HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG

Lượt xem: 4222

Tình huống 1

Hỏi: Công chứng là gì? Những người nào có quyền yêu cầu
công chứng?

Trả lời: 

Theo
quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 thì Công chứng là
việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng, chứng nhận tính xác
thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng,
giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch
giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài
sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải
công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Theo quy định tại
Khoản 3 Điều 2 Luật Công chứng 2014 thì Người
yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt
Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch,
bản dịch.

Tình huống2

Hỏi: Người yêu cầu công
chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Công chứng năm 2014: Người yêu cầu công chứng
là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện
theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó.

          Tình huống 3

Hỏi: Văn bản công chứng là gì? Giá trị pháp lý của văn bản công
chứng?

Trả lời:

Theo
quy định tại Khoản 4, Điều 2, Điều 5 của Luật Công chứng 2014:


4. Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được
công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng năm 2014”.  Như vậy, văn bản công chứng gồm 2 nhóm là hợp
đồng, giao dịch và bản dịch.

“Điều
5 Luật Công chứng năm 2014 quy định giá trị pháp lý của văn bản công chứng như
sau:

1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể
từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

2. Hợp đồng, giao dịch được công
chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có
nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án
giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá
trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh,
trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

4. Bản dịch được công chứng có giá
trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch”.

Tình huống 4

Hỏi: Quy định về chữ viết trong văn bản công chứng?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 45 Luật Công chứng năm 2014:

“1.
Chữ viết trong văn bản công chứng phải rõ ràng, dễ đọc, không được viết tắt
hoặc viết bằng ký hiệu, không được viết xen dòng, viết đè dòng, không được tẩy
xoá, không được để trống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2.
Thời điểm công chứng phải được ghi cả ngày, tháng, năm; có thể ghi giờ, phút
nếu người yêu cầu công chứng đề nghị hoặc công chứng viên thấy cần thiết. Các
con số phải được ghi cả bằng số và chữ, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác”

Tình huống 5

Hỏi:Trong trường hợp người yêu cầu công
chứng không biết chữ, không biết kýthì có được điểm chỉ vào văn bản công chứng
không? Việc ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng được quy định như thế nào?

          Trả lời:

Điều
48 Luật Công chứng năm 2014 quy định:


1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp
đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.

Trong
trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh
nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó
có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ
trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.

2.
Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng,
người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết
ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch
sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ
bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm
chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay
nào.

3. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng
thời với việc ký trong các trường hợp:

Công chứng di chúc;

Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng,

Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền
lợi cho người yêu cầu công chứng”.

Như vậy việc người yêu cầu công chứng không
biết viết, không biết chữ thì pháp luật công chứng cho phép được điểm chỉ vào
văn bản công chứng.

          Tình huống 6

          Hỏi: Việc ghi
trang, tờ trong văn bản công chứng được quy định như thế nào?

          Trả lời:

          Căn cứ  Điều 49 Luật Công chứng
2014 thì việc ghi trang, tờ trong văn bản công chứng được quy định như sau:

          “Văn bản công chứng có từ hai trang
trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự. Văn bản công chứng có từ hai
tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ”.

Tình huống 7

Hỏi: Tôi muốn trở thành công chứng viên vậy theo
quy định của Luật Công chứng hiện hành, Tiêu chuẩncông chứng viên là gì?

Trả lời:

Theo quy định
tại Điều 8 Luật Công chứng 2014:

“Tiêu chuẩn
công chứng viên như sau: Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp
và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được
xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

1. Có bằng cử nhân luật;

2. Có thời gian công tác pháp luật từ
05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công
chứng quy định (phải đào tạo 12 tháng) hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công
chứng theo quy định là phải bồi dưỡng 3 tháng

4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập
sự hành nghề công chứng;

5.
Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng”

Tình huống 8

Hỏi: Tôi năm nay 50
tuổi thì ở độ tuổi này có thể trở thành công chứng viên không?

Trả lời:

Pháp luật công chứng không quy định về độ tuổi bổ nhiệm công
chứng viên.Như vậy, người 50 tuổi vẫn có thể trở thành công chứng viên khi đáp
ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 8, Điều 12 Luật Công chứng
2014

Tình huống 9

Hỏi: Quyền và nghĩa vụ của Công chứng viên được quy định thế
nào?

Trả lời:

Căn cứ Điều 17 Luật Công chứng
2014, Công chứng viên có các quyền và nghĩa vụ sau:

“1. Công chứng viên có các quyền sau đây:

a) Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng;

b) Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc
theo chế độ hợp đồng cho tổ chức
hành nghề công chứng;

c) Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy
định của Luật này;

d) Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp
thông tin, tài liệu để thực hiện việc công chứng;

đ) Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi
phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;

e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản
quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;

b) Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng;

c) Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu
cầu công chứng;

d) Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền,
nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công
chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho
người yêu cầu công chứng;

đ) Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được
người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

e) Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm;

g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu
công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về
hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh;

h) Tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng
viên;

i) Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của
tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội –
nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên;

k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn
bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”

Tình
huống 10

Hỏi: Tôi muốn được bổ nhiệm
công chứng viên thì hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gồm những giấy tờ gì
và tôi phải nộp hồ sơ ở đâu?

Trả lời:

Theo
quy định tại Điều 12
Luật công chứng 2014:


1. Người đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định
tại Điều 8 của Luật này có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng
viên. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được gửi đến Sở Tư pháp nơi người
đề nghị bổ nhiệm công chứng viên đã đăng
ký tập sự hành nghề công chứng.

2.
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gồm:

a)
Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

b)
Phiếu lý lịch tư pháp;

c)
Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;

d)
Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;

đ)
Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Đối với người
được miễn đào tạo nghề công chứng thì phải có bản sao giấy chứng nhận hoàn
thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễn
đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này;

e)
Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;

g)
Giấy chứng nhận sức khỏe do
cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

3.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công
chứng viên quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng
Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp
từ chối đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người
nộp hồ sơ.

4.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm
công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm
công chứng viên; trường hợp từ chối bổ nhiệm phải thông báo bằng văn bản, trong
đó nêu rõ lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm”

Tình huống 11

Hỏi: Công chức, viên chức
bị xử lý kỷ luật thì không được bổ nhiệm công chứng viên đúng không?

Trả lời:

Căn cứ Khoản 4 Điều 13
Luật Công chứng 2014 quy định về những trường hợp không được bổ nhiệm công
chứng viên như sau: Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên
chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ
sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật
bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra
khỏi ngành.

Như vậy, việc không bổ
nhiệm công chứng viên chỉ đặt ra khi công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình
thức buộc thôi việc. Do đó, nếu kỷ luật bằng hình thức khác thì vẫn được bổ
nhiệm nếu đáp ứng các điều kiện còn lại về bổ nhiệm công chứng viên.

Tình huống 12

Hỏi: Những trường hợp
không được bổ nhiệm công chứng viên?

Theo quy định tại Điều 13
Luật Công chứng 2014:


Những trường hợp không được bổ
nhiệm công chứng viên:

1.
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu
lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội
phạm do cố ý.

2.
Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính.

3.
Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

4.
Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng
hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên
chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công
nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức
tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.

5.
Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức
xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ
hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng
chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước
quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư”

Tình huống 13

Hỏi:Tôi trước kia là công
chứng viên vì lý do cá nhân tôi có nguyện vọng được miễn nhiệm công chứng viên,
nay tôi muốn được bổ nhiệm lại công chứng viên thì có được không?

Trả lời:

Theo
quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật công chứng 2014 thì Người được miễn nhiệm
công chứng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này được xem xét bổ
nhiệm lại công chứng viên khi có đề nghị bổ nhiệm lại. Như vậy công chứng viên
được miễn nhiệm theo nguyện vọngcá nhân được xem xét bổ nhiệm lại công chứng
viên khi có đề nghị bổ nhiệm lại.

Tình huống 14

Hỏi: Công chứng viên bị
miễn nhiệm trong những trường hợp nào?cơ quan nào có thẩm quyền đề nghị miễn
nhiệm công chứng viên:

Trả lời:

Theo
quy định tại Khoản 2, Điều 15 của Luật công chứng 2014. Công chứng viên bị miễn
nhiệm trong các trường hợp sau
đây:

a)
Không còn đủ tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định tại Điều 8 của Luật này;

b)
Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c)
Kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;

d)
Không hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm công
chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên;

đ)
Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 14 của
Luật này mà lý do tạm đình chỉ hành nghề công chứng vẫn còn;

e)
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công
chứng mà còn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở
lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;

g)
Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;

h)
Thuộc các trường hợp không được bổ
nhiệm công chứng viên quy định tại Điều 13 của Luật này tại thời điểm được bổ
nhiệm.

Căn
cứ quy định tại Khoản 3 điều 15 của Luật Công chứng: Khi có căn cứ cho rằng
công chứng viên thuộc trường hợp bị miễn nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này, Sở
Tư pháp có văn bản đề nghị miễn nhiệm công chứng viên kèm theo các tài liệu
liên quan làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Như
vậy cơ quan có thẩm quyền đề nghị miễn nhiệm công chứng viên là Sở  Tư pháp.

Tình huống 15

Hỏi: Ai là người có thẩm
quyền miễn nhiệm công chứng viên không?

Trả lời:

Theo
quy định tại khoản 4 Điều 15 luật công chứng: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem
xét, quyết định việc miễn nhiệm công chứng viên. Như vậy việc miễn nhiệm công
chứng viên thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. 

Tình huống 16

Hỏi: Theo quy định của
pháp luật hiện hành c
á nhân muốn được bổ nhiệm công chứng
viên đều phải trải qua thời gian tập sự hành nghề công chứng có đúng không? Việc
tập sự hành nghề công chứng được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định của Luật
công chứng 2014 và các văn bản hướng dẫn hiện hành thì cá nhân muốn được bổ nhiệm công chứng
viên đều phải trải qua thời gian tập sự hành nghề công chứng. Việc tập sự
hành nghề công chứng có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng đầu vào của đội
ngũ công chứng viên. Hầu hết các nước trên thế giới đều quy định một chế độ tập
sự nghiêm ngặt đối với người muốn trở thành công chứng viên. Cụ thể:

“Theo
quy định tại điều 11 Luật công chứng năm 2014 thì mọi cá nhân muốn được bổ nhiệm
công chứng viênđều phải tập sự hành nghề công chứng. Việc tập sự hành nghề công
chứng được quy định như sau:

1.
Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng
nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề
công chứng.

Người
tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận
tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường
hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người
đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện
nhận tập sự.

Người
tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề
công chứng nhận tập sự”

Tình huống 17

Hỏi: Luật Công chứng quy định về thời gian tập sự hành nghề công chứng
như thế nào?

Trả lời:

Theo
quy định tại Khoản 1 Điều 11: “ Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12
tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng
và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời
gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự”

Tình huống 18

Hỏi: Điều kiện để công chứng
viênđược phân công hướng dẫn tập sự?

Trả lời:

Theo
quy định tại Khoản 3, Điều 11 Luật Công chứng 2014: “Công chứng viên hướng dẫn
tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng. Công chứng viên
bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng
thì sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, quyết định xử phạt
vi phạm hành chính mới được hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng”.

Tình huống 19

Hỏi: Tại cùng một thời điểm
01 công chứng viên được hướng dẫn bao nhiêu người tập sự?

Trả lời:

Theo
quy định của Luật Công chứng 2014 tại cùng một thời điểm, một công chứng viên
không được hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự.

Tình huống 20

Hỏi: Quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký tập sự
hành nghề công chứng?

Trả lời:

Căn cứ  Khoản 1, Điều 2 Thông tư 04/2015/TT-BTP
ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng. Đăng
ký tập sự hành nghề công chứng được quy định như sau:

“1.
Người yêu cầu tập sự nộp 01 bộ hồ
sơ đăng ký tập sự trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Sở Tư pháp nơi có tổ
chức hành nghề công chứng nhận tập sự.

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau
đây:

a)
Giấy đăng ký tập sự hành nghề
công chứng (Mẫu TP-TSCC-01);

b)
Giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận
hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp
kèm theo bản chính để đối chiếu).

Trong thời hạn 07 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp ghi tên người đăng ký tập sự vào
Danh sách người tập sự hành nghề công chứng của Sở Tư pháp (sau đây gọi là Danh
sách người tập sự của Sở Tư pháp), đồng
thời thông báo bằng văn bản cho người đăng ký tập sự và tổ chức hành nghề công
chứng nhận tập sự; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ
lý do”

Tình huống 21

Hỏi: Những trường hợp không
được đăng ký tập sự hành nghề công chứng?

Tại
Khoản 2, Điều 2 Thông tư 04/2015/TT-BTP: “Người thuộc một trong các trường
hợp sau đây thì không được đăng ký tập sự:

a)
Thuộc trường hợp không được bổ
nhiệm công chứng viên theo quy định tại Điều 13 của Luật công chứng;

b)
Người đang là cán bộ, công chức,
viên chức (trừ viên chức làm việc tại Phòng công chứng), sỹ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân; sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân
dân”

          Tình huống 22

          Hỏi: Tập sự hành nghề công chứng gồm những kỹ năng gì?

Theo quy định tại Khoản 1,Điều 7
Thông tư 04/2015/TT-BTP:

“1.
Nội dung tập sự hành nghề công chứng
bao gồm kỹ năng hành nghề công chứng và các công việc liên quan đến công chứng
sau đây:

a)
Kỹ năng tiếp nhận, phân loại yêu
cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ
có trong hồ sơ yêu cầu công chứng; kỹ năng xem xét, nhận dạng chủ thể, năng lực
hành vi dân sự của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch;

b)
Kỹ năng ứng xử với người yêu cầu
công chứng, ứng xử theo Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; kỹ năng giải
thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp
của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; kỹ năng giải thích lý
do khi từ chối yêu cầu công chứng;

c)
Kỹ năng nghiên cứu và đề xuất hướng
giải quyết hồ sơ yêu cầu công chứng;

d)
Kỹ năng soạn thảo hợp đồng, giao
dịch theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực,
tính hợp pháp của dự thảo hợp
đồng, giao dịch do người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn; kỹ năng xác minh;

đ) Kỹ năng công chứng bản dịch; kỹ
năng chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản;

e)
Kỹ năng soạn thảo lời chứng;

g)
Kiểm tra, sắp xếp, phân loại hồ
sơ đã được công chứng, chứng thực để đưa vào lưu trữ;

h)
Các kỹ năng và công việc liên
quan đến công chứng khác theo sự phân công của công chứng viên hướng dẫn tập sự.

Tình huống 23

Hỏi: Trong quá trình tập
sự Người tập sự có được ký văn bản công chứng không?

Trả lời:

Theo
quy định tại Khoản 4, Điều 11: Người tập sự hành nghề công chứng được hướng dẫn
các kỹ năng hành nghề và thực hiện các công việc liên quan đến công chứng do
công chứng viên hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước công chứng viên
hướng dẫn về những công việc đó. Người tập sự không được ký văn bản công chứng.
Như vậy người tập sự trong quá trình tập sự không được ký văn bản công chứng

Tình huống 24

Hỏi: Công chứng viên bị tạm
đình chỉ hành nghề công chứng trong những trường hợp nào?

Trả lời:

Theo
quy định tại Khoản 1 điều 14 Luật công chứng: “Công chứng viên bị tạm đình chỉ
hành nghềcông chứng viên trong các trường hợp
sau đây:

a)
Công chứng viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b)
Công chứng viên đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính”

Tình huống 25

Hỏi : Thời gian tạm đình
chỉ hành nghề công chứng tối đa là 12 tháng có đúng không?

Trả lời:

Đúng,
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Luật Công chứng 2014 thì Thời gian tạm đình
chỉ hành nghề công chứng tối đa là 12 tháng.

Tình huống 26

Hỏi: Công chứng viên được hành nghề theo
các hình thức nào?

Trả lời:

Theo
quy định tại Khoản 1, Điều 34 Luật Công chứng 2014:

“1.
Các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm:

a)
Công chứng viên của các Phòng công chứng;

b)
Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng;

c)
Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng”

Tình huống 27

Hỏi: Công chứng viên được cấp lại thẻ công chứng viên trong
những trường hợp nào?

Trả lời:

“ Căn cứ Khoản 2 Điều
36 Luật Công chứng 2014 Công chứng viên được cấp lại Thẻ công chứng viên trong
trường hợp Thẻ đã được cấp bị mất, bị hỏng.

Như vậy, theo quy định
trên công chứng viên được cấp lại thẻ công chứng viên khi thẻ đã được cấp bị
mất, bị hỏng.

Tình huống 28

Hỏi: Công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật thì không thể bổ nhiệm
công chứng viên?

Trả lời:

 Căn cứ Khoản 4
Điều 13 Luật Công chứng 2014 quy định về những trường hợp không được bổ nhiệm
công chứng viên như sau:

“Cán bộ bị kỷ luật
bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc
thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức
trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu
quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành”. Như vậy, việc
không bổ nhiệm công chứng viên chỉ đặt ra khi công chức, viên chức bị kỷ luật
bằng hình thức buộc thôi việc. Do đó, nếu bị kỷ luật bằng hình thức khác thì
vẫn được bổ nhiệm nếu đáp ứng các điều kiện còn lại về bổ nhiệm công chứng
viên.

Tình huống 29

Hỏi: Người được đào tạo hành nghề công chứng tại nước ngoài có
được công nhận tương đương tại Việt Nam không? Trình tự và thủ tục công nhận
tương đương được quy định như thế nào

Trả lời:

Tại Khoản 1 Điều 8 Thông
tư 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành Luật Công chứng, quy định về các trường hợp người được đào tạo nghề
công chứng ở nước ngoài được công nhận tương đương trong các trường hợp sau:

Có văn bằng đào tạo
nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng
của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc
Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Việt Nam là thành viên;

Có văn bằng đào tạo
nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà chương trình đào tạo
nghề công chứng đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc
được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn
bằng.

Như vậy, một người
được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài sẽ được công nhận tại Việt Nam nếu
thuộc một trong 2 trường hợp nêu trên.

Trình tự và thủ tục
công nhận được quy định như sau:

“Theo quy định tại
Khoản 2, Khoản 3 Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BTP thì người đề nghị công nhận
tương đương văn bằng đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài nộp trực tiếp hoặc
gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp

 Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây: – Giấy đề
nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng (mẫu TP-CC-01); – Bản sao
văn bằng và bản sao kết quả đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài đã được hợp
pháp hóa lãnh sự, được dịch ra tiếng Việt và bản dịch tiếng Việt phải được công
chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công
nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài; trường
hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do”.

Tình huống 30

Hỏi: Trường hợp nào người yêu cầu công chứng cần có người làm
chứng? Người làm chứng cần đáp ứng điều kiện nào?

Trả lời:

 Theo
quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật Công chứng năm 2014, những trường hợp sau đây
phải có người làm chứng: “ Người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe
được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy
định thì việc công chứng phải có người làm chứng.

Điều
kiện của người làm chứng: phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc
công chứng. Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu
công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định”

Tình huống 31

Hỏi: Trường hợp nào người yêu cầu công chứng cần có người phiên
dịch? Người phiên dịch cần đáp ứng điều kiện nào?

Trả lời: 

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 Luật Công chứng năm 2014,
trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt thì họ phải có
người phiên dịch.

Điều
kiện của người phiên dịch: Người phiên dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở
lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà
người yêu cầu công chứng sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu công chứng
mời và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình”

Tình huống 32

          Hỏi: Ai
có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu?

Trả lời: Điều 52 Luật Công chứng năm 2014 quy định thì công chứng
viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều có quyền đề
nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc
công chứng có vi phạm pháp luật.

Tình huống 33

Hỏi: Hồ sơ công chứng được lưu giữ trong thời gian bao lâu?

Trả lời: Điều 64 Luật Công chứng năm 2014 có quy định:


Bản chính văn bản công chứng và các giấy tờ khác trong hồ sơ công chứng phải
được lưu trữ ít nhất là 20 năm tại trụ sở của tổ chức hành nghề công
chứng; trường
hợp lưu trữ ngoài
trụ sở thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của Sở Tư pháp.

– Trường hợp Phòng công chứng được chuyển đổi thành Văn phòng công
chứng thì hồ sơ công chứng do Văn phòng công chứng được chuyển đổi quản lý.

Trường
hợp Phòng công chứng bị giải thể thì hồ sơ công chứng phải được chuyển cho một
Phòng công chứng khác hoặc một Văn phòng công chứng do Sở Tư pháp chỉ định.

Trường
hợp Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động thì Văn phòng công chứng đó phải
thỏa thuận với một Văn phòng công chứng khác về việc tiếp nhận hồ sơ công
chứng; nếu không thỏa thuận được hoặc Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động
do toàn bộ công chứng viên hợp danh chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì
Sở Tư pháp chỉ định một Phòng công chứng hoặc một Văn phòng công chứng khác
tiếp nhận hồ sơ công chứng.

Tình huống 34

Hỏi:  Công chứng viên chỉ công chứng đối với
những hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải công chứng?

Trả lời: Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm
2014: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công
chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác
bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không
trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước
ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà
theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu
cầu công chứng”.  Nên ngoài những hợp đồng, giao dịch theo
quy định của pháp luật phải công chứng, công chứng viên còn thực hiện
công chứng đối với những hợp đồng, giao dịch mà cá nhân, tổ chức tự
nguyện yêu cầu công chứng.

Tình
huống 35

Hỏi:Thủ
tục Thành lập và Đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng

Trả
lời:

Theo quy định tại
Điều 23 Luật Công chứng năm 2014, Việc thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng
công chứng được quy định
như sau:

“1.
Các công chứng viên thành lập Văn
phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Hồ
sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm đơn đề nghị thành lập và đề án
thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến
về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế
hoạch triển khai thực hiện; bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham
gia thành lập Văn phòng công chứng.

2.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng
công chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn
phòng công chứng; trường hợp từ chối
phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn
phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra
quyết định cho phép thành lập.

Nội
dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng bao gồm tên gọi của Văn phòng công
chứng, họ tên Trưởng Văn
phòng công chứng, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng, danh sách công chứng
viên hợp danh của Văn phòng công chứng và danh sách công chứng viên làm việc
theo chế độ hợp đồng của Văn phòng
công chứng (nếu có).

4.
Hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn
phòng công chứng gồm đơn đăng ký hoạt động, giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng phù hợp với nội dung đã
nêu trong đề án thành lập và hồ sơ đăng ký hành nghề của các công chứng viên hợp
danh, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công
chứng (nếu có).

Trong
thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư
pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải
thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5.
Văn phòng công chứng được hoạt động công chứng kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy
đăng ký hoạt động”

Tình huống 36

Hỏi: Theo quy định pháp luật hiện hành thì văn phòng công
chứng phải có ít nhất bao nhiêu công chứng viên hợp danh?

Trả lời

Tại Khoản 1 Điều 22
Luật Công chứng 2014: “ Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy
định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với
loại hình công ty hợp danh. Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên
hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn”. Như vậy,
theo quy định nêu trên thì văn phòng công chứng phải có ít nhất từ 2 công chứng
viên hợp danh.

Tình huống 37

Hỏi: Điều kiện để trở thành Trưởng văn phòng công chứng?

Trả lời:

Căn cứ quy định tạiKhoản
1, Điều 22 Luật Công chứng 2014 thìTrưởng Văn phòng công chứng phải là công
chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02
năm trở lên.

          Tình
huống 38

          Hỏi: Tổ chức hành nghề công chứng phải
có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên hành nghề
tại tổ chức mình đúng không?

          Trả lời:

Đúng,
Theo quy định tại Điều 37
Luật Công chứng 2014:

 “1. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công
chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp cho công chứng viên phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của
tổ chức hành nghề công chứng.

2.
Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho
công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình.

Chậm
nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày mua bảo hiểm hoặc kể từ ngày thay đổi, gia
hạn hợp đồng bảo hiểm, tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm thông báo và
gửi bản sao hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng
thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên
cho Sở Tư pháp.

3.
Chính phủ quy định chi tiết điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo
hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên”.

Tình huống 39

          Hỏi:
nhân không phải là công chứng viên có được phép thành lập văn phòng công chứng
không?

Trả lời

Sai, Căn cứ Khoản 1,
Khoản 2 Điều 22 Luật Công chứng 2014:

“ 1. Văn phòng công
chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy
phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh. Văn phòng
công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng
không có thành viên góp vốn.

2. Người đại diện theo
pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công
chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề
công chứng từ 02 năm trở lên”.

 Như vậy, Văn phòng công chứng phải có từ hai
công chứng viên hợp danh trở lên, cá nhân muốn thành lập văn phòng công chứng
thì cá nhân đó phải là công chứng viên, cá nhân không phải là công
chứng viên không được phép thành lập văn phòng công chứng.

         

Tình huống 40

Hỏi: Công chứng viên hợp danh của một VPCC chết thì người
thừa kế như con của công chứng viên đó có thể trở thành công chứng viên hợp
danh của Văn phòng công chứng đó hay không?

          Trả
lời:

 Căn cứ Khoản 2 Điều 27 Luật Công chứng 2014:

“2. Trường hợp công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng
chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của công chứng viên
hợp danh được hưởng phần giá trị tài sản tại Văn phòng công chứng sau khi đã
trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của công chứng viên đó. Người thừa kế có thể
trở thành công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng nếu là công chứng
viên và được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận”.

Như vậy, người thừa kế là con của Công chứng viên đó vẫn có thể
trở thành công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng nếu là người con
này là công chứng viên và được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.

            Tình huống 41

Hỏi:
Tôi đi công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô tại Phòng công chứng. Nay tôi muốn
Phòng công chứng cấp bản sao công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô được không?

          Trả lời:

Điều
65 Luật Công chứng về việc cấp bản sao văn bản công chứng như sau:

“1. Việc cấp bản sao văn bản công chứng được thực hiện
trong các trường hợp sau đây:

a)
Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong các trường hợp được quy định tại
khoản 3 Điều 64 của Luật này;

b)
Theo yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, người có quyền, nghĩa vụ
liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng

2. Việc cấp bản sao văn bản công chứng do tổ chức
hành nghề công chứng đang lưu trữ bản chính văn bản công chứng đó thực hiện”.

Căn
cứ quy định nêu trên, người yêu cầu công chứng có quyền được xin cấp

bản sao văn bản công chứng.

          Tình huống 42

Hỏi:
Tôi già yếu bị liệt nửa bên người, không
thể
đi lại được, Tôi có thể nhờ công chứng viên tới nhà để công chứng không?

Trả lời:

Căn cứ Điều 44 Luật
Công chứng 2014 quy định về địa điểm công chứng như sau:

“ 1. Việc công chứng
phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

 2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài
trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công
chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam,
đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của
tổ chức hành nghề công chứng”.

 Như vậy, đối chiếu quy định nêu trên thì người
già yếu, không thể đi lại được, thì công chứng viên có thể tới nhà để công
chứng.

Tình huống 43

Hỏi:  Công chứng Hợp đồng thế chấp
bất động sản được thực hiện ở đâu? Một bất động sản có thể được thế chấp để bảo
đảm cho nhiều nghĩa vụ được không?

Trả lời: Điều 54 Luật Công chứng năm 2014 quy định:

“1.
Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản phải được thực hiện tại tổ chức hành
nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất
động sản.

2.
Trường hợp một bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa vụ và hợp
đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo đảm
cho một nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế
chấp tiếp theo phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã công
chứng hợp đồng thế chấp lần đầu. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã
thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc
giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ
sơ công chứng hợp đồng thế chấp tiếp theo đó”.

Tình huống 44

Hỏi: Tôi quê tại Nam
Định, Tôi có ngôi nhà tại Nam Định nhưng hiện tại tôi đang sinh sống tại Hà
Nội, Nay Tôi muốn công chứng di chúc ngôi nhà đó cho con trai tôi. Vậy tôi có
phải bắt buộc về Nam Định để công chứng Di chúc không?

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 42 Luật Công chứng năm 2014 quy định “ Công chứng
viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch
về bất động sản trong phạm vị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức
hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ
chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực
hiện các quyền đối với bất động sản”.

 Như vậy, đối với công chứng
di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền thì không bị giới hạn
bởi địa giới hành chính.

Tình huống 45

Hỏi: Hợp đồng mua bán nhà ở giữa vợ chồng tôi và
vợ chồng anh B đã được công chứng tại Văn phòng công chứng, do điều kiện kinh
tế của bên mua gặp khó khăn, 2 bên chúng tôi thoả thuận, thống nhất huỷ không
thực hiện hợp đồng này nữa. Pháp luật có cho phép Huỷ bỏ Hợp đồng, giao dịch đã
được công chứng không?

Trả lời:

Điều
Khoản 1, Điều 51 Luật Công chứng 2014 quy định:


1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện
khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp
đồng, giao dịch đó”

Như
vậy pháp luật cho phép được huỷ bỏ hợp đồng,
giao dịch đã được công chứngkhi các bên cùng thoả thuận, thống nhất, cam kết bằng
văn bản huỷ hợp đồng.

Tình huống 46

Hỏi: Tôi muốn sửa đổi, bổ
sung hợp đồng thế chấp tài sản nhưng văn phòng công chứng nơi tôi đã công chứng
hợp đồng thế chấp đó đã chấm dứt hoạt động, vậy tôi phải đến đâu để sửa đổi, bổ
sung hợp đồng đó?

Trả lời:

Theo
quy định tại Khoản 2, Điều 51 Luật Công chứng 2014:

“2.
Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp
đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công
chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực
hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể
thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng
thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp
đồng, giao dịch”

Tình huống 47

Hỏi: Bà C muốn công chứng
bản di chúc phân chia tài sản cho con cháu, nhưng Bà C bị ốm nặng, không thể đi
lại được. Xin hỏi trong trường hợp này, bà C có thể ủy quyền cho người khác đến
Phòng công chứng để yêu cầu công chứng bản di chúc trên được không? Việc công
chứng di chúc được pháp luật quy định như thế nào?

          Trả lời:

          Theo quy định tại Khoản
1, Điều 56 Luật Công chứng 2014:


1. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền
cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.

Như
vậy theo quy định của pháp luật thì bà C không thể ủy quyền cho người khác yêu
cầu công chứng di chúc của mình được mà phải tự mình yêu cầu công chứng di
chúc. Trường hợp bà C già yếu không thể đi lại được thì có thể yêu cầu công chứng
viên đến nhà riêng để công chứng di chúc.

                Tình huống 48

 Hỏi: Di chúc đã được công chứng có được sửa đổi, bổ sung,
thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc không?

                Trả lời:

Theo
quy định tại Khoản 3, Điều 56 Luật Công chứng:

“ 3. Di chúc đã được công chứng nhưng sau
đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn
bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi,
bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ
tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ
chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay
thế, hủy bỏ di chúc đó”

Căn cứ quy định pháp luật nêu trên thì di chúc
đã được công chứng có được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc
toàn bộ di chúc.

Tình huống 49

Hỏi:

 Bố mẹ tôi mất không để lại di chúc. Anh em
chúng tôi có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản do bố
mẹ để lại không?Việc Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản được Luật
công chứng năm 2014 quy định như thế nào?

          Trả lời:

Theo quy định của Luật Công chứng 2014 thì các anh chị
hoàn toàn có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản của bố
mẹ để lại. Cụ thể: Theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng 2014:


1. Những người
thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ
phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản
thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia
di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà
mình được hưởng cho người thừa kế khác.

2. Trường hợp di sản là quyền sử
dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ
sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật,
thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa
người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về
thừa kế. Trường hợp thừa kế theo
di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

3. Công chứng viên phải kiểm tra để
xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu
thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là
không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người
yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có
trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
trước khi thực hiện việc công chứng.

4. Văn bản thỏa thuận phân chia di
sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản.

Tình huống 50

Hỏi: Theo quy định của pháp luật
hiện hành thì người lập di chúc có thể yêu cầu Tổ chức hành nghề công chứng lưu
giữ di chúc của mình không? 

          Trả lời:

Theo quy đinh tại Điều 60 Luật Công chứng
thì người
lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc
của mình. Việc lưu giữ di chúc được thực hiện như
sau:

“1. Người lập di chúc có thể yêu cầu
tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của mình. Khi nhận lưu giữ di
chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc,
ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc.

2. Đối với di chúc đã được tổ chức
hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổ chức này chấm dứt hoạt động,
chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt hoạt động,
chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa
thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng
khác lưu giữ di chúc. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được
thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người lập di chúc.

3. Việc công bố di chúc lưu giữ tại
tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân
sự”

Xổ số miền Bắc