bản khác sử dụng trong một thời gian nhất định để nhận được số tiền lời gọi là lợi tức. Ký hiệu: Z)
Đặc điểm tư bản cho vay:
– Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản.
– Tư bản cho vay là một hàng hóa đặc biệt, vì khi cho vay người bán không mất quyền sở hữu, còn người mua chỉ được quyền sử dụng trong một thời gian nhất định và phải trả lợi tức cho người chủ sở hữu (lợi tức chính là giá cả của tiền tệ) của tư bản cho vay.
– Tư bản cho vay là tư bản được sùng bái nhất, nó vận động theo công thức T –T’ (tiền đẻ ra tiền)
– Lợi tức và tỷ suất lợi tức
– Lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà tư bản đi vay trả cho tư bản cho vay về quyền sở hữu tư bản để được quyền sử dụng tư bản trong một thời gian nhất định. (Ký hiệu là Z).
Người đi vay và người cho vay thoả thuận với nhau về tỷ suất lợi tức.
Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho vay trong một thời gian nhất định (Z’)
Z
Z’=—–100% (Trong đó K cv là số tư bản cho vay)
K cv
Giới hạn của Z’ là: 0 < Z’ < P’ .
-
Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào các nhân tố sau:
Một là, tỷ suất lợi nhuận bình quân
Hai là, tỷ lệ phân chia lợi nhuận bình quân thành lợi tức và lợi nhuận của nhà tư bản hoạt động.
Ba là, quan hệ cung cầu về tư bản cho vay.
c/ Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng
– Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa:
+ Tín dụng thương nghiệp: là hình thức tín dụng giữa các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh, mua bán chịu hang hóa với nhau. Giá cả hàng hóa bán chịu bao giờ cũng cao hơn giá hàng hóa trả tiền ngay vì bao gồm cả phần lợi tức trong đó.
+ Tín dụng ngân hàng: là quan hệ vay mượn thong qua ngân hang làm môi giới. Đây là hình thức tín dụng giữa ngân hang với các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội.
Sự vận động của tín dụng ngân hàng gắn liền với sự vận động của tư bản tiền tệ, vì đối tượng của tín dụng ngân hàng là tiền tệ.
– Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng: Ngân hàng trong chủ nghĩa tư bản là xí nghiệp kinh doanh tư bản tiền tệ, làm môi giới giữa người đi vay và người cho vay.
Ngân hàng có hai nhiệm vụ: nhận tiền gửi và cho vay. Về nguyên tắc, lợi tức cho vay phải cao hơn lợi tức tiền gửi. Sự chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận tiền gửi sau khi trừ đi những chi phí về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng cộng với các thu nhập khác về kinh doanh tư bản tiền tệ hình thành nên lợi nhuận ngân hàng.
Trong cạnh tranh, rốt cuộc lợi nhuận ngân hàng cũng ngang bằng tỷ suất lợi nhuận bình quân, nều không sẽ diễn ra sự tự do di chuyển tư bản vào các ngành khác nhau.
– Phân biệt tư bản ngân hàng với tư bản cho vay
+ Tư bản cho vay là tư bản tiềm thế, tư bản tài sản, là tư bản không hoạt động. Vì vậy, tư bản cho vay không tham gia vào quá trình bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận. Lợi tức – thu nhập của tư bản cho vay chỉ là một phần của lợi nhuận bình quân.
+ Tư bản ngân hàng là tư bản chức năng, tư bản hoạt động do đó, nó tham gia vào quá trình bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận. Trong tự do cạnh tranh, lợi nhuận ngân hàng cũng ngang bằng lợi nhuận bìh quân.
d- Công ty cổ phần, tư bản giả và thị trường chứng khoán
– Công ty cổ phần
Cty cổ phần là loại xí nghiệp lớn mà vốn của nó hình thành từ việc liên kết nhiều tư bản cá biệt và các nguồn tiết kiệm cá nhân thông qua việc phát hành cổ phiếu.
Cổ phiếu là loại chứng khoán có giá, bảo đảm cho người sở hữu nó được quyền nhận một phần thu nhập của Cty dưới hình thức lợi tức cổ phiếu (hay cổ tức).
Đặc điểm của cổ phiếu
– Lợi tức cổ phiếu không cố định phụ thuộc vào kết quả hoạt động của Cty.
– Về nguyên tắc, công ty cổ phần không hoàn lại vốn cho chủ cổ phiếu.
– Cổ phiếu bị mất giá khi công ty bị phá sản.
Cổ phiếu được mua bán trên thị trường theo giá cả gọi là thị giá cổ phiếu.
Thị giá cổ phiếu phụ thuộc vào lợi tức cổ phiếu và Z’ và tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng.
Người mua cổ phiếu gọi là cổ đông. Về tổ chức quản lý đại hội cổ đông là cơ quan tối cao bầu ra hội đồng quản trị.
Ngoài trái phiếu, khi cần vốn công ty cổ phần còn phát hành trái phiếu. Khác với cổ phiếu, người sở hữu có quyền được hưởng một khoản lợi tức nhất định và được hoàn trả vào vốn sau một thời gian ghi trên trái phiếu. Người mua trái phiếu không được tham gia hội đồng cổ đông.
Sự ra đời của công ty cổ phần là nguồn lợi lớn đối với các nhà tư bản để tập trung vốn và di chuyển tư bản đầu tư.
– Tư bản giả
Tư bản giả là tư bản tồn tại dưới hình thức chứng khoán có giá, nó mang lại thu nhập cho người sở hữu chứng khoán đó.
Tư bản giả bao gồm hai loại chủ yếu: cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành và trái phiếu do công ty hoặc ngân hàng hay nhà nước phát hành.
Đặc điểm của tư bản giả:
– Có thể mang lại thu nhập cho người sở hữu.
– Có thể mua bán trên thị trường. Giá cả do tỷ suất lợi tức quyết định.
– Bản thân tư bản giả không có giá trị. Sự vận động của nó hoàn toàn tách rời tư bản thật.
– Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là thị trường mua bán các loại chứng khoán có giá. Ngoài cổ phiếu và trái phiếu, trên thị trường chứng khoán còn được mua bán các loại chứng khoán khác như: công trái, kỳ phiếu, tín phiếu… Thị trường chứng khoán thường được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán và một số ngân hàng lớn.
Thị trường chứng khoán được phân thành hai cấp độ:
+ Thị trường sơ cấp là thị trường mua, bán các chứng khoán trong lần phát hành đầu tiên.
+ Thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các chứng khoán và thường được thực hiện thong qua các sở giao dịch chứng khoán. Việc mua bán này có thể diễn ra nhiều lần trên một đơn vị chứng khoán.
Thị trường chứng khoán thường nhạy cảm với các biến động kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự. Vì vậy người ta thường gọi thị trường chứng khoán là “phong vũ biểu”của nền kinh tế
đ- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa
– Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp
Đặc điểm nổi bật của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp là chế độ độc quyền sở hữu và độc quyền kinh doanh ruộng đất.
Trong lịch sử, quan hệ sản xuất tư bản hình thành trong nông nghiệp theo hai con đường:
+ Thứ nhất, dần dần chuyển nền nông nghiệp địa chủ phong kiến sang kinh doanh theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sử dụng lao động làm thuê.
+ Thứ hai, thong qua cuộc cách mạng dân chủ tư sản, xóa bỏ chế độ canh tác ruộng đất theo kiểu phong kiến, phát triển chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp
Về quan hệ xã hội đối với ruộng đất trong chủ nghĩa tư bản gồm ba giai cấp: địa chủ (độc quyền sở hữu ruộng đất); tư bản kinh doanh trong nông nghiệp (nhà tư bản thuê ruộng đất của địa chủ) và giai cấp công nhân nông nghiệp.
– Bản chất địa tô tư bản chủ nghĩa
Bản chất địa tô tư bản chủ nghĩa là một bộ phận giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp phải nộp cho địa chủ với tư cách là người sở hữu ruộng đất.
– Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa
– Địa tô chênh lệch: là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân thu được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt.
Địa tô chênh lệch = Giá cả sản xuất chung – Giá cả sản xuất cá biệt
Địa tô chênh lệch có hai loại: (R1; R2)
+ Địa tô chênh lệch I là loại địa tô thu được trên những ruộng đất điều kiện tự nhiên thuận lợi. (độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi; vị trí địa lý thuận lợi).
Loại ruộng
TB đầu tư
P
Sản lượng
(tạ)
Giá cả sản xuất
cá biệt
Giá cả
sản xuất chung
Địa tô chênh lệch
Của tổng SP
Của 1 tạ
Của 1 tạ
Của tổng SP
Tốt
100
20
6
120
20
30
180
60
T Bình
100
20
5
120
24
30
150
30
Xấu
100
20
4
120
30
30
120
0
+ Địa tô chênh lệch II là địa tô thu được gắn liền với thâm canh tăng năng suất, là kết quả của tư bản đầu tư thêm trên cùng một đơn vị diện tích nhằm tăng độ màu mỡ trên thửa ruộng đó, nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích.
Địa tô tuyệt đối: là loại địa tô mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp tuyệt đối phải nộp cho địa chủ, cho dù ruộng đất tốt hay xấu.
– Địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ tư bản trong nông nghiệp luôn thấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp nó là số chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản xuất chung.
Còn nguyên nhân tồn tại địa tô tuyệt đối là do chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất đã ngăn cản nông nghiệp tham gia cạnh tranh giữa các ngành nghề để hình thành lợi nhuận bình quân.
Địa tô độc quyền: là hình thức đặc biệt của địa tô tư bản Chủ nghĩa. Địa tô độc quyền có thể tồn tại trong nông nghiệp, công nghiệp khai thác và ở các khu đất trong thành thị.
Nguồn gốc của địa tô độc quyền cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyền của sản phẩm thu được trên đất đai ấy, mà nhà tư bản phải nộp cho địa Chủ .
– Giá cả ruộng đất
Giá cả ruộng đất là hình thức địa tô tư bản hoá. Bởi ruộng đất đem lại địa tô, tức là đem lại một thu nhập ổn định bằng tiền nên nó được xem như một loại tư bản đặc biệt. Còn địa tô chính là lợi tức của tư bản đó. Do vậy, giá cả ruộng đất chỉ là giá mua địa tô do ruộng đất mang lại theo tỷ suất lợi tức hiện hành. Nó tỷ lệ thuận với địa tô và tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi tức tư bản gửi ngân hàng.
Ví dụ: Một mảnh đất hàng năm đem lại một địa tô là 200 USD, tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng là 5% thì giá của mảnh đất là:
200 * 100
———– = 4000 USD
5
Vì với số tiền 4000 USD gửi ngân hàng với lãi suất 5% / năm cũng thu được một lợi tức 200 USD ngang bằng với địa tô thu được khi cho thuê đất.
Ý nghĩa nghiên cứu địa tô tư bản chủ nghĩa:
– Mác vạch rõ bản chất quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp.
– Là cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách thuế đối với nông nghiệp và các ngành có liên quan đến đất đai có hiệu quả hơn./.